Ông bà là cán bộ về hưu. Có bao của cải ông bà dành cho cậu con trai duy nhất học Tiến sĩ ở nước ngoài. Thậm chí căn nhà cuối cùng ông cũng bán cho con mua nhà bên Pháp.
> Con ơi cho mẹ về quê
Chết v́ buồn?
Gia đ́nh bà Nguyễn Thị L. (Hai Bà Trưng, Hà Nôi), ông bà làm nhà giáo. Vốn tính hiền lành, thật thà, bà L. không giấu diếm nhiều chuyện gia đ́nh bà. Bà L. khẽ khàng kể, bà chỉ có Dũng là con trai duy nhất. Bà sinh con muộn nên đặt tên con là Hùng Dũng để sau này con bà lớn lên sẽ khỏe mạnh, cường tráng. Dũng là con một nên được bố mẹ chiều. Tuy nhiên, cậu vẫn luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi nhiều năm. Học năm thứ hai đại học Bách Khoa Hà Nội, Dũng lấy học bổng du học nước ngoài ở Nga.
Ông bà vui mừng v́ con trai được đi du học. Dũng cũng biết cậu là niềm tin của gia đ́nh nên cố gắng học thật tốt. Học xong thạc sĩ, cậu làm tại Nga và lấy vợ là Việt Kiều Nga.
Hai vợ chồng Dũng chuyển qua Pháp để cậu nghiên cứu bằng Tiến sĩ. Tại Pháp cơ chế cho người nước ngoài mua nhà dễ nên Dũng bàn với bố mẹ bán nhà ở Việt Nam để qua Pháp định cư cùng vợ chồng cậu. Bà L. và chồng đă về hưu, nghe con bàn thế bà L. cũng không phân vân v́ ông bà cho rằng "có ḿnh nó, trước sau của rả cũng cho con cho cháu, chết có mang đi được đâu". Thế rồi, ông bà theo con trai sang trời Tây.
Bà L. nhớ lại, những tháng ngày ở trời Tây với con trai chẳng khác nào cấm cung. Ngoại ngữ không biết, ông bà không thể nói chuyện với ai ngoài con trai và con dâu. Thức ăn hàng ngày không hợp với hai vợ chồng già. Con trai bà muốn báo hiếu bố mẹ bằng cuộc sống ở nơi đất khách, xử sở mà nhiều người hằng mơ ước. Tuy nhiên với ông bà L. nó chẳng khác nào như sống ở khu rừng hoang được cung cấp thức ăn hàng ngày.
Ba năm sống bên đó, những món ăn Việt Nam như mắm, cá kho...ông bà thèm cũng không được ăn v́ con dâu sợ. Hàng ngày, hai ông bà chỉ ngồi nh́n nhau cho nhanh đến tối. Bà nhớ, có lúc chồng bà thở dài nói mệt và nhớ nhà, muốn ngồi tṛ chuyện với hàng xóm. Bà giục con dâu sinh cháu nhưng dù đă ngoài 30 hai vợ chồng Dũng kiên quyết không chịu sinh v́ bảo con cái chỉ là nợ đời. Nghe thế, ông bà buồn lắm nhưng biết làm sao v́ có phải ḿnh đẻ đâu mà muốn là được. Hai vợ chồng Dũng lúc nào cũng nói sẽ chăm sóc và báo hiếu bố mẹ thật tốt nhưng niềm vui bế cháu của ông bà L. không thực hiện được.

Bà L. ngồi tâm sự về những tháng ngày ở trời Tây
Năm 2009, chồng bà L, bị đột quỵ rồi qua đời. Khi mất, ông cũng không thể nhắm mắt. Bà sống một ḿnh bơ vơ nơi xứ người, bị nhốt trong căn nhà chẳng khác nào một tù nhân giam lỏng. Đứa con trai đứa con trai duy nhất vài ngày mới về nhà một lần. Nhớ chồng, nhớ quê hương, bà L. bị ốm liên miên.
"Sang nước ngoài chưa đến 4 năm mà tôi cứ ngỡ như cả một thế kỷ, một kiếp người. Sức khỏe như xuống dốc không phanh" - bà than thở.
Bà muốn về quê lắm nhưng lại không biết đi về đâu v́ nhà đă bán. Quê hương bà ở Quảng Ninh cũng chẳng c̣n người thân thích nữa. Bà nhớ quê nên chỉ ngồi khóc, con dâu bà chặn điện thoại chiều đi quốc tên nên bà có muốn cũng không gọi được cho ai. Bà L không ngờ rằng về cái tuổi gần đất xa trời bà lại được con cái nuôi theo kiểu "công nghiệp".
Cầm hộ chiếu dọa đuổi mẹ ra khỏi nhà
Những tháng ngày cô đơn của bà L. như ngày một tăng thêm. Cứ như thế, một năm cũng qua đi. Hết ngày giỗ chồng, bà xin con được đưa tro cốt của chồng bà về nước nhưng Dũng không nghe. Cậu cho rằng "bố con đă nằm xuống th́ ở đâu cũng thế. Bên này có con cái ông sẽ vui hơn".
Một buổi chiều, bà L. dọn nhà của con trai thấy tờ giấy lạ ghi bằng ngoại ngữ. Vốn không biết tiếng Pháp nên bà nghĩ nó đă nhàu chắc con dâu bỏ đi nên bà đem vào thùng rác trước cửa nhà. Khi cô con dâu về t́m lại tờ tài liệu không thấy cô bực dọc mắng bà L. bằng tiếng nước ngoài. Bà không hiểu ǵ nhưng biết chắc con dâu đang rất giận.
Sống cùng con trai ở trời Tây, bà c̣n chứng kiến cảnh mà cô con dâu gọi là "b́nh đẳng giới". Công việc nhà con dâu không bao giờ động tay chân vào mà phó mặc cho chồng. Thương con, bà L. lại nhặt nhạnh việc nhà làm giúp con.
Từ ngày sang Pháp, bà sụt mất 6kg. Đến cuối năm 2010, bà L. đ̣i về nước. Dũng tức mẹ nên cậu đă cầm hộ chiếu và visa ném thẳng vào mặt bà và thách thức bà L.: "giấy tờ đây, bà về được th́ cứ về". Cô con dâu Việt kiều cũng a dua theo đ̣i đuổi bà về nước. Uất ức con, bà L. đă t́m đến đại sứ quán Việt Nam tại Pháp để xin giúp đỡ được hồi hương.
Về đến Việt Nam, bà bơ vơ không cửa, không nhà sống nhờ một người bà con xa rồi sau đó bà đi ở trọ. Tiền bán cửa nhà mấy năm trước ông bà cho con trai hết. Lương hưu hơn 3 triệu cũng chỉ đủ bà trả tiền trọ và tiêu tiết kiệm.
Nhắc đến Dũng, bà chỉ lâu khóe mắt: "nó có hiếu với bố mẹ lắm mới đưa bố mẹ qua Pháp. Nếu biết bố mẹ khổ bên đó nó cũng không đưa sang đâu". Bà vẫn c̣n bênh và giữ tiếng đẹp cho con lắm. Nhưng bà Giang chị em họ của bà L. cho biết, "từ ngày bà về nước Dũng thi thoảng chỉ gọi điện về hỏi han nhưng nó không chịu chu cấp cho mẹ nếu bà cứ ở VN".
Bà không muốn mất con nhưng khoảng cách địa lư khiến bà chỉ biết thở dài nh́n lên trời. Mỗi khi người ta nhắc đến chữ hiếu bà lại đỏ hoe mắt nhớ con.
Nguồn: Nguyệt Thu/ Phunutoday