Báo Guardian (Anh) mới đây vừa có bài viết về món thịt chó được người Việt Nam rất ưa chuộng.
Theo Guardian, mỗi năm có hàng trăm ngàn con chó được nhập từ Thái Lan về Việt Nam, sau đó phân phối về nhiều địa phương, trong đó có thủ đô Hà Nội và vùng ngoại ô.
Một chủ quán ở Hà Nội cho biết, không ít xe tải chở chó được vận chuyển từ Lào qua Việt Nam tiêu thụ.
Nguyễn Tiến Tùng, 42 tuổi, người luôn trong trang phục dính đầy máu đang kiểm tra “ḷ mổ” nằm khuất trong một con ngơ nhỏ. Vào đây, những con chó đă bị làm thịt, lông vương vài khắp nơi.
Cũng trong khu này, những chiếc lồng nhỏ nhốt chó nằm la liệt. Nhiều con chó vẫn c̣n đeo chiếc ṿng cổ, điều này chứng tỏ chúng từng là thú cưng của người nào đó.
Tùng bước tới lồng, lôi một chú chó và vuốt ve. Khi chú chó vẫy đuôi, Tùng dùng một chiếc gậy kim loại đánh mạnh phang vào đầu. Chó chết, công đoạn làm các món ăn 'khoái khẩu' bắt đầu.
Có mặt trên một tuyến phố của quận Cầu Giấy (Hà Nội) phóng viên Guardian vào một tiệm 'cầy tơ bẩy món'.
Ở đây, phóng viên này biết được nhiều món từ “mộc tồn” ăn cùng các loại rau thơm, trong đó có húng quế và lá mơ.
“Có vẻ là lạ khi một người nuôi chó như tôi lại ngồi đây ăn thịt chó. Nhưng tôi chẳng thấy có vấn đề ǵ. Thịt chó vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe”, Đức Cường, 29 tuổi, một khách hàng, vừa nhồm nhoàm nhai vừa cho biết
Cũng theo phóng viên này, không người nào biết chính xác là thịt chó du nhập tới Việt Nam từ bao giờ. Giờ đây món thịt chó đang rất được thịnh hành tại dải đất h́nh chữ S.
Tổng cộng khoảng 5 triệu con chó bị giết mỗi năm.
'Đại tiệc' thịt chó thường được dùng vào dịp đoàn tụ gia đ́nh, tụ họp bạn bè và đặc biệt là vào những ngày cuối tháng.
Đa số những người Việt Nam, theo Guardian, cho rằng, thịt chó được ưa chuộng không thua kém thịt gà, thịt ḅ bởi giàu protein.
Cách bán thịt chó cũng rất đa dạng. Những chú chó sau khi bị giết và thui được các chủ quán treo bằng một cái móc kim loại, hoặc đặt lên trên bàn và trưng bày cho người đi đường dễ nh́n thấy.
Theo t́m hiểu, mỗi cửa hàng tiêu thụ khoảng 100 con chó mỗi ngày.
Lợi nhuận 500%
Theo thống kê, hiện nay ở Việt Nam có hơn 10 triệu chú chó. Giá thịt chó đang đắt hơn thịt lợn.
Thị trường tiêu thụ tăng cao buộc các nhà kinh doanh t́m nguồn cung cấp từ các vùng nông thôn, nơi chó được nuôi theo h́nh thức thả rông và những tay “cẩu tặc” vẫn hoạt động.
Đến khi nguồn cung cấp trong nước không đủ, các nhà kinh doanh t́m đến thị trường nước ngoài.
Đường dây kinh doanh chó xuyên quốc gia cũng được thành lập từ đây với khoảng 300.000 con chó được nhập trái phép từ Thái Lan, Lào về Việt Nam.
Khoảng 130 con chó nằm trong những chiếc lồng được vận chuyển từ Thái Lan về Việt Nam.
Theo Guardian, việc kinh doanh chó ở Đông Nam Á dường như không gặp bất cứ khó khăn nào.
Chó là mặt hàng không đánh thuế do đó lợi nhuận từ việc kinh doanh vật nuôi này thậm chí lên tới 500%.
Ở Thái Lan, việc vận chuyển chó không có giấy tiêm chủng là trái pháp luật. Điều này cũng tương tự ở Lào.
Theo Guardian, ăn thịt chó không phải là phạm pháp.
Thị trườngở Thái Lan cũng phát triển và thịt chó có giá 200.000 đồng/ kg.
Để vận chuyển trót lọt sang Việt Nam, những chú chó này được vận chuyển qua đường sông Mê Kông sang Lào, rồi từ Lào đi theo quốc lộ 8.
Mỗi chiếc xe tải chở khoảng 8 chiếc lồng với mỗi lồng khoảng 12 đến 15 con chó.
Trung b́nh mỗi xe tải chở lượng chó giá trị khoảng 13 triệu đồng. Hành tŕnh chở hàng trăm con chó về tới địa phương tiêu thụ ở Việt Nam đều rất thuận lợi và nguyên vẹn.
Tại Hà Nội, thịt chó xuất hiện ở nhiều nơi với hàng chục quầy hàng bày la liệt ngoài vỉa hè. Những người chủ quán luôn tay luôn chân thái, chặt, ướp thịt chó và phục vụ khách hàng.
Nhiều người c̣n thu thập chân chó để chữa bệnh.
Phóng viên Guardian cho rằng, việc chó ở Việt Nam bị giết nhằm phục vụ cho thị trường ẩm thực xuất phát từ những quy định về Quyền sở hữu vật nuôi chưa được áp dụng. Loài vật này thường được nuôi để làm thịt hoặc phục vụ cho ngành an ninh.
Nếu như ở phương Tây, chó được xem là người bạn thân thiết của con người th́ ở Việt Nam, chó bị đưa ra giết và làm thịt một cách tràn lan.
Dường như, đây lại là một thói quen truyền thống ở quốc gia châu Á này.
(Theo Tienphong/Guardian)