H́nh ảnh học sinh đu dây qua sông, ăn cơm với dế mèn hay đi chân đất, mặc áo cộc tay đến trường trong rét đậm liệu khiến người đọc xót ḷng có c̣n xuất hiện trong năm học tới?
Ăn cơm với dế mèn
Mặc dù ngôi trường cách trung tâm TP Kon Tum chưa đầy 5km, nhưng học sinh nơi đây hàng ngày phải ngồi học trong cảnh nóng bức v́ không có điện, không đảm bảo vệ sinh v́ không có nước rửa. Mỗi sáng, các em đi học đều mang theo một cặp lồng cơm để trưa ở lại ăn tại trường.

V́ ăn, ngủ, học chỉ có 1 pḥng duy nhất nên tới bữa ăn các em cùng tụm năm, tụm ba ra ngoài hành lang ngồi ăn. Mỗi em một cặp lồng cơm được cha mẹ chuẩn bị cho từ trước giờ lên lớp. Em có th́a xúc từng muỗng đưa vào miệng, có em dùng tay bốc, rón. Nhưng nh́n trong cặp lồng cơm tất cả đều là… cơm trắng. Em nào "ăn sang" là ḿ tôm nấu lá sắn non, hoặc có hai con cá bằng hai ngón tay, vài con dế mèn kho mặn. Những h́nh ảnh, ghi nhận này đă được Dân Trí ghi nhận, phản ánh đầu tháng 4/2013, tức giữa học kỳ 2 của năm học vừa qua.

Đi chân đất, mặc áo cộc tay đến trường trong rét đậm
Giữa rét đậm, rét hại những ngày đầu tháng 2/2012 mà trường Mầm non số II Trọng Hoá, xă Trọng Hoá, huyện Minh Hoá, Quảng B́nh chỉ có 10% học sinh có áo ấm mặc đi học. Số c̣n lại vẫn "diện" áo cộc tay, chân trần và ngồi "đánh đàn môi" trong lớp học.
Không những thế, ngoài 1 buổi đi học, những đứa trẻ này phải tham gia lao động phụ giúp gia đ́nh như lên rẫy trồng cây, lên rừng hái đót, ṃ cá bắt ốc…
Theo những người dân nơi đây, họ kiếm cho chúng cái ăn no bụng đă khó khăn lắm rồi huống ǵ đến áo ấm. Thế nhưng, khát khao đến lớp theo đuổi con chữ vẫn sáng rực trong đôi mắt của những đứa trẻ này. Đu dây qua sông đến trường
Câu chuyện về hàng trăm học sinh ở xă Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngăi, vẫn phải đi bè gỗ, đu dây vượt sông đến trường đă được báo chí đồng loạt phản ánh vào đầu tháng 12 năm 2012.
Nhiều năm trước để vượt sông Re, người dân ở Sơn Ba cùng nhau chung tay góp công làm những cây cầu tạm. Nhưng “tuổi thọ” của cây cầu bằng tre nứa cũng không kéo dài được bao lâu, chỉ cần một cơn mưa lớn ở thượng nguồn là nước lũ đổ về cuốn phăng cây cầu theo ḍng nước. Thế là, hằng ngày có tới hàng trăm lượt người, trong đó phần lớn là các em học sinh tiểu học và THCS phải ngồi trên một chiếc bè gỗ dài khoảng 3m, rộng 1,5m buộc với phía dưới bằng những sợi dây thừng là những chiếc săm ô tô cũ bơm căng và bám vào dây thừng để qua sông. Điều đáng lo ngại hơn cả là tất cả đều không có áo phao cứu sinh, trong khi đó ḍng sông Re luôn chảy xiết. Nguy hiểm là vậy nhưng học sinh phải đóng cho chủ bè 60.000 đồng/người/tháng.Tuy nhiên, đến đầu tháng 3 năm nay, một cây cầu tre đă được bắc qua sông và tất cả học sinh đều được qua cầu miễn phí. Cũng ở cuối năm 2012, tại xă Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, Komtum) cũng xuất hiện t́nh trạng học sinh đến trường bằng dây cáp treo. Trong ảnh, Ông Trần Khắc Chín và em Trần Khắc Trường (xă Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, Komtum) đến trường bằng dây cáp treoVới sự chung tay sức của xă hội, nhiều nơi đă khắc phục được t́nh trạng trên và hy vọng sẽ không phải gặp lại những h́nh ảnh tương tự ở những địa phương khác trong năm học sắp tới.
tm