GiadinhNet - "Bún độc" mới chỉ xuất hiện tại các tỉnh phía Nam và cơ quan chức năng đă tiến hành xét nghiệm, khẳng định thị trường Hà Nội và nhiều địa phương khác chưa có bún chứa huỳnh quang. Tuy nhiên, trước thông tin đó đă khiến nhiều làng nghề làm bún lao đao.
Mất hàng tấn mỗi ngày
Thời gian gần đây, dư luận đang lo lắng trước thông tin bún tẩm hóa chất gây độc hại cho sức khỏe của con người từ một số cơ sở sản xuất phía Nam. Những thông tin này không những gây nên hoang mang cho người dân miền Nam, mà c̣n khiến người tiêu dùng trên cả nước lo ngại và dè dặt với việc sử dụng bún. Hệ lụy đó làm cho các cơ sở sản xuất bún chân chính theo cách truyền thống ở một số địa phương ít nhiều chịu thiệt hại do lượng bún bán ra sụt giảm, các nhà hàng không bán được nên trả lại.
Tại xă Khắc Niệm, TP Bắc Ninh có một làng làm bún có truyền thống lâu đời. Từ lâu, làng làm bún này là nơi cung cấp một lượng lớn bún cho Hà Nội và các tỉnh lân cận. Điều dễ nhận thấy nhất là sự hoạt động sản xuất kém nhộn nhịp so với trước đây, thậm chí một số cơ sở tạm thời đóng cửa.
Trước thông tin bún độc, các cở sở sản xuất bún ở làng bún này sút giảm mạnh năng suất. Cơ sở sản xuất lớn như của chị Nguyễn Thị Hoan, Vũ Thị Lan trước kia trung b́nh xuất đi khoảng 1,5 tấn/ngày ra thị trường, nhưng nay th́ lượng bán ra giảm hẳn, chỉ c̣n trên dưới 1 tấn. Một số cơ sở có mối nhập hàng cho các nhà hàng lớn ở Hà Nội th́ bị cắt giảm thậm chí dừng nhập. Lư do các chủ nhà hàng đưa ra rằng khách không dám ăn bún. V́ một thông tin cách hàng ngh́n kilomet mà trung b́nh mỗi ngày gia đ́nh chị Hoan và chị Lan mất không khoảng 3 triệu đồng.
Làng nghề truyền thống Khắc Niệm đă có nghề làm bún từ hàng trăm năm nay. Người dân trong làng cho biết, tất cả mọi quy tŕnh, cách thức đều tự nhiên và không có bất cứ chất ǵ ảnh hưởng đến sức khỏe. Phản ứng của người tiêu dung trước thông tin bún nhiễm độc đă khiến cuộc sống ở Khắc Niệm bị xáo trộn ít nhiều. Theo lănh đạo xă Khắc Niệm, do ảnh hưởng của thông tin bún bẩn đă khiến lượng bún tiêu thụ của địa phương giảm gần 30% và gây thiệt hại có thể lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi ngày cho người dân.
Bao giờ khỏi mang tiếng oan
Anh Nguyễn Xuân Hải người chuyên lấy bún từ làng bún Phú Đô (Mễ Tŕ- Từ Liêm) đi rải các nhà hàng, quán ăn ở nội thành Hà Nội đang tính tạm thời nghỉ việc. Lư do nghỉ việc được anh Hải cho hay: “Sau khi thông tin bún nhiễm độc được đăng tải nhan nhản trên Internet, người dân hoảng quá, họ không dùng bún cho các món ăn nữa. Những thông tin giật ḿnh, nào là hóa chất độc hại, ăn lâu dài sẽ gây suy gan, thận, cơ thể mệt mỏi và cả bệnh ung thư. Mặc dù ở Phú Đô, bún sạch thật đấy, nhưng nhiều người vẫn bán tín bán nghi và không dùng. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến các cơ sở sản xuất bún mà trực tiếp làm chúng tôi thất nghiệp. Trước đây, hàng ngày tôi chạy hàng tạ bún, có khi phân phối cả tấn nhưng giờ th́ chỉ đạt 30% so với trước”.
Tại xưởng làm bún của gia đ́nh ḿnh, chị Thắm rầu rầu: Trước kia, b́nh quân một ngày gia đ́nh anh chị sản xuất khoảng 500 - 600 kg. Tuy nhiên, gần đây số lượng bún làm ra giảm đi gần một nửa. Chị Thắm, khẳng định: "Khách hàng của gia đ́nh toàn là những mối quen từ lâu năm. Họ đến lấy buôn về bỏ mối hoặc trực tiếp các quán ăn đến lấy đem về bán. Bởi vậy, họ hiểu rơ chúng tôi hơn ai hết, nên yên tâm không có chuyện bún được thêm bất kỳ hóa chất nào. Có ‘các vàng’ tôi cũng không dám làm ăn bậy bạ". Tuy nhiên, bún bán được hay không th́ không phải các mối quen của chị mà thực khách mới là người quyết định.
Lúc này, mong muốn lớn nhất của những người làm bún ở các làng nghề cung cấp bún chính cho thực khách Hà Nội là những người làm bún bẩn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng phải bị xử lư nghiêm khắc để làm gương, đồng thời cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc thực hiện kiểm tra kiểm soát rồi công bố sớm để người dân bán tín bán nghi.
Theo khảo sát của chúng tôi về một số làng làm bún nổi tiếng ở Bắc Giang và Nghệ An. Hai làng bún ở Nghệ An là Huỳnh Dương - Diễn Quảng, nơi có 248 hộ sản xuất bún, bánh và Làng Quỳnh – Quỳnh Lưu – Nghệ An, làng có nghề truyền thống làm bún tồn tại hàng trăm năm dường như thông tin đến bún độc không ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ.
Làng làm bún Đa Mai, TP Bắc Giang, được coi là sản vật của xứ Bắc, trước tin bún độc có gặp chút khó khăn khi săn suất b́nh quân sụt giảm 30%. Đoàn kiểm tra liên ngành TP Bắc Giang (Bắc Giang) đă phối hợp với UBND xă Đa Mai tiến hành kiểm tra, xác minh chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại làng nghề sản xuất bún Đa Mai thông qua phương pháp test nhanh, kết quả cho thấy chỉ tiêu về hàn the và formon đều âm tính. V́ vậy mà bún Đa Mai gần như đă lấy lại được nhịp sản xuất b́nh thường.
Tuy sản lượng có sút giảm nhưng quy tŕnh làm bún sạch vẫn như thường lệ. 3h30 những chậu lớn bột gạo chuẩn bị được đưa vào ḷ

Gạo ngâm được đưa vào cối xay nhuyễn

4h30, những mẻ bún đầu tiên ra ḷ

Trước khi trời sáng, hàng tạ bún được sản xuất xong để đưa ra chợ hoặc các đầu mối.
Hà Phương