Đề tài các nhật báo Pháp ra ngày hôm nay khá phong phú, từ t́nh h́nh kinh tế, chính trị, xă hội của khắp các châu lục. Trước tiên, liên quan đến châu Á, nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến Singapore qua bài viết: “ Singapore, thành phố-quốc đảo luôn t́m cách nâng cao sức cạnh tranh ”.
Tờ báo điểm sơ qua về lịch sử đảo quốc. Khởi đầu từ con số không, đảo quốc Singapore được xây dựng theo một hệ thống trọng dụng nhân tài rất độc đoán dưới sự lănh đạo của Lư Quang Diệu, cha đẻ của quốc gia này. Thành công của mô h́nh này là không thể chối căi được: Cơ sở hạ tầng đô thị cực kỳ tốt, một lượng tiền mặt dồi dào, với các mức thuế thuộc loại thấp nhất thế giới. Thu nhập b́nh quân đầu người là 51.162 đô la, một con số mà khá nhiều nước ao ước. Do không có tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là nước, đảo quốc bé nhỏ này buộc phải xây dựng hệ thống tích nước mưa và nước thải để tái chế nhằm giảm thiểu lăng phí.

Xe tự động chạy bằng năng lượng điện của Viện Công nghệ Nanyang Technological University (NTU), Singapore, 04/09/2013. REUTERS/Edgar Su
|
Báo Les Echos nhận định, Singapore có một nỗi ám ảnh lớn, đó là chạy đua nâng cao sức cạnh tranh. Bằng chứng là trên bảng xếp hạng các quốc gia trên thế giới World Competitiveness Score Board 2013, Singapore xếp thứ 5, sau Hồng Kông, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nền kinh tế phát triển nhất Đông Nam Á này.
Năm ngoái, năng suất tại Singapore giảm nhẹ 2,6%. Đó là một cú sốc cho nhà cầm quyền. Do đó, chính phủ đă quyết định không để bị tụt xa trong cuộc cạnh tranh này, nên đă đưa ra nhiều biện pháp. Để t́m lại sức mạnh của ḿnh, từ nhiều năm nay, Singapore đă đầu tư ồ ạt vào các lĩnh vực mang lại nhiều giá trị như lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt là dược phẩm, y sinh học, hàng không vũ trụ.
Thế nhưng, tất cả những điều đó không đủ, v́ Singapore phải đối mặt với t́nh trạng chi phí lao động tăng cao. Julien Marcilly, một chuyên gia của tổ chức Coface cho biết: “giá nhân công tăng 15% từ 5 năm nay”. Đó là hậu quả đặc biệt của t́nh trạng công ăn việc làm dồi dào nên đă đẩy mức lương lên cao. T́nh h́nh này xảy ra không đúng lúc, khi mà người dân Sigapore quá ngán ngẩm, v́ có quá nhiều người nước ngoài đến đây làm việc, sinh sống.
Nhập cư có chọn lọc
Dân số tại đảo quốc này đă tăng 20% trong ṿng 5 năm. Trên 5,3 triệu dân th́ có khoảng 40% sinh ngoài lănh thổ Singapore. Không cần đặt lại vấn đề về mô h́nh xă hội đa chủng tộc, mà dựa vào đó đất nước Singapore đă phát triển, từ nay, chính phủ đă nhắm đến chính sách nhập cư có chọn lọc. Sau khi đă siết chặt các tiêu chí nhập cảnh, giờ đây, các nhà cầm quyền c̣n muốn đánh thuế lên các công ty nước ngoài thuê mướn nhân công ngoại quốc và giúp đỡ các công ty nào tuyển dụng người Singapore. Tranh luận về đề tài này hết sức nhạy cảm, bởi v́ Singapore có một tỷ lệ sinh sản khá thấp và dân số đang già đi. Tờ báo nhận định, ngăn cản việc tuyển dụng người nước ngoài có nguy cơ đẩy đồng lương tăng cao hơn.
Giá cả địa ốc tăng vọt
Lượng người nước ngoài gia tăng tại đảo quốc c̣n bị quy là nguyên nhân làm cho giá bất động sản gia tăng. Hiện nay, 90% dân số làm chủ một căn hộ, đây là chủ trương mà Lư Quang Diệu đă quảng bá từ thời ông c̣n lănh đạo đất nước. Thế nhưng, điều này cũng có mặt trái của nó: Đó là nhiều hộ gia đ́nh mang đầy nợ nhiều năm gần đây, dưới sức ép của giá bất động sản.
Một thăm ḍ gần đây cho biết, dân số Singapore muốn tạm dừng trong một thời gian trong một cuộc đua tăng trưởng vô độ để có thể tận hưởng cuộc sống.
Lê Vy, rfi