R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
|
Quan ngại 'hàng nóng' được nhập lậu qua đường... 'chim bay'
Thời gian gần đây, số vụ vận chuyển “hàng nóng” (vũ khí, công cụ hỗ trợ, kể cả ma tuư) qua đường hàng không ngày càng gia tăng. Các cơ quan chức năng quan ngại manh nha xuất hiện đường dây buôn lậu vũ khí qua đường hàng không và đang tích cực ngăn chặn. Giật ḿnh đường đi của những “món quà dựng tóc gáy”
Mới đây, kết quả kiểm tra trong lô hàng khai là quà biếu tặng gửi từ Mỹ về cho người nhận tại đường Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lăo, quận 1 (TP.HCM) có 2 khẩu súng ngắn kim loại chưa lắp ráp, dùng hơi gas, 1 dao lê, 1 dao cắt hai lưỡi. Một lô hàng khác gửi từ Anh về cho người nhận ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có một áo giáp chống đạn, dao và một số công cụ hỗ trợ. Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh TP.HCM cho biết, toàn bộ hồ sơ, tang vật đang được tạm giữ tại Chi cục để xác minh làm rơ và xử lư tiếp theo quy định của pháp luật.
Cách đây không lâu, pḥng An ninh kinh tế công an TP.Hà Nội đă phát hiện vụ vận chuyển 50 khẩu súng từ Nga về Việt Nam qua sân bay quốc tế Nội Bài. Đó là 50 khẩu súng hơi do Cộng ḥa Czech sản xuất, được tháo rời các bộ phận rồi đóng gói theo hành lư kư gửi trên chuyến bay SU290 của hăng hàng không Aeroflot - Nga về Việt Nam sáng 22/7/2012. Chủ lô hàng này là 2 người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở Czech về thăm nhà. Hàânh khách Nguyễn Văn Được đă khai nhận vận chuyển thuê về Việt Nam để tiêu thụ. Giá mỗi khẩu súng tại Czech là 3.100 koruna (tương đương 3,1 triệu đồng) nhưng ở Việt Nam được rao bán 12-16 triệu đồng. Một chuyên gia an ninh hàng không cho biết, khi cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện, chủ nhân của những lô hàng này đều không xuất tŕnh được giấy phép, không khai báo hải quan và khi bị phát hiện, họ đều khai mua về làm quà cho người thân?! Điển h́nh vụ việc vận chuyển 203 khẩu súng tại sân bay Nội Bài hồi trung tuần tháng 12/2011. Toàn bộ số súng hơi được tháo rời giấu trong nhiều vali được 9 hành khách người Việt mua tại Cộng hoà Séc rồi bay quá cảnh sang Nga về Việt Nam và bị lực lượng hải quan sân bay Nội Bài bắt giữ. Tại thời điểm kiểm tra, các đối tượng không xuất tŕnh được giấy tờ liên quan mà chỉ lư giải rằng, số súng trên mua với giá hơn 100 USD/ khẩu tại Cộng ḥa Séc về Việt Nam để làm quà, mua hộ hay cầm hộ người khác và không biết là Việt Nam quản lư chặt chẽ loại súng hơi này!.
Vị chuyên gia này cho biết thêm, những vụ vận chuyển từng được phát hiện chủ yếu diễn ra trên các đường bay từ châu Âu về (Ba Lan, Czech, Nga, Đức, Pháp...) hoặc Trung Quốc. Một số trường hợp, khách vận chuyển cả súng và đạn, chia nhỏ theo các kiện hàng khác nhau.
Đằng sau sự táo tợn, liều lĩnh
Theo t́m hiểu của PV, "hàng nóng" được vận chuyển vào Việt nam gồm đủ loại, nhiều nhất là súng hơi dùng để săn bắn, súng bắn đạn hơi cay Rohm RG9 Cal.8mmk và có cả súng lục K59 hay súng quân dụng. Sở dĩ t́nh trạng vận chuyển vũ khí từ nước ngoài về Việt Nam dễ dàng là do tại nhiều quốc gia, các hăng hàng không chấp nhận vận chuyển súng hơi, súng săn theo đường hành lư kư gửi mà chủ hàng không cần phải xuất tŕnh giấy phép (pháp luật nước sở tại không cấm sử dụng loại vũ khí này-PV). Tuy nhiên, Việt Nam nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân mua bán, mang ra nước ngoài, mang từ nước ngoài vào, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng, biếu tặng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép.
