Việt Nam phải làm ǵ sau hai cuộc hội đàm thượng đỉnh Việt - Trung và Việt - Mỹ (2) - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-17-2013   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 144,427
Thanks: 11
Thanked 13,578 Times in 10,842 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 180
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Việt Nam phải làm ǵ sau hai cuộc hội đàm thượng đỉnh Việt - Trung và Việt - Mỹ (2)

Chuyến công du Trung Quốc tháng Sáu 2013 của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, do lời “mời” của Chủ tịch Tập Cận B́nh đă rơ ràng là một chuyến đi bất đắc dĩ, với kết quả là Hà Nôi bị ép phải cam kết “nhất trí” với Bắc Kinh trên mọi lĩnh vực hợp tác, song phương và đa phương.

>Việt Nam phải làm ǵ sau hai cuộc hội đàm thượng đỉnh Việt - Trung và Việt - Mỹ (1)

Dù khác với chuyến “mật du” sang Thảnh Đô năm 1990 của các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng, nỗi đau “bị ép” của Bộ Chính trị Việt Nam ngày nay không khác ǵ nỗi đau “bị lừa” của Bộ Chính trị Việt Nam ngày trước. Bởi thế, Bộ Ngoại giao Việt Nam lại phải vội vă thu xếp chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch Trương Tấn Sang vào tháng Bảy để cùng với Tổng thống Obama bàn việc gia tăng quan hệ hợp tác giữa Washington và Hà Nội.

Khác với quan hệ Việt Nam-Trung Quốc là “hợp tác chiến lược toàn diện”, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ được xác lập là “đối tác toàn diện.” (đă được định nghiă rơ ở đầu phần 1). Đây là kết quả của một tiến tŕnh hoà giải giữa hai kẻ cựu thù nay có một số mục tiêu chung về an ninh, hoà b́nh và phát triển, cần có sự hợp tác để đôi bên cùng có lợi. Do quá khứ chiến tranh và thể chế khác nhau, Việt Nam c̣n nhiều thành kiến và nghi ngờ sai lầm về chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Ai cũng biết lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ là củng cố vai tṛ “cường quốc Thái B́nh Dương” của mỉnh, v́ vậy muốn có sự hợp tác của các nước ASEAN để cùng ngăn chặn tham vọng bá quyền của Trung Quốc trong khu vực. Việt Nam, v́ có một vị trí chiến lược quan trọng và một lịch sử lâu dài đánh bại mọi chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, nên Hoa Kỳ càng mong muốn thấy Việt Nam thoát ra khỏi ṿng khống chế của Trung Quốc. Cũng v́ hiểu được những nỗi khó khăn, tế nhị của Hà Nội trong quan hệ với Bắc Kinh từ 1990 nên Hoa Kỳ đă kiên nhẫn hợp tác và giúp đỡ Việt Nam một cách chừng mực trong suốt 18 năm qua.

Cũng trong quá tŕnh 18 năm quan hệ hợp tác nhiều mặt với Hoa Kỳ, dù chưa mang tính chiến lược, lănh đạo Việt Nam đă có thừa hiểu biết để so sánh Hoa Kỳ và Trung Quốc về mặt lợi ích cho đất nước. Tuy nhiên, dù đă có sự đồng thuận về chuyển hướng đối ngoại, lănh đạo Đảng vẫn chưa sẵn sàng cải cách về chính trị. Chuyến đi Washington của Chủ tịch Trương Tấn Sang có mục đích chính là xác nhận với Hoa Kỳ về ư định “thoát Trung” của Việt Nam. Về cải cách chính trị, có lẽ ông Sang trong buổi thảo luận riêng với ông Obama đă có một món quà nhỏ về nhân quyền, sẽ công bố vào một ngày thuận tiện gần nhất (2/9/2013?). Ông Obama chắc cũng đă nêu lên trường hợp của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đang tuyệt thực v́ năm ngoái ông đă lên tiếng phản đối bản án 12 năm của toà án Việt Nam xử Điếu Cày, và có thể ông Sang cũng đă hứa là sẽ giải quyết vụ này. Với những “tiến bộ” ấy, Chủ tịch Sang hi vọng chính quyền Obama đủ thấy vừa ḷng để phát triển quan hệ hợp tác toàn diện, nhất là hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái B́nh Dương (TPP).

Dưới đây là sự phân tích bản TBC Việt- Mỹ và những nhận định về quan hệ đối tác và hợp tác giữa hai nước. V́ đây mới chỉ là thoả thuận về một khuôn khổ tổng thể nhằm tạo ra các cơ chế hợp tác quy mô và bền vững cho chín lĩnh vực, nên không có ǵ nhiều để phân tích và nhận xét. Ngoài ra, do tính chất ṣng phẳng và minh bạch trong quan hệ đối tác Việt-Mỹ, TBC Việt-Mỹ không có những cam kết một chiều hay những cái bẫy như trong TBC Việt-Trung. V́ hai lư do này, khi phân tích TBC Việt-Mỹ, tôi sẽ đối chiếu với TBC Việt-Trung, để từ đó rút ra những nhận định và đề nghị về những điều Việt Nam cần phải làm để có thể bảo vệ độc lập và chủ quyền, xây dựng một nước Việt Nam giàu, mạnh, dân chủ, văn minh.

