VIỆT NAM (NV) - Báo chí Việt Nam tiếp tục lên tiếng về những vấn nạn là hệ quả của việc cho phép thực hiện ồ ạt hàng trăm dự án thủy điện tại Tây Nguyên.
Ngoài chuyện nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng rất cẩu thả nên đă xảy ra hàng loạt tai nạn nghiêm trọng như vỡ đập, nứt đập,... khiến người chết, nhà cửa, ruộng vườn bị hư hại, các công tŕnh, dự án thủy điện đă làm Tây Nguyên mất 80,000 héc ta đất, gây xáo trộn sinh hoạt, sinh kế của 26,000 gia đ́nh, phần lớn là người thiểu số.
Xă Sơn Liên, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngăi có nhiều căn nhà khang trang được xây bằng tiền bồi thường khi chính quyền thu hồi đất, giải tỏa nhà, thực hiện dự án thủy điện Đăkdrinh. Thậm chí có người c̣n mua xe hơi. Tuy nhiên theo dự đoán của nhiều người, “ngày vui sẽ qua mau,” những người thiểu số sẽ sớm hết tiền và họ sẽ trở thành bần cùng hơn trước v́ không c̣n sinh kế. (H́nh: Người Lao Động)
Trong hàng loạt phóng sự về tác động của các dự án thủy điện ở Tây Nguyên, các tờ Người Lao Động, Lao Động cho biết, tuy đập chắn nước của thủy điện Ia Krel 2 (xă Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) bị vỡ từ tháng 6 nhưng tới nay, chủ đầu tư vẫn chưa bồi thường để các nạn nhân dựng lại nhà cửa và có vốn liếng để trồng cấy, chăn nuôi trở lại. Cũng v́ vậy, chính quyền địa phương phải xin ngân sách để cứu đói cho họ.
Những dự án thủy điện được cấp giấy phép để thực hiện tại Tây Nguyên hiện là nguyên nhân chính tăng thêm đói nghèo, đẩy người thiểu số tới tột đỉnh của sự bần cùng.
Theo báo chí Việt Nam, có 577 gia đ́nh thiểu số bị thu hồi đất, nhà cửa bị giải tỏa để thực hiện thủy điện Đồng Nai 3 (xă Đắc P'lao, huyện Đắc G'long, tỉnh Đắc Nông). Ba năm sau khi bị bứng khỏi nơi “chôn nhau, cắt rốn,” chỉ mới có 530/577 gia đ́nh được cấp đất để trồng cấy. Chính quyền địa phương cho biết, hiện có khoảng một nửa trong số 577 gia đ́nh không biết sống bằng ǵ. Đến nay, Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, chủ đầu tư của dự án thủy điện này vẫn c̣n nợ những gia đ́nh bị thu hồi đất, giải tỏa nhà, khoản tiền bồi thường lên tới 18 tỉ đồng. Cũng theo chính quyền địa phương, hiện có khoảng 60% gia đ́nh sinh sống trong khu tái định cư không có nước sinh hoạt. Có thời điểm họ phải mua nước với giá 60,000 đồng một mét khối.
Ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngăi, năm 2007, hàng ngàn gia đ́nh người H're nhận được từ vài trăm triệu tới cả tỉ đồng bồi thường từ dự án thủy điện Đăkdrinh. Sau khi dung tiền bồi thường để xây nhà, v́ không c̣n ruộng vườn, người H're ở vùng này thi nhau ăn nhậu, đánh bạc, chơi bời. Ông Đinh Kà Để, một người H're, hiện là bí thư huyện Sơn Tây, nhận định: Thủy điện Đăkdrinh đă làm thay đổi cuộc sống của hàng ngàn người H're. Có tiền tỉ nhưng họ đang đứng trước nguy cơ thiếu ăn, thiếu mặc.
Tờ Sống Mới cho rằng, t́nh trạng cho phép thực hiện ồ ạt các dự án thủy điện ở Tây Nguyên cho thấy, giới lănh đạo coi rẻ dân chúng, không tôn trọng cuộc sống của họ, gây xáo trộn sinh hoạt của hàng ngàn gia đ́nh. Thực chất của các khu tái định cư chỉ chờ nhằm đưa họ ra khỏi nơi ở cũ để lấy đất, c̣n dân chúng sẽ sống thế nào th́ không màng. Nhiều gia đ́nh thấy họ bị lừa nên quay về nơi ở cũ, chấp nhận đặt cược tính mạng với “tử thần” để có cuộc sống đủ ăn, đủ nước sinh hoạt như trước.
Gần đây có vài dấu hiệu cho thấy khu vực Tây Nguyên tiềm ẩn nhiều bất ổn. Hôm 22 tháng 7, tại hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm 2012, tổ chức tại Lâm Đồng, Ban Chỉ Đạo Tây Nguyên đă chính thức đề nghị chính quyền Việt Nam “tạm dừng khởi công các dự án thủy điện ở khu vực Tây Nguyên cho đến hết năm 2014 để giải quyết các tồn đọng về môi trường và xă hội.”
Ban Chỉ Đạo Tây Nguyên là một cơ quan hỗn hợp, bao gồm một số sĩ quan cao cấp của công an, quân đội và viên chức cao cấp là lănh đạo các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, nhằm ngăn chặn cũng như đối phó với những bất ổn về an ninh, chính trị ở khu vực này.
Ban Chỉ Đạo Tây Nguyên được thành lập năm 2002, sau khi người thiểu số ở Tây Nguyên nổi dậy lần đầu tiên để đ̣i tự do tôn giáo, đ̣i quyền sống, chống cưỡng đoạt đất đai vào năm 2001. Ban Chỉ Đạo Tây Nguyên do bộ trưởng Công An làm trưởng ban.
Theo Ban Chỉ Đạo Tây Nguyên, Tây Nguyên hiện có 118 nhà máy thủy điện và 75 dự án thủy điện đang được thực hiện.
Tuy chính quyền Việt Nam đă loại bỏ 115 dự án thủy điện và 72 vị trí được xem là có tiềm năng về thủy điện song theo Ban Chỉ Đạo Tây Nguyên, tác hại của các nhà máy thủy điện và những dự án thủy điện đang thực hiện vẫn khiến dân chúng ở Tây Nguyên lo âu và bất b́nh. Đây là lư do khiến Ban Chỉ Đạo Tây Nguyên đề nghị tiếp tục loại bỏ thêm những dự án thủy điện không khả thi, có tác động xấu đến môi trường và tạm dừng xây dựng mới các công tŕnh thủy điện ở khu vực này.
(G.Đ)