Nhận định về thủ đoạn vận chuyển vũ khí của tội phạm buôn bán vận chuyển vũ khí, LS. Bùi Đ́nh Ứng (đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng: "Từ trước đến nay, tội phạm vận chuyển vũ khí bằng đường bộ qua biên giới rất nhiều, tuy nhiên có thể những loại vũ khí này không hiện đại bằng những vũ khí, công cụ vận chuyển bằng đường hàng không. Ngoài ra, ở đường biển với những chuyến tàu viễn dương đi giao hàng quốc tế, ta cũng chưa kiểm soát được".
Theo LS. Ứng, không khó để phát hiện các loại vũ khí bởi vấn đề nằm ở quy tŕnh kiểm tra hàng hoá khi lên và xuống máy bay. Chúng ta để lọt những hàng hoá nguy hiểm lên máy bay là do tŕnh độ nghiệp vụ của các nhân viên yếu. Hoặc cũng không loại trừ khả năng, nhân viên tại sân bay biết nhưng tiếp tay cho tội phạm để hưởng "hoa hồng"?!.
Đánh giá về mức độ nguy hại của loại h́nh tội phạm này, LS. Ứng cho rằng: "Khi các đối tượng chuyển vũ khí, công cụ về trong nước đều có ư đồ. Việc vận chuyển vũ khí qua đường hàng không không chỉ ảnh hưởng đến trật tự xă hội, là vũ khí phục vụ cho các băng đảng cướp bóc, đâm thuê chém mướn, mà c̣n ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Chúng ta không loại trừ khả năng, một số người ở v́ lợi nhuận, v́ mù quáng mà vận chuyển những vũ khí này về, tích tiểu thành đại rồi sản xuất hàng loạt trong nước. Đây không chỉ tiếng chuông cảnh báo mà nó đă ở t́nh trạng hết sức khẩn cấp và các cơ quan chức năng phải làm thật gắt gao. Cho dù tội phạm dùng vào mục đích ǵ th́ cũng phải bịt kín".
C̣n về vấn đề xử lư, LS. Ứng phân tích: "Những vụ vận chuyển "hàng nóng" khi bị phát hiện, đối tượng trong nước sẽ chối bỏ trách nhiệm nhưng cơ quan điều tra sẽ dùng những biện pháp nghiệp vụ để buộc những đối tượng trên phải xuất đầu lộ diện. Tuỳ theo từng loại vũ khí, công cụ mà các đối tượng bị các mức xử phạt khác nhau. Chúng ta có thể xử lư các đối tượng ở nước ngoài trong trường hợp nước đó có hiệp định hỗ trợ tư pháp với ta, c̣n đối với các nước chưa kư kết hiệp định trên th́ khó khăn hơn. Theo tôi, điều quan trọng nhất là bịt kín đầu vào, không để hàng hoá nguy hại thâm nhập vào nước ta. Để làm được điều này th́ trách nhiệm lớn nhất vẫn là thuộc về hải quan các cấp", LS. Ứng nhấn mạnh.
Phải truy cứu trách nhiệm h́nh sự?
LS.Nguyễn Thế Truyền cho rằng: "Theo những ǵ đă nêu, th́ số vũ khí bị phát hiện bao gồm cả vũ khí quân dụng và vũ khí thô sơ, nên những đối tượng liên quan có thể bị truy cứu trách nhiệm h́nh sự theo quy định của Bộ luật H́nh sự, cụ thể: Với số vũ khí quân dụng th́ họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm h́nh sự theo tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 230 Bộ luật H́nh sự), với t́nh tiết vận chuyển, mua bán qua biên giới th́ người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm h́nh sự theo khoản 2 Điều 230 với mức h́nh phạt từ 5 năm đến 12 năm".
AP
|