Quan hệ b́nh đẳng và minh bạch

TBC Việt-Mỹ khẳng định quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước được thiết lập trên cơ sở “tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của nhau.” Có hai điều đặc biệt thuận lợi cho Việt Nam:

· Điều quan trọng nhất đối với Việt Nam là được Hoa Kỳ nh́n nhận và tôn trọng thể chế chính trị của ḿnh. Đây là lần đầu tiên điều này được Hoa Kỳ xác nhận trên một văn kiện chính thức, nhằm giải toả nỗi nghi ngại của Việt Nam là sẽ bị Hoa Kỳ lật đổ. Điều này cũng chứng tỏ là Hoa Kỳ không quan tâm đến thể chế của một quốc gia đối tác, mà chỉ thật sự quan tâm về mức độ tôn trọng nhân quyền của dối tác ấy. Đây là một lĩnh vực c̣n có “nhiểu khác biệt” (theo Chủ tịch Sang), “nhiều thử thách” (theo Thủ tướng Obama), nhưng hai bên sẽ tiếp tục đối thoại nhằm “thu hẹp khác biệt.”

· Điều thuận lợi thứ nh́ cho Việt Nam là được Hoa Kỳ tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ. Bản TBC Việt-Trung không hề nhắc đến điều này. Như vậy, đây chính là cái thông điệp mà Việt Nam muốn cùng Hoa Kỳ gửi cho Trung Quốc. Cũng cần nhận xét thêm ở đây là trong quan hệ đối tác Việt-Mỹ cũng như giữa mọi quốc gia tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, không thể có những cơ chế can dự vào chính sách của nhau như Ủy ban Chỉ đạo song phương hay Hội thảo Lư luận Đảng, chỉ có giữa Trung Quốc và Việt Nam.

TBC cho biết trong “giai đoạn mới” của quan hệ song phương Việt-Mỹ, “(Q)uan hệ đối tác toàn diện mới sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực.” Cụ thể đây là chín lĩnh vực đă có quan hệ đối tác trong đó phần lớn cũng đă có ít nhiều hợp tác nhưng chưa có cơ chế quy mô và bền vững, gồm có: Hợp tác chính trị và ngoại giao, Quan hệ kinh tế và thương mại, Hợp tác khoa học và công nghệ, Hợp tác giào dục, Môi trường và y tế, Các vấn đề hậu quả chiến tranh, Quốc pḥng và an ninh, Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Văn hóa, du lịch và thể thao. Tất cả chín lĩnh vực này đều có lợi cho Việt Nam rất nhiều (ngay cả lĩnh vực nhân quyền) khi đă có cơ chế hợp tác. Riêng hai lĩnh vực dưới đây có một số điểm mới đáng lưu ư trong quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ.

Chính trị và ngoại giao:

TBC cho hay “(H)ai nhà Lănh đạo hoan nghênh việc thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan liên kết với các đảng phái chính trị của hai nước.” [Phần sau của câu này trong bản gốc tiếng Anh là “…encouraged dialogues and exchanges between entities associated with political parties in both countries” đă được dịch như sau trong bản dịch chính thức: “…khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan đảng của hai nước.” Dịch như vậy là không đúng với ư nghĩa trong câu tiếng Anh, do thói quen nghĩ đến quan hệ giữa các cơ quan đảng của Việt Nam và Trung Quốc. Thật ra, câu tiếng Anh ở đây muốn nói đến những cuộc đối thoại, trao đổi giữa các cơ quan đầu năo trong đảng CS Việt Nam với những cơ cấu hay định chế liên kết với hai đảng Cộng hoà và Dân chủ ở Hoa Kỳ, trong hay ngoài chính quyền, chẳng hạn các Uỷ ban trong Quốc hội hay các think tanks hoạt động độc lập.]

Những cuộc đối thoại đều đặn giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, giữa Quốc hội hai nước và giữa những ban ngành chủ đạo trong đảng CSVN và những tổ chức có uy tín liên kết với hai đảng chính trị lớn của Mỹ chắc chắn sẽ gia tăng hiểu biết giữa đôi bên, thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực càng ngày càng sâu sắc và đầy đủ hơn. Đó là tầm nh́n chiến lược của lănh đạo và những ngưới làm chính sách.

Kinh tế và thương mại:

Lĩnh vực này được TBC tập trung vào TPP đang c̣n trong ṿng đàm phán giữa 12 quốc gia, được dự tính kết thúc ở ṿng thứ 19 sẽ diễn ra tại Brunei vào ngày 24 tháng Tám 2013. Trong số 10 quốc gia ASEAN, cho đến nay, mới chỉ có Singapore là một trong bốn thành viên chính thức của TPP và Việt Nam là thành viên đàm phán. Bốn nước ASEAN khác có thể sẽ gia nhập TPP là Thái Lan, Lào, Philippines và Indonesia. Trung Quốc không được mời tham gia.

