Hiện nay, h́nh thức kinh doanh buôn bán qua mạng đang ngày càng phát triển và dần trở thành xu hướng mua bán trong tương lai. Những người kinh doanh theo h́nh thức này vừa không phải bỏ ra cả đống tiền để thuê mặt bằng, không bị kiểm duyệt sản phẩm và nhất là không phải đóng thuế.
Nhân một lần mua tông đơ cho con trai, tôi vào thanh công cụ t́m kiếm google. Vừa gơ cụm từ "mua tông đơ cắt tóc" hơn 900 ngh́n kết quả đă hiện ra với rất nhiều trang có tiêu đề mời gọi hấp dẫn. Từ tông đơ cắt tóc của người lớn đến tông đơ của trẻ em của với mức giá cũng "thượng vàng hạ cám". Nhấp chuột vào một trang web có quảng cáo đang khuyến măi 50% cho một số loại tông đơ trẻ em, tôi hoa mắt với hàng chục thương hiệu tông đơ cắt tóc có nguồn gốc xuất xứ khác nhau.
Sau khi đỏ mắt đọc thương hiệu, thông số kĩ thuật, cách sử dụng cũng như thời hạn bảo hành, tôi chọn được một sản phẩm có vẻ hợp với ḿnh. Nhưng để chắc ăn, tôi tiếp tục vào một số trang khác cũng rao bán loại mặt hàng này và ngỡ ngàng cùng hăng tông đơ, cùng kiểu dáng sản phẩm đó nhưng giá th́ chênh lên gấp rưỡi. Vào thêm một số trang khác, mới thấy mỗi nơi bán một giá khác nhau. Nhiều nơi bán giá cao nhưng lại quảng cáo khá kêu: "Bán thấp nhất cả nước".
"Thả" kinh doanh trên mạng
Khi chọn được một cửa hàng bán với giá rẻ nhất, tôi cầm điện thoại và nhấn máy đặt hàng. Đầu dây bên kia là giọng một người con gái trẻ rất dễ nghe. Cô cho biết, sẽ mang tông đơ đến tận cơ quan, ngoài tiền sản phẩm như in trên trang web th́ tôi phải trả thêm 20 ngh́n tiền "ship" hàng (tiền vận chuyển). Khi tôi hỏi về nơi bảo hành và thời hạn bảo hành, cô gái ngắc ngứ trong giây lát rồi nói: "Có bất cứ trục trặc ǵ th́ anh bảo hành ở công ty em. Nhưng anh yên tâm đi, chẳng mấy khi máy bị hỏng đâu. Hàng của bên em toàn là hàng Thái xịn".
Nghe lời quảng cáo của cô nhân viên nọ, tôi thấy yên tâm phần nào. Thế nhưng, nhân có việc đi qua khu vực ấy, tôi ghé vào địa chỉ trên trang web để lấy hàng. Tôi như không tin vào mắt ḿnh, địa chỉ ghi trên trang web ấy ḱ thực lại là nơi bán hàng bún. Tôi hỏi bà bán bún, nơi này trước đó là cửa hàng bán đồ gia dụng như kéo với tông đơ à, bà bán bún trợn tṛn mắt: "Tôi bán bún ở đây gần chục năm rồi, có thấy ai bán mấy thứ ấy đâu?".
Tương tự, một lần tôi vào trang mua bán đồ trẻ em. Dù là cửa hàng trên mạng nhưng không khác một siêu thị với tất cả các mặt hàng từ giày dép, quần áo, sữa, bỉm, nước hoa trẻ em, đồ chơi, thảm... phục vụ thượng đế "nhí". Tất cả các mặt hàng đều có giá và những thông tin cơ bản về sản phẩm. Chủ trang web cho biết sẽ giao hàng miễn phí với đơn hàng hơn 500 ngh́n đồng trong nội thành. Tuy nhiên, cửa hàng này cũng không xuất hóa đơn cho khách. Chị này thành thật: "Dạo trước, tôi có thuê cửa hàng để bán như b́nh thường nhưng bị lỗ nặng. Từ đó, tôi để hàng ở nhà và bán online, không mất tiền thuê cửa hàng, tiền thuế, bán giá rẻ hơn nơi khác nên được nhiều người gọi mua". Hỏi thêm về nguồn gốc của sản phẩm chị này một mực: "Em cứ yên tâm, hàng của chị toàn là hàng xịn cả".
