Chính phủ Mỹ đă tặng Chính phủ Iran một món quà giá trị 2.700 năm tuổi với ước tính khoảng 1 triệu USD
Món quà quư cho một nền văn hóa
Báo chí Iran ngày 28/9 đưa tin Tổng thống Hassan Rouhani đă mang về nước một "món quà đặc biệt" chính phủ Mỹ tặng cho người dân Iran, đó là món đồ tạo tác Ba Tư 2.700 năm tuổi.
"Người Mỹ đă liên hệ với chúng tôi vào thứ năm vừa qua và nói "chúng tôi có một món quà dành cho các ngài"", ông Rouhani cho biết với các phóng viên khi trở về sân bay ở Tehran sau khi tham dự Đại hội đồng LHQ tại New York.
Hăng thông tấn ILNA dẫn lời Tổng thống Iran cho hay: "Họ đă trả lại món quà đặc biệt này cho đất nước Iran".
Món quà Tổng thống Rouhani nhắc tới là chiếc chén uống nước Ba Tư bằng bạc, có từ thế kỷ 7 trước Công nguyên, sinh vật huyền thoại của Ba Tư với ḿnh sư tử đầu chim. Đồ tạo tác có giá trị ước tính hơn 1 triệu USD.
Sau khi bị đánh cắp trong hang ở Iran, chiếc chén bị hải quan Mỹ thu giữ vào năm 2003 khi một tay buôn đồ cổ t́m cách tuồn món đồ vào nước Mỹ.
|
Chiếc chén cổ được cho là Mỹ trao trả cho Iran. (Ảnh: The Guardian) |
Mohammad Ali Najafi, lănh đạo cơ quan di sản Iran tháp tùng ông Rouhani tới New York, đă chúc mừng thông tin trên. "Tôi hi vọng điều này sẽ đánh dấu khởi đầu cho việc trao trả các đồ tạo tác khác", hăng thông tấn IRNA của Iran đưa tin.
Hăng thông tấn IRNA đánh giá chiếc chén cổ này không chỉ có giá trị về tiền bạc mà c̣n là biểu tượng minh chứng cho bề dày văn hóa và lịch sử của đất nước Iran. Người dân Iran cũng hết sức hoan nghênh hành động này của nước Mỹ.
Ông Rouhani hôm thứ sáu vừa qua đă làm nên lịch sử khi điện đàm với Tổng thống Mỹ Obama. Đây là cuộc tiếp xúc qua điện thoại đầu tiên giữa lănh đạo Iran-Mỹ kể từ Cách mạng Hồi giáo năm 1979.
Mỹ đă tặng Trung Quốc vật ǵ?
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đă tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh một chiếc ghế gỗ để đánh dấu cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa họ tại khu nghỉ dưỡng ở California hồi tháng 6.
Trong một thông báo từ Nhà Trắng hôm 9/6, "Món quà mà Tổng thống Obama gửi đến cho Chủ tịch Tập chính là một băng ghế gỗ. Mặt trước của băng ghế này được khắc ngày hai vị tṛ chuyện với nhau kèm theo đoạn miêu tả viết bằng chữ Trung Quốc rằng chiếc ghế được làm từ gỗ đỏ California".
Nhiều người cho rằng chiếc ghế chỉ đơn giản là món quà kỷ niệm mà Tổng thống Mỹ muốn dành tặng cho Chủ tịch Trung Quốc nhân dịp cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu tiên giữa họ. Tuy nhiên, hầu hết các ư kiến đều cho rằng không phải tự nhiên mà chiếc ghế lại được lựa chọn để tặng, có những tâm ư khá dễ nh́n thấy trong món quà đặc biệt này.
Từ lâu đến nay người ta vẫn quan niệm ghế là tượng trưng cho vị trí và quyền lực và với món quà này dường như Obama muốn khẳng định vị trí của Mỹ ở châu Á - Thái B́nh Dương. Trên thực tế ngay từ những ngày đầu lên nắm chính quyền, tổng thống Obama và chính phủ của ḿnh đă hướng chính sách ngoại giao sang châu Á - Thái B́nh Dương.
Tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ Obama đă tuyên bố chuyển toàn bộ trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái B́nh Dương, với việc loan báo nhiều bước mở rộng hợp tác thương mại và quân sự với những quốc gia trong vùng, trong đó có nhiều nước cùng chia sẻ mối quan ngại của Mỹ về các đ̣i hỏi của Trung Quốc tại Biển Đông.
Bên cạnh ngoại giao và kinh tế, quân sự là lĩnh vực được điều chỉnh ở cấp độ cao nhất nhằm tăng cường khả năng răn đe, khả năng kiềm chế, khả năng can dự và khả năng tác chiến ứng phó với những trường hợp khẩn cấp nhằm đảm bảo ưu thế tuyệt đố và địa vị chủ đạo của quân đội Mỹ.
Và v́ vậy mà h́nh ảnh hai nhà lănh đạo có thể cùng nhau ngồi vui vẻ, thoải mái trên chiếc ghế gỗ ấy chẳng khác ǵ một thông điệp, lời nhắc nhở của Tổng thống Mỹ, châu Á-Thái B́nh Dương đủ rộng cho cả hai nước. Có lẽ, ông Obama cũng nhắc Trung Quốc không nên căng thẳng khi có sự xuất hiện ở vùng biển mà Trung Quốc muốn biến thành "ao nhà".
Trở lại với món quà mà Mỹ dành tặng Iran. Chính phủ Mỹ không chỉ tặng cho Chính phủ Iran một món quà có giá trị mà c̣n thể hiện sự tôn trọng nền văn hóa và bề dày lịch sử của đất nước Iran. Hành động đẹp này sẽ là hành động đầu tiên mở ra một thời kỳ mới cho sự hợp tác giữa hai nước, tôn trọng, b́nh đẳng, và lắng nghe.
Minh Tú (Tổng hợp DT, ĐVO)