Nếu TPP được kết thúc vào đầu tháng Chín 2013 th́ những vướng mắc c̣n lại về thuế quan và tiếp cận thị trường giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ phải được giải quyết mau chóng, dù cho ngày hiệu lực của TPP đối với mỗi nước thành viên tuỳ theo thời gian hoàn tất thủ tục chấp thuận của mỗi nước. Khi Việt Nam và Hoa Kỳ đă giải quyết xong những vấn đề riêng trước cuối năm, Tổng thống Obama có thể yêu cầu Quốc hội tái áp dụng “đường tốc hành” tức thể thức nhanh về thẩm quyền thúc đẩy thương mại của chính phủ (“fast-track” Trade Promotion Authority) trong Đạo luật vể Thưong mại 1974. Nếu Quốc hội đồng ư th́ Dự luật về thi hành TPP sẽ được Quốc hội thông qua trong ṿng 90 ngày kể từ ngày nhận Dự luật của Hành pháp.

Mặc dù TPP bị tranh căi và chống đối bởi nhiều tổ chức bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Việt Nam sẽ được hưởng nhiều thuận lợi về hàng hoá dịch vụ và gia tăng việc làm khi tiếp cận thị trường các nước đối tác, nhất là Hoa Kỳ, v́ được cắt giảm thuế quan có thể xuống mức số 0 và băi bỏ các điều kiện đối với đầu tư dịch vụ. Tất nhiên, khi kư TPP, Việt Nam cũng phải chấp thuận mở rộng thị trường của ḿnh cho hàng hoá dịch vụ nước ngoài, nhưng đó chính là thử thách và cơ hội để Việt Nam cải thiện chất lượng hàng hoá sản xuất, làm tốt hơn vấn đề bảo vệ môi trường và bảo vệ người lao động nội địa.

Két quả tích cực đáng lưu ư trong chuyến đi này là một số thoả thuận đă được kư kết giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ, giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Công ty Exxon Mobil, giữa Tổng Công ty thăm ḍ, khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty dầu khí Murphy. Những thoả thuận này, dù c̣n sơ khởi, đă khẳng định chủ quyền biển của Việt Nam đối với “đường chín đoạn” (c̣n gọi là “đường lưỡi ḅ”) do Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông, phù hợp với câu trả lời chắc nịch của Chủ tịch Trương Tấn Sang khi được hỏi về vấn đề này trong buổi nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cưú Chiến lược và Quốc tế (CSIS): “Chúng tôi luôn luôn phản đối ‘đường chín đoạn’ do Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền v́ chúng tôi không thấy có cơ sở pháp lư hay kỹ thuật nào cho sự đ̣i hỏi ấy. Lập trường trước sau như một của chúng tôi là chống lại ‘đường chin đoạn’ mà Trung Quốc đ̣i hỏi.”

Thành công hay thất bại?

Đă có nhiều đánh giá khác nhau ở trong và ngoài nước về chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch Trương Tấn Sang tùy theo lập trường chính trị chống đối hay ủng hộ chính quyền, nhưng cũng có một số người phân tích sự kiện một cách khách quan, dù không tránh khỏi thiếu sót hay sai lầm v́ không có thông tin về những văn bản c̣n giữ kín hay về những vấn đề được hai bên thảo luận riêng. Tôi nghĩ rằng tôi thuộc về nhóm thứ hai này. Dù sao chăng nữa, những nhận định và đề nghị trong bài này đều không v́ một mục tiêu cá nhân nào mà xuất phát từ mối quan tâm chung cuả những người c̣n mang ḍng máu Việt trước t́nh trạng sống c̣n của đất nước và dân tộc. Tôi thành thật tin rằng những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau sẽ hỗ trợ cho nhau nếu cùng nhắm vào mục tiêu chung là bảo vệ độc lập, chù quyền của tổ quốc và xây dựng một nước Việt Nam giàu, mạnh và dân chủ. Trên căn bản đó, tôi sẽ thẳng thắn tŕnh bày những suy nghĩ của tôi về chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và về những hành động mà chính phủ Việt Nam cần phải làm để có lợi ích cho đất nước, đúng với ư nguyện của toàn dân.

Trước hết, chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch Trương Tấn Sang có thể được đánh giá là thành công v́, dù c̣n hạn chế, đă đem lại cho Việt Nam một số kết quả tích cực, so với những kết quả của chuyến công du Trung Quốc bất lợi và nguy hiểm cho Việt Nam. Dưới đây là mười điểm đối chiếu giữa hai bản TBC:

1. Hoa Kỳ xác nhận tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam. Trong TBC Việt Nam-Trung Quốc, không có một câu nào nói đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam.

2. Hoa Kỳ và Việt Nam cùng xác nhận tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế. Đây là cơ sở b́nh đẳng của quan hệ song phương, khác với những cam kết chỉ áp dụng cho Việt Nam qua phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, do Trung Quốc áp đặt.

3. Hoa Kỳ và Việt Nam mở một giai đoạn mới của quan hệ song phương bằng việc thiết lập những cơ chế cho sự hợp tác quy mô và bền vững trên mọi lĩnh vực. Trung Quốc kư với Việt Nam một Chương tŕnh chủ đạo và chín văn kiện hợp tác trong đó, như đă phân tích ở phần đầu, có nhiều điểm đáng nghi ngờ và nhiều cái bẫy rất nguy hiểm.

4. Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam và các nước ASEAN thảo luận với Trung Quốc về việc sớm hoàn tất bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Trung Quốc chỉ nói đến bản Tuyên bố về Ứng xử (DOC) mà không nói ǵ về COC.

