Thương mại vũ khí gia tăng mạnh trên thế giới, theo số liệu vừa công bố của IHS, cơ quan có uy tín trên vấn đế này. Chủ đề được báo Les Echos theo dơi dưới hàng tựa : Thương mại vũ khí gần đến ngưỡng 100 tỷ đô la. Điều được tờ báo Pháp chú ư là với đà hiện nay, trong tương lai, châu Á sẽ chuyển dịch từ một khu vực đi mua thành một trung tâm xuất khẩu vũ khí.

Trang bị vũ khí hiện đại là một chiến lược quân sự của các nước Đông Nam Á hiện nay. REUTERS/Cheryl Ravelo |
Bài báo của Les Echos nhận định rất hóm hỉnh : "Ai bảo là có khủng hoảng ? Nếu xét thị trường vũ khí và các dịch vụ đi kèm theo, th́ có lẽ không hề thấy khủng hoảng v́ số thương vụ đă bùng nổ từ năm 2008".
Nh́n chung công việc buôn bán đă gia tăng 30% để đạt 73,5 tỷ đô la năm 2012 ; trước đó 4 năm th́ chỉ doanh số chỉ ở mức 56,5 tỷ. Theo các nhà phân tích của IHS, các trao đổi sẽ tăng gấp đôi từ đây đến 2020, và ngay từ năm 2018, sẽ vượt qua ngưỡng 100 tỷ đô la.
Les Echos cho là số liệu trên có phần gây ngạc nhiên. Lư do là với luật cắt giảm chi tiêu quốc pḥng được gọi là ‘Sequestration Act’ tại Mỹ, có khả năng bộ Quốc pḥng Mỹ bị mất 500 tỷ đô la ngân sách, và với việc châu Âu cũng cắt giảm chi tiêu quốc pḥng, th́ suy nghĩ chung là chi tiêu của các nước đang vươn lên sẽ chỉ bù đắp được phần nào, nhưng không nhiều, cho phần giảm của phương Tây.
Nói cách khác ngành công nghiệp quân sự thế giới sẽ bị đ́nh đốn và nếu có tăng th́ cũng chi là một cách yếu ớt. Nhưng số liệu của IHS cho thấy ngược lại, và các chuyên gia của họ dự kiến là thế giới vẫn tiếp tục trang bị vũ khí, ngân sách tiếp tục tăng : 9,3% từ đây đến 2021, lên mức 1,65 ngàn tỷ đô la. Les Echos trích dẫn IHS cho là có 2 yếu tố đáng chú ư : Chi phí quân sự đang xoay về phía Đông và cạnh tranh gia tăng.
Và nếu t́nh h́nh diễn ra đúng theo dự đoán, th́ châu Âu và Hoa Kỳ sẽ càng lúc càng yếu thế v́ dần dần với việc nhập trang thiết bị quân sự, các nước đang vươn lên cũng tăng sức mạnh, khả năng công nghiệp của họ qua việc chuyển giao công nghệ học. Ví dụ rơ nhất là trường hợp Ấn Độ, khi thương lượng mua chiến đấu cơ Rafale của Dassault (Pháp), th́ cũng đ̣i khả năng chế tạo một phần lớn máy bay tại nước họ.
Như thế, các nước nhập khẩu hôm nay sẽ dần dần có trọng lượng hơn, chiếm vị trí quan trọng hơn trong danh sách các quốc gia xuất khẩu, Châu Âu và ngay cả Hoa Kỳ sẽ không giữ đươc chỗ đứng hiện tại. Xu hướng này hiện đă lộ rơ, như trường hợp Hàn Quốc, đă nằm trong danh sách 20 nước xuất khẩu hàng đầu. Trung Quốc cũng đang rất ‘hung hăng’.
Trong bối cảnh đó, các nưóc phương Tây bắt buộc phải xuất khẩu nhiều hơn nếu không muốn công nghiêp họ bị nhận ch́m. Có điều là các nước này bị vướng vào việc phải chuyển giao công nghệ cho khách hàng của ḿnh. Chuyên gia của IHS, Guy Anderon dự báo : « Cứ cho châu Á và Trung Đông một thập niên nữa, th́ họ sẽ bán ra trang thiết bị tầm cỡ thế giới ».
Mai Vân, RFI