Cả ḍng họ gồm 100 người sống quây quần bên chân núi Tượng hàng trăm năm qua, bỗng dưng bị bọn 'ác thú' giết sạch.
Đau đớn nh́n 100 người thân bị giết
Có lẽ, trên thế gian này, không thể t́m đâu ra một người phải trải qua những thời khắc tàn khốc như bà Hà Thị Nga (Ba Chúc, An Giang). Bà phải chứng kiến cảnh tượng bọn 'ác thú' từ bên kia biên giới giết hại chồng và 6 người con của ḿnh.
Cả ḍng họ gồm 100 con người sống quây quần bên chân núi Tượng hàng trăm năm qua, bỗng dưng bị bọn Pol Pot từ bên kia biên giới tràn sang giết sạch. C̣n lại mỗi ḿnh bà trơ trọi giữa thế gian, gặm nhấm nỗi đau từ bấy.
Là nhân chứng sống đặc biệt của cuộc thảm sát, bà Nga phải đem câu chuyện tàn khốc của gia đ́nh và bản thân ḿnh kể với nhân loại bao năm nay. Thế nhưng, mỗi lần nhắc lại, ḷng bà vẫn chưa chai sạn.
Sức sống kỳ diệu
Sau khi giết hết các con của bà Nga, bọn Pol Pot định cưỡng hiếp bà. Tuy nhiên, người đàn bà 6 con không c̣n hấp dẫn, nên chúng giương súng bắn.
Chúng nă mấy viên liền, nhưng may mắn chỉ có một viên xuyên cổ. Phát súng chí mạng, nhưng may mắn là viên đạn chỉ đi vào phần mềm, chưa làm thủng họng.
Thấy bà c̣n giăy đạp, một tên cầm tảng đá lớn đập thẳng vào đầu bà.
Sáng sớm hôm sau, bà Nga tỉnh dậy. Cơ thể nhuốm máu, bê bết bùn đất. Đầu đau như búa bổ, nhưng bà vẫn nhận thức được mọi thứ xung quanh.
|
Bà Hà Thị Nga |
Xung quanh bà, hàng trăm xác chết nằm la liệt. Bà ôm xác con, kiểm tra từng đứa, nhưng đều đă chết. Người thân của bà không ai c̣n chút hơi thở.
Không c̣n nước mắt để khóc, bà gượng dậy t́m đường thoát thân. Ngó xung quanh, thấy bọn Pol Pot đi lại ngoài cánh đồng, nên bà đành nằm im bên những xác chết, chờ đêm xuống.
Chừng nửa đêm, bà ḷ ḍ thoát khỏi cánh đồng chết chóc. Thế nhưng, đi được một đoạn, bọn Pol Pot phát hiện, bắn súng xối xả về phía bóng đen đang di chuyển xiêu vẹo.
Tiếng đạn rít veo véo, tung đất cát xung quanh bà. Chúng ném về phía bà 3 quả lựu đạn, khiến bà ngă vật xuống kênh. Nhưng kỳ lạ thay, bà chỉ ngất một lúc th́ lại tỉnh. Bà cứ lần ṃ theo con kênh để trốn.
Tuy nhiên, toàn bộ cánh đồng Tân Quới, khu vực Ba Chúc đă bị bọn Pol Pot bao vây, không thể t́m được một kẽ hở nào để thoát thân. V́ thế, bà đành phải nằm ở cánh đồng, vật vờ bên các xác chết.
Đói ăn, khát nước, lại mất máu nhiều, nên bà kiệt sức, đôi mắt mờ tịt, không nh́n thấy ǵ nữa. Bà nằm bên những xác chết, chờ 'tử thần' đưa đi.
Đến ngày thứ 12, bộ đội chủ lực của ta tấn công vào Ba Chúc, đẩy đuổi bọn Pol Pot về bên kia biên giới, th́ t́m thấy bà Nga nằm ở cánh đồng Tân Quới. Bộ đội đă lập tức đưa bà về Bệnh viện Đa khoa An Giang.
Tuy nhiên, vết thương trên cổ, trên đầu của bà đă tự lành. Các bác sĩ đều không tin nổi bà có thể sống sót với thương tích như vậy, trong hoàn cảnh không ăn uống ǵ, phơi thân thể ngoài đồng suốt 12 ngày đêm.
Ra viện, bà Nga khóc lóc, ủ rũ suốt ngày. Mấy đồng chí bộ đội không dám dẫn bà về Ba Chúc, bởi nơi đó quá khủng khiếp, sợ bà không chịu nổi.
Bà Nga nhớ lại: "Mấy anh bộ đội đi đâu cũng lôi tui đi, để tui bớt buồn. Mấy anh đưa tui lên núi hái quả, xuống kênh ṃ cá. Các anh ấy bắt được nhiều cá trê vàng to lắm, nướng và kho thơm phức, nhưng tui cũng không thể nào ăn được. Tui cứ khóc hoài".
Nhân chứng sống bị bỏ quên
Chừng 3 tháng sau vụ Pol Pot tấn công vào Ba Chúc sát hại người dân, khi bà Nga đă nguôi, người dân, bộ đội mới trở lại Ba Chúc để gom xác nạn nhân.
Bà Nga trở thành nhân chứng quan trọng nhất. Bà chứng kiến tường tận hàng loạt cuộc thảm sát của bọn Pol Pot, chỗ chúng hành h́nh nhân dân. Bà chỉ địa điểm chúng chôn xác tập thể, chỗ chúng giết người hàng loạt.