5. Hoa Kỳ muốn Việt Nam kết thúc việc gia nhập TPP trước cuối năm nay. Nếu mọi chuyện diễn ra như dự liệu, Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi ích giúp cho các hoạt động sản xuất và kim ngạch thương mại gia tăng mau chóng. Những bản thoả thuận Việt-Nam kư với Trung Quốc như Quy hoạch phát triển 5 năm, các Dự án hợp tác trọng điểm và hợp tác khu vực “hai hành lang, một vành đai” đều được giữ kín, không biết Việt Nam bị những thiệt hại ǵ.

6. Việt Nam kư thoả thuận với Trung Quốc mở rộng diện tích khu vực và kéo dài thời hạn hợp tác thăm ḍ dầu khí ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ, gồm có hoạt động thăm ḍ chung đối với cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định (mà Việt Nam đă chịu thiệt), khó có thể là một thoả thuận công bằng, minh bạch so với những hợp đồng mà Việt Nam kư với những công ty dầu khí Mỹ và Ấn Độ.

7. Trên các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo và giao lưu văn hóa, những hoạt động hợp tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nhân tài, chuyển giao công nghệ giữa Trung Quốc và Việt Nam chắc chắn không thể so sánh về số lượng và chất lượng với những hoạt động tương tự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Về giao lưu văn hoá th́ khỏi phải nói, ai cũng thấy rơ hoạt động này chỉ có lợi cho mưu đồ Hán hoá của Trung Quốc. Hoa Kỷ tất nhiên cũng có mục đích quảng cáo cho các giá trị văn học, nghệ thuật của ḿnh trong các chương tŕnh trao đổi văn hoá với Việt Nam cũng như với bất cứ nước nào khác, nhưng không có mục đích đồng hoá một dân tộc nào. Ảnh hưởng của Hoa Kỳ, nếu có, là do sự chọn lọc và thâu thái tự do của mỗi dân tộc.

8. Hoa Kỳ không có chủ trương đưa người lao động đi theo các dự án thực hiện ở Việt Nam như Trung Quốc. Số người lao động có gia đ́nh hay độc thân được cấp giấy phép và số người nhập cảnh lậu từ Trung Quốc tiếp tục gia tăng, nay lại được TBC Việt-Trung làm cho dễ dàng hơn trong việc “cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả thông hành cho người, hàng hoá, phương tiện qua cửa khẩu nhằm phục vụ việc qua lại và phát triển kinh tế-thương mại giữa hai nước” và nhấn mạnh là “đặc biệt làm dễ dàng việc qua lại tự do giữa đôi bên.” Những di dân mới người Hoa đă thành lập cộng đồng, thậm chí “làng” của họ, tại nhiều tỉnh ở Việt Nam. Ai dám bảo rằng đây không phải là bằng chứng xâm lược bằng quyền lực mềm của Trung Quốc?

9. Hoa Kỳ có dự án “Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong” (LMI) giúp đỡ cho năm quốc gia ở hạ lưu sông Mekong giải quyết những vấn đề về môi trường, sức khoẻ, giáo dục và phát triển hạ tầng, do hệ quả của 14 con đập thuỷ điện mà Trung Quốc đă và đang xây cất ở thượng nguồn nhằm kiểm soát đời sống những nước ở hạ lưu. Đồng bằng sông Cửu long ở cuối nguồn, vựa lúa nuôi sống cả nước và xuất khẩu gạo nhất nh́ thế giới phải chịu nhiều hậu quả tai hại nhất.

10. Trong những cuộc đối thoại thường kỳ với những nhân vật cao cấp của Việt Nam, Hoa Kỳ không bao giờ nghĩ đến việc cần phải có những cơ quan hay cơ chế can dự vào chính sách nội bộ của nhau như Ủy ban Chỉ đạo song phương hay Hội thảo Lư luận giữa các đảng chính trị của hai nước, như Trung Quốc đă lập ra với Việt Nam.
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	500_thumb.jpg
Views:	4
Size:	15.1 KB
ID:	504362
Old 08-17-2013   #2
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 144,427
Thanks: 11
Thanked 13,578 Times in 10,842 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 180
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default

Tóm lại, quan hệ đối tác toàn diện đang phát triển giữa Hoa Kỳ và Việt Nam rơ ràng là quan hệ hợp tác b́nh đẳng phù hợp với lợi ích quốc gia của mỗi nước và luật pháp quốc tế, trái hẳn với quan hệ bất b́nh đẳng và sự kiểm soát một chiều giữa Trung Quốc và Việt Nam. Hoa Kỳ đă chính thức khẳng định tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam. Thực tế cũng cho thấy là, với chủ nghĩa thực dụng, Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với bất cứ chế độ chính trị nào nhưng không thể chấp nhận hay ủng hộ những vi phạm về quyền con người của chế độ ấy. Nhân quyền, cơ sở thiêng liêng của Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ (được nhấn mạnh trong lời mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm 1945) đă thấm vào máu của người dân Hoa Kỳ, hoặc nói như Phó Tổng thống Joseph Biden, “đă đóng triện vào DNA của chúng tôi.” Thực tế th́ nhân quyền cũng đă trở thành một giá trị cơ bản và phổ quát của tất cả những nước văn minh trên thế giới.

