Chia sẻ thành thật của ca sĩ Ngọc Sơn về chuyện mua bảo hiểm trinh tiết 1 triệu USD đang gây sốc, nhưng công chúng bàng hoàng hơn lại không phải v́ trinh tiết hay số tiền nam ca sĩ bỏ ra.
Được mệnh danh là "ông hoàng nhạc sến", dù hào quang nếu có của Ngọc Sơn lúc sáng lúc xịt, anh vẫn luôn vậy: sống khác người, cá tính kỳ quặc và cách thể hiện không đụng hàng. Thế nhưng, những điều đó không tổn hại đến ai.
Phát ngôn gây sốc "mua bảo hiểm trinh tiết 1 triệu đô" cũng chỉ là một cái tiếp theo sau những: "Không tiền th́ cạp đất mà ăn", "trả 20 ngàn đôla để gặp 20 phút", "tôi chuẩn man"... Chắc chắn nó chưa phải là cái cuối cùng. V́ vậy, dù câu nói này có khiến công chúng bị sốc, có chăng là v́ họ chưa được mua bảo hiểm. Điều đó có nghĩa, nếu bị tổn hại, họ sẽ không được bồi thường.
Những ngày qua, Ngọc Sơn gây chú ư v́ bảo hiểm trinh tiết giá 1 triệu đô.
Vậy công chúng nên mua bảo hiểm cái ǵ? Tai để được bồi thường khi phải nghe quá nhiều phát ngôn ngớ ngẩn và nực cười? Mắt để được bồi thường khi phải nh́n quá nhiều trang phục hở hang và hành động kệch cỡm?
Có thể sẽ có một công ty nào đó sẵn sàng bán loại bảo hiểm trên. Nhưng có những điều công chúng rất dễ đánh mất, dễ làm hỏng, dễ xuống cấp... mà e rằng không có công ty bảo hiểm nào dám bán, là thứ như lời của chính Ngọc Sơn "thiêng liêng nên phải bảo vệ". Đó là thẩm mỹ và thị hiếu.
Cái may cũng là cái không may cho công chúng, đặc biệt công chúng trẻ tuổi, là được sống trong một thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. May v́ họ có khả năng không bỏ lỡ một thông tin nào hết. Không may v́ họ có nguy cơ phải chấp nhận cả những thông tin không lành mạnh.
Không sa đà vào việc định nghĩa thế nào là thông tin không lành mạnh. Chỉ cần lấy một ví dụ về nguy cơ to lớn này đối với công chúng: Ngày càng nhiều người trong giới văn hóa, giải trí, thay v́ đầu tư cho chuyên môn, sáng tạo nghệ thuật và cống hiến cho xă hội, th́ chỉ lo "sáng tác" chiêu tṛ để thổi phồng tên tuổi, tạo scandal, phát ngôn gây shock, khoe thân, khoe của...
Giới nghệ sĩ muôn màu là vậy, những màu sắc chói mắt này cũng là điều hiển nhiên, nhưng nếu chúng át đi và che lấp những màu sắc đẹp đẽ, cao quư khác, th́ đó là điều đáng lo ngại.
Người quyết định màu sắc nào sẽ nổi trội trong đời sống văn hóa, nghệ thuật, không phải là các nghệ sĩ, mà chính là công chúng.
Họ có hàng ngày vô tư đọc những thông tin vô thưởng vô phạt, và vô nghĩa, xem những bức ảnh phản cảm và phản văn hóa, thay v́ quan tâm đến những tác phẩm âm nhạc mới phá cách, những vở kịch công phu dù ngân sách eo hẹp, những bộ phim lắng đọng ngay cả khi đă bước ra khỏi rạp, những cuốn sách đă cầm lên đọc là không thể đặt xuống...
Họ có để suy nghĩ "nghệ sĩ chỉ toàn làm tṛ lố" xâm chiếm mà quên mất c̣n bao nhiêu người đang ngày đêm lao động nghệ thuật nghiêm túc, những mong thành quả từ ḷng kiên tŕ và sức sáng tạo của ḿnh sẽ đến được với công chúng.
Công chúng không chỉ là người hưởng thụ những sản phẩm văn hóa nghệ thuật. Họ chính là người "đặt hàng" những sản phẩm ấy. Họ chuộng cái ǵ, họ được cung cấp cái đó. Họ không đón nhận, nghệ sĩ có cố mấy cũng đừng mong xen được vào sự lựa chọn của họ.
Công chúng có quyền lớn như vậy đấy. Trách nhiệm lớn cũng từ đó mà ra. Nói cách khác, hiện thực của của giới giải trí, chính là để phục vụ cho thẩm mỹ và thị hiếu tương đồng của công chúng.
Họ là thủ phạm và cũng là nạn nhân. Để đến khi trở thành nạn nhân, có cẩn thận mua bảo hiểm cũng chưa chắc đă được bồi thường.
Theo Đất Việt