Giây phút quyết định đánh cược số phận Nokia vào Windows Phone của Stephen Elop đă biến ông thành CEO tệ hại nhất trên thế giới.
Khi Stephen Elop ngồi lên chiếc ghế CEO Nokia vào quư 4/2010, Nokia vẫn có 28,2% thị phần điện thoại, bán ra 117 triệu máy, c̣n Samsung chỉ bán 71 triệu và Apple là 13,4 triệu máy. Vào thời điểm đó, hệ điều hành điện thoại di động mà Nokia lựa chọn, Symbian, chiếm 36,6% thị trường điện thoại thông minh - trở thành nền tảng lớn nhất - và iOS của Apple chỉ mới có 16,7%.
Từ đó, thị phần của Nokia giảm dần – và điều đáng nói là sự suy giảm đó ngày càng mạnh. Thị trường ào ào hướng đến các mẫu điện thoại của Apple và điện thoại Android của Samsung. Nhu cầu mua các smartphone Apple và Samsung bùng nổ, trong khi Nokia dường như không thể cạnh tranh nổi. Và sau 4 năm, thị trường smartphone hiện ở mức khoảng 300 triệu máy bán ra mỗi quư, gấp 3 lần hồi năm 2010.
Thị phần Nokia ngày càng sụt giảm mạnh trước sức ép cạnh tranh của Apple và Android
Elop bị đổ lỗi cho những năm tháng Nokia bỏ bê sáng tạo thị trường, nhưng nên đổ lỗi cho ông như thế nào để công bằng? Elop đă thừa hưởng một bộ máy quan liêu rối loạn của Nokia, một bộ máy phải mất tới 18 tháng mới phát triển nổi một thiết bị “thường thường”. Các giám đốc điều hành Nokia có vẻ đă đánh giá quá cao giá trị thương hiệu của họ và sức mạnh phân phối của Nokia. Những lợi thế công nghệ về pin và chất lượng cuộc gọi trong những chiếc điện thoại “cục gạch” của Nokia trở nên không quan trọng lắm trong thời đại mới. Bất cứ ai ngồi vào chiếc ghế Tổng giám đốc điều hành Nokia trong tháng 9/2010 cần phải giải quyết những thách thức này.
Nokia sử dụng hơn 16.000 người trong bộ phận nghiên cứu và phát triển điện thoại khi ông Elop lên nắm quyền. Cứ 3 USD, Nokia lại dùng 1 USD vào nghiên cứu và phát triển điện thoại, cao hơn rất nhiều so với mức ngân sách mà Apple dành cho tất cả các sản phẩm của hăng. Tuy nhiên, công ty Phần Lan vẫn không thể sản xuất nổi một thiết bị cạnh tranh đáng kể nào.
Elop kết luận rằng phần mềm của Nokia “không thể sửa nổi nữa” và ông lựa chọn Window Phone. “Phương án B sẽ đảm bảo thành công cho phương án A”, Elop từng nói hồi tháng 6/2011.
Stephen Elop, cựu CEO của Nokia
Nhưng, Nokia không nhận ra rằng họ không thể làm ra một chiếc điện thoại thành công khi dùng Windows Phone. Ban đầu, Nokia muốn sử dụng nền tảng tương lai của hăng là Meego cho tất cả các sản phẩm mới, nhưng không ai quan tâm. V́ thế, họ đến với Windows Phone.
Có thể hiểu rằng Nokia cần một liên minh lớn giúp phục hồi số phận của hăng, và Microsoft lại có năng lực đó với khoản tài chính dồi dào.
Ông Elop và Nokia đă đánh giá quá cao sự trưởng thành của Windows Phone và gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nền tảng này. Nhưng dường như số phận lại trêu ngươi ông Elop và Nokia, khi Micrososft quyết định một thay đổi lớn trong Windows Phone. Điều này khiến một số mẫu điện thoại mới của Nokia chạy Windows Phone 7 như Lumia 900 không thể tương thích vowisw nền tảng nâng cấp khi chỉ vừa ra mắt được 6 tháng. Trong khi đó, các mẫu điện thoại 3 năm tuổi của Apple vẫn có thể nâng cấp lên hệ điều hành mới nhất. Microsoft phải gánh một phần lỗi trong chuyện này.
Kết quả là, Nokia phải đợi đến đầu năm 2013 mới bắt đầu có được những sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Lumia 520 chính là smartphone đầu tiên mang lại chút tự hào và thành công cho Nokia, nhưng lúc đó ban giám đốc Nokia đă quyết định … t́m kiếm một người mua lại công ty.
Mảng thiết bị di động của Nokia đă bị Microsoft thâu tóm với giá 7,2 tỷ USD
Nokia vốn là một biểu tượng điện thoại di động không chỉ của Phần Lan mà của cả thế giới. Có thể nói, Nokia từng là một ông vua điện thoại di động. Nhưng ngay cả khi Microsoft ngày nay đang sở hữu “ông vua” này, hăng vẫn không có mấy dấu hiệu lạc quan, vui vẻ v́ đang có trong tay bộ phận di động của Nokia – và có rất nhiều bằng chứng cho thấy Microsoft không thể vui mừng nổi với t́nh trạng của điện thoại Nokia ngày nay, cũng như t́nh trạng của Windows Phone trước sức nóng cạnh tranh của thị trường smartphone.
Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn, Thủ tướng Alexander Stubb của Phần Lan nói rằng vào đầu những năm 2000, hai ngành công nghiệp lớn nhất của Phần Lan là sản xuất giấy và ĐTDĐ - đứng đầu là hăng Nokia lúc đó. Nhưng một thập kỷ sau, cả hai ngành công nghiệp này đều gặp khó. Và như Thủ tướng Phần Lan gợi ư trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Apple có thể là “thủ phạm” của cả hai trường hợp v́ “iPhone đă giết chết Nokia và iPad đă giết chết ngành công nghiệp giấy của Phần Lan”.
Có lẽ, Phần Lan nên thừa nhận thực tế số phận Nokia không nằm trong tay những công ty nước ngoài như Microsoft hay Apple, mà nằm trong tay của những nhà quản lư kém cỏi, không chèo lái nổi con thuyền vượt qua cơn băo cạnh tranh.