Mặt khác, Trung Quốc đang phải đối diện với một số vấn đề nghiêm trọng mà chính quyền Tập Cận B́nh đă phải báo động và t́m cách giải quyết. Sau 30 năm làm giàu mau chóng v́ trở thành “công xưởng của thế giới” nhờ nhân công rẻ, hàng hoá xuất cảng đă giảm sút nhiều từ ba năm qua. Tỉ số tăng trưởng kinh tế ở mức 10.4 năm 2010 đă giảm xuống 9.3 năm 2011 và 7.8 năm 2012. Chính quyền đang cố gắng gia tăng sức tiêu thụ trên thị trường nội địa nhưng không dễ dàng. Các chuyên gia kinh tế cho biết nếu tỉ số tăng trưởng xuống tới mức 7.0 và thấp hơn th́ sẽ tạo ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên các lĩnh vực khác. Trong khi đó, kinh tế Hoa Kỳ đang trên đà phục hồi, chậm nhưng vững chắc. Theo Phó Tổng thống Joe Biden, số việc làm tăng đều trong 40 tháng qua; từ 800.000 việc làm bị mất mỗi tháng hồi đầu năm 2008 đến gia tăng trung b́nh 200.000 việc mỗi tháng trong năm 2013. Chỉ riêng về công nghệ, 500.000 công việc nhà máy đă được tạo ra nhờ một số công ty sản xuất công nghệ cao đă trở về Hoa Kỳ từ Trung Quốc và những nơi khác. Ở Trung Quốc, ngoài sự giảm sút về kinh tế, các vấn đề tham nhũng, y tế, môi trường, lao động và bất công xă hội đều ở mức rất đáng lo ngại. Khác với hiện tượng bong bóng về thị trường địa ốc ở Trung Quốc, thị trường địa ốc ở Hoa Kỳ đă ổn định sau cuôc Đại Suy thoái trước 2008. Mười bảy ngàn tỉ USD về lợi tức gia đ́nh bị mất đi nay đă lấy lại được đầy đủ. T́nh trạng xây cất và sở hữu nhà đất của người dân Mỹ cũng đă gia tăng trở lại.

Nếu lănh đạo Việt Nam cứ bám chặt vào Trung Quốc th́ tương lai chế độ sẽ ra sao nếu có một ngày Trung Quốc gặp biến động xă hội và chính trị?

Sinh lộ cho Việt Nam

Tôi tin rằng lănh đạo Việt Nam đă thấy hết mọi lư do tại sao cần phải hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ nếu Việt Nam muốn tồn tại như một quốc gia độc lập, dân chủ và phát triển. Đây không phải là quyết định chống Trung Quốc mà là quyết định đúng đắn của một quốc gia ASEAN đối với hai cường quốc có vai tṛ quan trọng trong khu vực. Đúng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă phát biểu trước diễn đàn Đối thoại Shangri-La: “Chúng ta đặc biệt coi trọng vai tṛ của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Hoa Kỳ – một cường quốc Thái B́nh Dương. Chúng ta trông đợi và ủng hộ Hoa Kỳ và Trung Quốc khi mà các chiến lược, các việc làm của hai cường quốc này tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia, vừa đem lại lợi ích cho chính ḿnh, đồng thời đóng góp thiết thực vào ḥa b́nh, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung.” Trung Quốc chắc chắn không ưa lập trường này nhưng không thể phản đối được v́ nó quá đúng. Hoa Kỳ th́ nhất định là nhiệt liệt tán thành. Bởi thế các lănh đạo Hoa Kỳ đă nhiều lần xác nhận, kể cả TBC Việt-Mỹ, về quan hệ b́nh đẳng và tôn trọng lẫn nhau giữa hai nước. Chỉ một tuần trước hội đàm thượng đỉnh Obama-Sang, Phó Tổng thống Biden đă thuyết tŕnh về chính sách Châu Á-Thái B́nh Dương của Hoa Kỳ tại Đại học George Washington. Ông nhấn mạnh trọng tâm của quan hệ giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và các quốc gia khác là kinh tế. “Nhưng kinh tế chỉ có thể tăng trưởng trong hoà b́nh và ổn định. Bởi thế quy luật hợp tác trong thế kỷ XXI không chỉ trong phạm vi kinh tế mà cả về mặt an ninh nữa.”

Ở trên, tôi có nhận định chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch Trương Tấn Sang là thành công nhưng c̣n hạn chế. Nói rơ hơn, trên con đường tiến đến hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, Việt Nam đă đi được quá nửa đường và đă vượt được nhiều rào cản. Chỉ c̣n rào cản cuối cùng là nhân quyền.

