Khi “tử thần cầu Băi Cháy” phải khóc hận trước cậu bé 14 tuổi ở TP. Hạ Long, người ta nghĩ tới một phép mầu cùng với sự hóa giải “lời nguyền của Hà Bá”.
Hơn 6 năm trôi qua, cầu Băi Cháy vẫn nằm đó, nối Ḥn Gai với Băi Cháy qua eo biển Cửa Lục thuộc tỉnh Quảng Ninh, là cây cầu dây văng một mặt phẳng đầu tiên và có nhịp cầu chính dài nhất thế giới. Nơi đó, bao tiếng khóc đă cất lên, bao nỗi niềm đă dàn trải. Những bước chân của người đi qua đây cũng như nặng trĩu. Có ai đó dừng lại cầu để ngắm vẻ đẹp của vùng đất Mỏ, họ lại được “áp” cho cái suy nghĩ: Có thể là một nhân vật “chán sống”.

Từ độ cao hơn 50m từ cầu rơi xuống nước, sẽ chẳng có cơ hội sống sót. Nhưng sự thật ấy đă bị phủ nhận bởi 3 người "mắt trần da thịt".
Mang theo câu chuyện về những người đă từng hóa thân ḿnh vào ḍng nước lạnh chảy dưới chân cầu Băi Cháy tới gặp anh Trần Văn Kiểm, Giám đốc chi nhánh ANTT cầu Băi Cháy, tôi nhận được nhiều những chia sẻ rất đời thường của anh.
Với những cái tên như Nguyễn Huy Hùng, V.A, Nguyễn Văn Hải – những người đă góp phần giải “lời nguyền tử thần” cho cây cầu, anh Kiểm cười nói rằng: “C̣n tùy thuộc vào tư thế nhảy nữa để quyết định tới việc sống sót của họ khi rơi từ độ cao hơn 50m xuống nước”.
Là người gắn bó với cây cầu từ ngày nó mới bắt đầu thông xe, anh Kiểm cười lớn hơn khi được hỏi về những “lời nguyền” đă từng xuất hiện qua những câu chuyện của người đời: “Tôi đă gặp không ít những công nhân làm cầu và cũng mang những chuyện “đồn” như bạn vừa nói ra hỏi họ. Nhưng chính họ cũng cười tôi. Làm cầu mục đích chính là đảm bảo giao thông, phát triển kinh tế chứ ai muốn làm ra để cho dân ḿnh đi tự tử đâu”. Rồi anh lắc đầu trước những lời đồn thổi không có cơ sở ấy.
Tôi đă từng đọc trên một tờ báo mạng ghi rơ: “Đồn rằng, một ngày
nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đi qua cầu Băi Cháy, bất giác bà nghe thấy những tiếng khóc, kêu cứu của những oan hồn bị quỷ dữ cử đến đây bắt người…”. Và sau sự sống sót ḱ diệu của ba nhân vật đă từng nhảy cầu Băi Cháy, những câu truyện truyền khẩu lại càng mang màu sắc huyền bí. Nhiều người cho rằng, sở dĩ có được sự thần ḱ ấy là do nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đă về đây làm lễ cầu siêu mới hóa giải được dớp tử thần - “lời nguyền của Hà Bá”.
Nhưng từ anh Cường, công nhân nhà máy cầu đường ngay ở cầu Băi Cháy, chị Lệ (người bán hàng nước ngay dưới chân cầu) cho tới anh Nguyễn Ngọc Hải (nhân viên chi nhánh ANTT cầu Băi Cháy) rồi anh Kiểm đều khẳng định, chẳng có chuyện oan hồn hay quỷ dữ ở đây. Và nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cũng chưa bao giờ làm lễ cầu siêu ở cây cầu vốn “nức danh” là “điểm đến” của những người muốn “tự tử”. Trong số đó thanh niên có, người trung tuổi có thậm chí cả những người đang ở lứa tuổi học sinh. Họ đến từ nhiều tỉnh thành: Hải Dương, Hải Pḥng, Bắc Ninh…
Qua cuộc điện thoại trao đổi với nhà ngoại cảm, chúng tôi cũng nhận được câu trả lời trùng khớp với lời khẳng định của những người vốn gắn bó với cây cầu. Chưa một lần tới cầu Băi Cháy nên cũng chẳng có chuyện cầu siêu hay làm lễ ở đây. Đó là lời khẳng định của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng để “giải oan” cho cây cầu tử thần.
Trở lại câu chuyện của anh Kiểm tại cây cầu Băi Cháy, mỗi khi nhắc tới những trường hợp đă không thoát khỏi ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết khi chọn cho ḿnh “điểm dừng” là cây cầu này, nét mặt anh Kiểm lại buồn hơn: “Đó là mặt trái của xă hội. Chẳng ai có thể nói, sẽ không c̣n người buôn bán ma túy hay người lô đề, phá sản. Cũng chẳng ai có thể khẳng định sẽ không có chuyện t́nh yêu tan vỡ rồi chuyện lục đục vợ chồng, chuyện bố mẹ mắng con cái... Giải pháp duy nhất để giúp hạn chế các vụ tử tử trên cầu Băi Cháy, theo tôi nghĩ, không ai giao nhưng chúng tôi vẫn làm. Đó là, trong quá tŕnh tuần tra bảo vệ cầu, xử lư các sự việc giao thông, nếu phát hiện có những đối tượng có biểu hiện không b́nh thường th́ cố gắng bằng cách này cách khác tiếp cận người ta một cách văn minh lịch sự. Đây là việc làm nhân đạo nhưng không phải dễ thực hiện”.
Anh Kiểm cũng nhắc tới giải pháp chăng lưới để làm “phá sản” những ư định nhảy cầu. Nhưng rồi anh lắc đầu khi thấy tính không khả thi của giải pháp này. Với anh, giải pháp lâu dài chính là sự vào cuộc của toàn xă hội, các cơ quan chức năng giúp tuyên truyền, giáo dục cách sống, lối suy nghĩ cho đại bộ phận người dân trong xă hội.
Tạm biệt cầu Băi Cháy, tôi thực sự bị ám ảnh bởi câu nói của chị Lệ: “Đừng đùa với cầu Băi Cháy”. Và thầm mong rằng những câu chuyện ḿnh được kể là chuyện đau buồn cuối cùng diễn ra trên cây cầu vững chăi này.
Theo Soha