Cánh đồng Tân Quới, khu vực cầu sắt Vĩnh Thông phơi trắng xương người, những xác chết khô quắt v́ phơi nắng, śnh thối v́ ngâm nước. Những hang động trên núi Tượng trúng lựu đạn khiến nhiều người chết tan xác bên trong, bị chúng dùng đá lấp lại, cũng được bà Nga phát hiện, chỉ cho mọi người thu gom.
Trong khi những người dân Ba Chúc không dám trở về làng, hoặc về làng rồi lại bỏ đi biệt xứ v́ không chịu nổi kư ức, cũng như cảnh tang thương, chết chóc vẫn hiển hiện ở khu nhà mồ, th́ bà lại không thể bỏ đi được. Bà trở thành nhân chứng sống thảm khốc nhất, tố cáo tội ác bọn diệt chủng với nhân loại.
Bà cũng trở thành người trông nom, săn sóc, hương khói cho nhà mồ suốt mấy chục năm qua. Những chiếc sọ người, những bộ xương của chồng, con, người thân của bà giờ lẫn lộn trong hơn 1.151 bộ hài cốt được đánh số, lưu trữ, phân loại theo tuổi tác, xếp chồng đống trong nhà mồ.
Tất cả những nạn nhân của cuộc diệt chủng kinh hoàng, với 3.157 người ở Ba Chúc, đều trở thành người thân, được bà nhang khói suốt mấy chục năm nay.
Tôi hỏi bà: "Chỉ c̣n một thân một ḿnh, tuổi đă 76, những cơn đau hành hạ, bà tính sống kiểu ǵ?". Bà Nga tâm sự: "Cũng có một số công ty đến nhận tui về nuôi. Có cô gái măi Hà Nội vào đây, nghe tui kể chuyện, cứ ôm tui khóc, nhận tui làm má, muốn đưa tui ra Hà Nội để nuôi đến khi nào về trời, nhưng tui không thể đi được. Ở đây c̣n có chồng con, người thân của tui.
Cả gia đ́nh chỉ c̣n ḿnh tui, tui mà đi, chẳng ai hương khói cho người thân nữa, tủi thân lắm. Tui cứ ở đất này, đến khi chết th́ thôi. Tui cũng mong từng ngày để được đoàn tụ với chồng con, chứ sống thế này tủi lắm cháu ạ".
Bà Nga kéo tôi ra sau túp lều tềnh toàng, bán vài thứ hàng lặt vặt, chỉ những đống đất đá, đống cỏ rác. Bà kể, mảnh đất này là đất rừng, chính quyền địa phương cắm cho bà, để bà dựng lều buôn bán sống tạm.
Tuy nhiên, một người từ nơi khác đến đang t́m mọi cách đuổi bà đi để chiếm đất. Anh ta trút đất đá, củi rả vào lưng túp lều của bà. Mảnh đất chẳng có giấy tờ, được chính quyền địa phương cho mượn, nên bà chẳng làm ǵ được.
Bà Nga tính, nếu bị đuổi, bà sẽ về gian nhà thờ sống cùng linh hồn chồng, con. Căn nhà thờ nhỏ xíu, chưa đầy chục mét vuông, được lợp bằng lá, dột rách tứ tung dưới chân núi, là nơi bà thường xuyên gơ mơ, đọc kinh Phật để được an tịnh tâm hồn, để chồng con và những người thân trong gia đ́nh bà được siêu thoát.
Tôi hỏi bà Hà Thị Nga: "Con nghe người dân nói bà là người trông nom khu di tích nhà mồ, giới thiệu cho du khách, sao bà lại phải bán nước kiếm sống thế này?". Tôi chợt thắt ḷng khi biết rằng, bà đă bị bỏ rơi bởi những người được cho là có trách nhiệm ở khu chứng tích đau thương này.
Ngày Pol Pot bị đẩy khỏi biên giới Việt Nam, bị bộ đội chủ lực của ta tiêu diệt đến tận biên giới Thái Lan, bà Nga trở thành nhân vật được cả thế giới săn đón, bởi bà là nạn nhân c̣n sống sót của vụ thảm sát, hơn nữa, bà được chứng kiến tường tận suốt 12 ngày giết chóc ṛng ră của bọn Pol Pot tàn độc với nhân dân Ba Chúc.
Mỗi lời bà kể về cuộc thảm sát với gia đ́nh bà, với dân làng, đều khiến lương tri thế giới phải rùng ḿnh sợ hăi, không thể chấp nhận được một chế độ diệt chủng như thế.
Mấy chục năm qua, bà vẫn t́nh nguyện làm công việc đặc biệt, ấy là trông nom, hương khói, bảo vệ khu nhà mồ, những sọ người chồng chất, những rọ xương ăm ắp. Công việc ấy hoàn toàn tự nguyện, không lương, nhưng giúp bà giải tỏa tâm lư.
Thế nhưng, ở tuổi sắp về trời, bà bị bỏ rơi một cách đau xót. Chẳng c̣n ai nhớ đến bà nữa. Bà dựng căn cḥi lá ngay cửa khu chứng tích, bán mấy chai nước, bánh kẹo, hương hoa lặt vặt để kiếm sống qua ngày, rồi c̣n trông nom bàn thờ, hương khói cho 100 người thân đang nằm lẫn lộn trong nhà mồ. |
Dương Phạm - Tùy Hoa
VTCNews