Kiên nhẫn không phải là một đức tính của người Mỹ, nhưng lănh đạo Mỹ đă kiên nhẫn suốt 18 năm qua, dù đă thấy bên đối tác chỉ có mục đích trục lợi bằng thương mại, đầu tư và các chương tŕnh viện trợ. Về nhân quyền, Việt Nam vẫn nói “cần đối thoại để thu hẹp khác biệt” nhưng qua gần 20 lần đối thoại khoảng cách giữa những khác biệt càng ngày càng rộng hơn. Mười tám năm là thời gian kỷ lục về ḷng kiên nhẫn của Hoa Kỳ. Như vậy, tại sao Hoa Kỳ có thể kiên nhẫn với Việt Nam lâu đến thế? Câu trả lời ngắn gọn là: Hoa Kỳ cần Việt Nam. Tại sao? V́ Hoa Kỳ cần có sự hợp tác của khối ASEAN trong đó Việt Nam có nhiều tiềm năng và vị trí chiến lược quan trọng nhất. Hoa Kỳ có thể hiểu Việt Nam cần th́ giờ để “thoát Trung” một cách an toàn. Hoa Kỳ cũng có thể hiểu là nội bộ lănh đạo Việt Nam đang có tranh chấp về quyền lực, cho nên dù Bộ Chính trị đă có sự đồng thuận về đối ngoại để tránh khỏi đổ vỡ, phe theo Bắc Kinh vẫn đang phá hoại xu hướng cải cách chính trị, tiếp tục đàn áp người yêu nước và yêu dân chủ,

Đến đây, chúng ta không thể không nghĩ đến trường hợp Myanmar. Tổng thống Thein Sein, người kế nghiệp sau cùng của một chế độ độc tài quân phiệt, đả dám quyết định chấm dứt chế độ độc tài 48 năm để thay thế bằng chế độ dân chủ. Thein Sein vẫn giữ quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế với Trung Quốc nhưng quyết tâm xây dựng thể chế dân chủ cho Myanmar để hội nhập thành công trong thế giới văn minh. Thein Sein đă thả lănh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, cho phép Đảng Liên minh Dân chủ tham gia bầu cử tự do, và thả gần hết tù chính trị. Thein Sein cũng có một quyết định rất v́ dân là ngưng xây đập thủy điện Myitsone 3,6 tỉ USD đă kư với Trung Quốc. Trong chuyến công du Hoa Kỳ tháng Năm vừa qua, chỉ hai tháng trước Chủ tịch Trương Tấn Sang, Tổng thống Thein Sein đă cùng Tổng thống Obama xác nhận với báo chí là Myanmar đang tiến bước trên lộ tŕnh dân chủ hoá với những cải cách kinh tế và chính trị.

Trở lại trường hợp Việt Nam, Hoa Kỳ không thể chần chờ được nữa v́ trước những đe dọa mới của Bắc Kinh ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) và Biển Hoa Đông, các nước trong khu vực đang ráo riết pḥng vệ chiến tranh và Hoa Kỳ cần phải có những động tác thích hợp. Lănh đạo Việt Nam không nên tiếp tục câu giờ, nhất là không nên sai lầm nghĩ rằng Mỹ cần ta th́ ta có thể bắt chẹt Mỹ phải nhượng bộ về vấn đề quyền con người. Thật ra Việt Nam cần Mỹ hơn và Mỹ luôn luôn có những lựa chọn chiến lược khác do những nhóm đặc nhiệm (task forces) của Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc pḥng nghiên cứu và phối hợp hoạt động.

Suốt chiều dài bốn ngh́n năm lịch sử, Việt Nam không có một triều đại hay một chính phủ nào chịu dâng nước cho ngoại bang v́ muốn duy tŕ quyền lợi của ḍng họ hay phe đảng của ḿnh. Việt Nam ngày nay đang đứng trước một khúc quanh lịch sử và một t́nh huống chính trị chưa bao giờ thấy, v́ Tổ quốc mất hay c̣n lại tuỳ thuộc vào sự chọn lựa của một Đảng cầm quyền: mất nước để duy tŕ chế độ độc tài, hay giữ được nước nhưng phải dân chủ hoá chế độ.

Đề nghị của tôi là lănh đạo Việt Nam nên thuyết phục lănh đạo Trung Quốc cùng chọn con đường dân chủ hoá, v́ như vậy cả hai chế độ đều có thể tồn tại lâu dài, nhân dân hai nước đều được sống trong tự do, no ấm, và t́nh hữu nghị giữa hai nước sẽ đời đời bền chặt. Ngoài ra, một Trung Quốc dân chủ sẽ trở thành một siêu cường có uy tín và khả năng đóng góp cho hoà b́nh và phát triển toàn cầu. Nếu Trung Quốc không nghe th́ Việt Nam sẽ thiết lập một lộ tŕnh dân chủ hoá cho riêng ḿnh, như ông Thein Sein đă chọn cho Myanmar. Nếu Trung Quốc không nghe mà c̣n tính dùng sức mạnh để chinh phục Việt Nam th́ lịch sử sẽ lặp lại với các bài học Lư, Trần, Lê, Nguyễn Quang Trung c̣n rành rành trước mắt. Hơn nữa, Việt Nam ngày nay không cô đơn, ngoài sức mạnh và truyền thống bất khuất của dân tộc c̣n có hậu thuẫn của một thế giới không khi nào chấp nhận một Trung Quốc độc tài muốn thống trị toàn cầu.

Lănh đạo Việt Nam sẽ đồng hành với nhân dân hay quay lưng lại với nhân dân? Hăy chờ xem.

Nguồn: Lê Xuân Khoa/Boxit.vn
vuitoichat_is_offline  
Old 08-18-2013   #3
dzuca
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
dzuca's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 4,916
Thanks: 4,237
Thanked 1,125 Times in 707 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 234 Post(s)
Rep Power: 23
dzuca Reputation Uy Tín Level 6
dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6
Default

Cả nước đă bị lừa.

