(GDVN) - Tên lửa chống hạm tầm xa mới LRASM sẽ trang bị cho máy bay ném bom, máy bay chiến đấu và tàu chiến..., có thể tấn công chính xác các mục tiêu di động.

"Tên lửa chống hạm tầm xa" mới LRASM của Mỹ được phóng thẳng đứng.
Ngày 24 tháng 9, mạng công nghệ quốc pḥng (defensetech.org) đưa tin, ngày 17 tháng 9, hăng Lockheed Martin Mỹ đă thử nghiệm thành công một loại tên lửa chống hạm dẫn đường chính xác tầm xa mới trên thiết bị phóng thẳng đứng Mk-41 ở băi phóng tên lửa (White Sands Missile Range) của bang New Mexico.
Hệ thống vũ khí này có tên là "tên lửa chống hạm tầm xa" (LRASM), do công ty Lockheed Martin, Cơ quan nghiên cứu hải quân Mỹ (ONR) và Cơ quan các dự án nghiên cứu tiên tiến quốc pḥng Mỹ (DARPA) hợp tác nghiên cứu phát triển.
Mike Flemming, giám đốc chương tŕnh LRASM, ban tên lửa và điều khiển hỏa lực của hăng Lockheed Martin Mỹ cho biết, mục tiêu của chương tŕnh này là nghiên cứu phát triển một loại hệ thống tên lửa tầm xa tự chủ, có thể phóng từ hệ thống trên mặt đất hoặc trên tàu chiến, có thể dùng để tấn công chính xác tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và các mục tiêu di động khác.
Việc phóng thử tên lửa gần đây là tên lửa LRASM lần đầu tiên sử dụng động cơ tên lửa Mk-114 (BTV) tiến hành phóng thẳng đứng.

Tên lửa chống hạm tầm xa dưới tốc độ âm thanh LRASM-A Mỹ
Flemming tiết lộ, tên lửa LRASM dài 168 thước Anh (khoảng 4,27 m), nặng khoảng 2.500 pound (khoảng 1.134 kg), hiện đă tiến hành thử nghiệm trên máy bay ném bom B-1B của Không quân Mỹ, trong tương lai sẽ c̣n trang bị cho máy bay chiến đấu F-18 và hệ thống phóng thẳng đứng của tàu chiến.
Trong một tuyên bố, công ty Lockheed Martin c̣n cho biết, việc thử nghiệm tên lửa cũng đă chứng minh động cơ tên lửa Mk-114 có khả năng phóng tên lửa chống hạm tăng tầm, khi phóng sẽ không gây hại cho lớp sơn bên ngoài và kết cấu vật liệu composite của tên lửa.
LRASM sử dụng bộ cảm biến nhiều mô đun, chuỗi số liệu vũ khí và hệ thống định vị toàn cầu chống gây nhiễu số hóa tăng cường để ḍ t́m và phá hủy những mục tiêu đă xác định. Tên lửa này có đầu dẫn nhiều mô đun, dùng để ḍ t́m mục tiêu, cũng có năng lực tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết.
Đối lập với loại tên lửa trước đây, LRASM đă nâng cao năng lực tấn công các mục tiêu di động có tính chất tương đối không xác định, bộ cảm biến của tên lửa có thể t́m chính xác tàu chiến cần tấn công.
Tên lửa LRASM trang bị đầu đạn phá hủy xuyên giáp nặng 454 kg (1.000 pound). Đầu đạn này tương tự đầu đạn JASSM-ER hiện có.

Tên lửa LRASM phóng thẳng đứng (tưởng tượng)
Theo tuyên bố của hăng Lockheed Martin, LRASM cũng đă hoàn thành thử nghiệm bay lần đầu tiên vào cuối tháng 8. Máy bay ném bom B-1B của phi đội thử nghiệm và giám định 337 (TES) Không quân Mỹ đă phóng thử thành công tên lửa LRASM.
Trong cuộc thử nghiệm đó, tên lửa đă bay theo đường đạn đă định trước, bay được khoảng nửa hành tŕnh, sau đó đă chuyển sang dẫn đường tự chủ, sử dụng bộ cảm biến nhiều mô đun, bay thành công tới khu vực tấn công dự định. Sau khi tiếp cận khu vực mục tiêu, tên lửa đă bay xuống tầm thấp, ḍ t́m chính xác và bắn trúng mục tiêu.
Tên lửa chống hạm tầm xa LRASM Mỹ phóng từ tàu chiến (tưởng tượng - nguồn: Thời báo Hoàn Cầu, TQ)

Máy bay ném bom chiến lược B-1B của Không quân Mỹ

Máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet, Hải quân Mỹ
Việt Dũng