Tuy nhiên, chị Nguyễn Thị H. người từng bán mặt hàng đồ trẻ em trên mạng cho hay: "Là một người sành sỏi trong lĩnh vực này lâu năm nên tôi tường tận chân tơ kẽ tóc. Hiện nay có nhiều người không có thời gian ra các cửa hàng mua đồ nên họ chọn cách mua qua mạng. Chỉ cần một cú điện thoại là hàng đă có. Sự tiện dụng ấy đôi khi có mặt trái.
Khách hàng chỉ xem qua ảnh mà không được cầm trực tiếp vào sản phẩm, nên không rơ thực hư ra sao có thể cùng mẫu mă đó nhưng khi giao hàng, chủ cửa hàng lại giao hàng nhái, hàng giả, chất lượng kém. Khách hàng khó nhận thấy sự khác biệt chỉ đến khi dùng mới vỡ lẽ. Thế nhưng mang đến đổi hoặc trả lại khó v́ có khi địa chỉ kinh doanh cũng chỉ là địa chỉ ảo.
Chị H. cũng tiết lộ, kinh doanh qua mạng rất lăi v́ không tốn tiền thuê mặt bằng, hàng hóa lại không bị cơ quan chức năng kiểm soát về nguồn gốc và chất lượng, không bị cơ quan thuế "sờ gáy" nên được lăi đơn lăi kép.
Cơ quan thuế chờ chỉ đạo?
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực thuế, hiện nay các cơ quan thuế quản lư thuế bằng hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán. C̣n các cơ sở kinh doanh cá thể th́ dựa vào t́nh h́nh doanh thu mà ấn định thuế. Tuy nhiên, với h́nh thức kinh doanh qua mạng th́ rất khó quản lư bởi không có cách theo dơi nguồn thu. Bên cạnh đó, quản lư thuế lâu nay được chia theo địa bàn, theo lĩnh vực nên khi xă hội phát sinh loại h́nh kinh doanh mới th́ chưa có cách quản lư.
Theo luật sư Phạm Thế Truyền (công ty luật hợp danh Thiên Thanh) th́, những cửa hàng bán hàng qua mạng về nguyên tắc phải đóng thuế như những cửa hàng kinh doanh thông thường. Tuy nhiên, lâu nay chúng ta chưa thu được tiền thuế từ h́nh thức kinh doanh qua mạng là do cơ quan thuế chưa mặn mà với chuyện này. C̣n nếu làm rốt ráo th́ việc kiểm soát thuế kinh doanh qua mạng không có ǵ khó khăn. Các cơ quan thuế có thể lập những nhóm để chuyên theo dơi kinh doanh qua mạng. Mỗi quận, huyện chia ra những đơn vị để giám sát, dựa vào những địa chỉ kinh doanh để đến thu thuế.
Trao đổi với PV báo Người đưa tin, ông Nguyễn Văn Hổ, phó cục trưởng cục Thuế Hà Nội cho biết: "Hiện nay việc quản lư và thu thuế với các cơ sở kinh doanh online hay c̣n gọi là kinh doanh điện tử c̣n gặp nhiều khó khăn. Khó từ nhiều phía, trong đó có lĩnh vực pháp lư. Trước đây chúng ta chưa có văn bản nào đề cập đến vấn đề này. Từ một vài năm trở lại đây, vấn đề kinh doanh trên mạng mới trở nên phát triển và được các phương tiện truyền thông đại chúng nhắc đến nhiều hơn, các cục thuế cơ sở cũng phản ánh những vướng mắc trong vấn đề thu thuế những cơ sở này. Khi nền kinh tế thị trường phát sinh thêm vấn đề mới th́ chúng ta cũng phải có văn bản chính sách sao cho phù hợp. Tôi được biết, mới đây bộ Tài chính cũng đă đề cập đến vấn đề này và đang t́m hướng giải quyết. Chúng tôi cũng đang chờ chỉ đạo, khi có Thông tư hướng dẫn th́ các cơ quan thuế địa phương mới có cơ sở để thực hiện được".
Thành Huế
Nguoiduatin