Đă hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời! Không định thần nh́n nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là băi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức!

150 năm đă trôi qua, nhưng bài học này c̣n nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm với 4 cuộc chiến tranh lớn (Pháp, Mỹ, Cam Bốt, Tàu) – trong đó 3 thế hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 37 năm xây dựng trong ḥa b́nh với biết bao nhiêu lận đận, và hôm nay VN vẫn c̣n là một nước chậm tiến.
Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đă bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ bàng c̣n lớn hơn vinh quang chiến thắng. Ḥa b́nh và thống nhất đă chỉ phơi bày một miền Bắc xă hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. "Tính hơn hẳn" của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một tṛ cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rơ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc.

Nh́n lại sau hơn nửa thế kỷ dưới chế độ CS, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra :
_ Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam ?
_ Sau năm 1975 , tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp ?
_ Tại sao sau khi được "giải phóng" khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu người phải vượt biên t́m tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông ?
_ Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới h́nh thức tị nạn chính trị ?
Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái ǵ?
_ Tại sao đàn ông? của các nước tư bản Châu á có thể đến VN để chọn vợ như người ta đi mua một món hàng?
_ Tại sao Liên Xô và các nước Đông âu bị sụp đổ?
_ Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam Hàn và Bắc Hàn?
Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường, phải đi làm công cho các nước tư bản?
_ Tại sao các lănh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch?
Hỏi tức là trả lời, người VN đă bỏ phiếu bằng chân từ bỏ một xă hội phi nhân tính. Mọi lư luận phản biện và tuyên truyền của nhà nước cộng sản đều trở thành vô nghĩa.
Sự thực đă quá hiển nhiên nhưng đảng cộng sản không thể công khai nh́n nhận. Họ không thể nh́n nhận là đă hy sinh bốn triệu sinh mệnh trong một cuộc chiến cho một sai lầm. Nếu thế th́ họ không c̣n tư cách ǵ để nắm chính quyền, ngay cả để hiện diện trong sinh hoạt quốc gia một cách b́nh thường.
Nh́n nhận một sai lầm kinh khủng như vậy đ̣i hỏi một ḷng yêu nước, một tinh thần trách nhiệm và một sự lương thiện ở mức độ quá cao đối với những người lănh đạo cộng sản. Hơn nữa họ đă được đào tạo để chỉ biết có bài bản cộng sản, bỏ chủ nghĩa này họ chỉ là những con số không về kiến thức. Cũng phải nói là trong bản chất con người ít ai chịu từ bỏ quyền lực khi đă nắm được.
Thế là sau cuộc cách mạng long trời lở đất với hơn ba chục năm khói lửa, máu chảy thành sông, xương cao hơn núi, Cộng Sản Hà Nội lại phải đi theo những ǵ trước đây họ từng hô hào phá bỏ tiêu diệt. Từ ba ḍng thác cách mạng chuyên chính vô sản, hy sinh hơn bốn triệu mạng người, đi ḷng ḍng gần nửa thế kỷ, Cộng Sản Hà Nội lại phải rập khuôn theo mô h́nh tư bản để tồn tại .
Hiện tượng "Mửa ra rồi nuốt lại" này là một cái tát vào mặt các nhà tuyên giáo trung ương.
Cách mạng cộng sản đă đưa ra những lí tưởng tuyệt vời nhất, cao cả nhất, đă thực hiện những hành động anh hùng vô song, đồng thời cũng gieo vào ḷng người những ảo tưởng bền vững nhất.
Nhưng thực tế chuyên chính vô sản đă diễn ra vô cùng bạo liệt, tàn khốc, chà đạp man rợ lên đạo lư, văn hóa và quyền con người ở tất cả các nước cộng sản nắm chính quyền. Sự dă man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy của Cộng sản chưa hề thấy trong lịch sử loài người.
Con người có thể sống trong nghèo nàn, thiếu thốn. Nhưng người ta không thể sống mà không nghĩ, không nói lên ư nghĩ của ḿnh. Không có ǵ đau khổ hơn là buộc phải im lăng, không có sự đàn áp nào dă man hơn việc bắt người ta phải từ bỏ các tư tưởng của ḿnh và "nhai lại" suy nghĩ của kẻ khác.
Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối, những kẻ mù chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lư bảo thủ giáo điều…
Công dân của nhà nước cộng sản luôn luôn sợ hăi, luôn luôn lo lắng không biết ḿnh có làm ǵ sai để khỏi phải chứng minh rằng ḿnh không phải là kẻ thù của chủ nghĩa xă hội.
Cơ chế quyền lực cộng sản tạo ra những h́nh thức đàn áp tinh vi nhất và bóc lột dă man nhất. V́ vậy công dân trong các hệ thống cộng sản hiểu ngay điều ǵ được phép làm, c̣n điều ǵ th́ không. Không phải là luật pháp mà là quan hệ bất thành văn giữa chính quyền và thần dân của nó đă trở thành "phương hướng hành động" chung cho tất cả mọi người.
Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là suy đồi đạo đức. Chúng ta sống trong một xă hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống…
Bác và đảng đă gần hoàn thành việc vô sản hóa và lưu manh hóa con người VN (vô sản lưu manh là lời của Lê Nin). Vô sản chuyên chính (đảng viên) th́ chuyển sang làm tư bản đỏ, c̣n vô sản b́nh thường (người dân) trở thành lưu manh do thất nghiệp, nghèo đói.
Nền kinh tế Việt Nam bây giờ chủ yếu là dựa trên việc vơ vét tài nguyên quốc gia , bán rẻ sức lao động của công nhân và nông dân cho các tập đoàn kinh tế ngoại bang, vay nước ngoài do nhà nước CS làm trung gian.
Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đă tan thành mây khói khi giai cấp "vô sản" âm thầm lột xác trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la.
Do vậy, lư thuyết CS dần dần mất đi tính quyến rũ hoang dại. Nó trở nên trần trụi và lai căng. Tất cả điều đó đă làm cho các ĐCS trên toàn thế giới dần dần chết đi. Dù GDP có tăng lên, nhiều công tŕnh lớn được khánh thành do vay mượn quỹ tiền tệ Quốc Tế nhưng đạo đức xă hội cạn dần. Thực tế cho thấy rằng sức mạnh không nằm ở cơ bắp. Vũ khí, cảnh sát và hơi cay chỉ là muỗi ṃng giữa bầu trời rộng lớn nếu như ḷng dân đă hết niềm tin vào chính quyền.
Học thuyết về xây dựng một xă hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chỉ là một loại lư tưởng hóa, nó là chiếc bánh vẽ để lừa gạt dân, không hơn không kém; đảng nói một đằng, làm một nẻo.
Chẳng hạn đảng nói "xây dựng xă hội không có bóc lột"th́ chính những đảng viên lại là những người trực tiếp tham nhũng bóc lột người ; đảng nói " một xă hội có nền dân chủ gấp triệu lần xă hội tư bản"th́ chính xă hội ta đang mất dân chủ trầm trọng; đảng nói "đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất"nhưng thực tế th́ đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ đục khoét tiền bạc của nhân dân.
Sở dĩ ĐCSVN c̣n cố giương cao ngọn cờ XHCN đă bị thiêu rụi ở tất cả các nước sản sinh ra nó v́ chúng đang c̣n nhờ vào miếng vơ độc “vô sản chuyên chính” là... c̣ng số 8, nhà tù và họng súng để tồn tại !
Nhân dân đang hy vọng rằng Đảng sớm tự ư thức về tội lỗi tầy trời của ḿnh. Đảng sẽ phải thẳng thắn sám hối từ trong sâu thẳm chứ không chỉ thay đổi bề ngoài rồi lại tiếp tục ngụy biện, chắp vá một cách trơ trẻn.
Người dân chẳng c̣n một tí ti ḷng tin vào bất cứ tṛ ma giáo nào mà chính phủ bé, chính phủ lớn, chính phủ gần, chính phủ xa đưa ra nữa. Họ nh́n vào ngôi nhà to tướng của ông chủ tịch xă, chú công an khu vực, bà thẩm phán, ông chánh án, bác hải quan, chị quản lư thị trường, kể cả các vị “đại biểu của dân” ở các cơ quan lập pháp “vừa đá bóng vừa thổi c̣i" mà kết luận: "Tất cả đều là lừa bịp!”
Do đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN. Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ... đồ đểu ! vết nhơ muôn đời của nhân loại.
Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ :

"Quay mặt phía nào cũng phải gh́m cơn mửa !
Cả một thời đểu cáng đă lên ngôi!"

Chẳng lẽ tuổi thanh xuân của bao người con nước Việt dâng hiến cho cách mạng để cuối cùng phải chấp nhận một kết quả thảm thương như thế hay sao ?
Chẳng lẽ máu của bao nhiêu người đổ xuống, vàng bạc tài sản của bao nhiêu kẻ hảo tâm đóng góp để cuối cùng tạo dựng nên một chính thể đê tiện và phi nhân như vậy?
Tương lai nào sẽ dành cho dân tộc và đất nước Việt Nam nếu cái tốt phải nhường chỗ cho cái xấu?
Một xă hội mà cái xấu, cái ác nghênh ngang, công khai dương dương tự đắc trong khi cái tốt, cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối th́ dân tộc đó không thể có tương lai!
Một kết cục đau buồn và đổ vỡ là điều không tránh khỏi.

Tac gia: Châu Hiển Lư
Bộ đội tập kết 1954
dzuca_is_offline  
Old 08-18-2013   #4
nguoidan
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 9,488
Thanks: 0
Thanked 379 Times in 298 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 28 Post(s)
Rep Power: 23
nguoidan Reputation Uy Tín Level 6
nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6
Default

Không phải VN phải làm ǵ mà là đảng ta phải làm ǵ? Bộ chính trị đảng ta phải chia làm 2, mỗi nửa qua chệt và Mỹ bú c.... tổng thống Obama và thằng chó đẻ tập cận b́nh. Nhóm nào bú giỏi hơn sẽ được nơi đó giúp. Thế là vẹn toàn và hoành tráng rồi. Đặc biệt phe con vật ba dũng đưa con thanh phượng đi Mỹ chắc chắn thắng, con đó là thiên tài bú rồi.
nguoidan_is_offline  
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC5

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:44.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10440 seconds with 14 queries