Sáng 18/6, chiến hạm săn ngầm George Leygues của Hải quân Pháp do Trung tá Romuald Bomont làm thuyền trưởng đă cập cảng Sài G̣n bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam 4 ngày.
Sau khi cập cảng, trung tá Romuald Bomont cùng các sĩ quan trên tàu đă xuống chào đoàn đại diện hải quân Việt Nam. Thay mặt quân đội và hải quân Việt Nam và chính quyền địa phương, đại tá Hà Xuân Xứ, đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam, đă vui mừng chào đón, tặng hoa và chúc đoàn hải quân Cộng ḥa Pháp có chuyến thăm thành công tại Việt Nam.
Từ ngày 18 tới ngày 21/6/2013, hai chiến hạm của Hải quân quốc gia Pháp cùng lúc sẽ tới thăm Miền Nam Việt Nam (từ Singapore): Tàu chỉ huy và đổ bộ
Tonnerre, do Đại tá Jean-François Quérat làm thuyền trưởng sẽ có chuyến cập cảng kỹ thuật tại Vũng Tàu. Trong khi đó tàu hộ tống chống ngầm Georges Leygues sẽ thực hiện chuyến thăm xă giao tới thành phố Hồ Chí Minh.
Chiến hạm Tonnerre
Các chuyến cập cảng này nằm trong khuôn khổ chương tŕnh huấn luyện tác chiến của khóa huấn luyện thực hành “Jeanne d’Arc 2013”. Khóa huấn luyện thực hành này đă được bắt đầu từ tháng 3 năm 2013 và sẽ kết thúc vào cuối tháng 7 năm sau khi đă thực hiện các hải tŕnh qua Đại Tây Dương, vùng Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương cũng như là khu vực Biển Đông.
123 sĩ quan học viên của trường huấn luyện thực hành học viên sĩ quan Hải quân (GAEOM), thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, ngoài các quốc gia châu Âu c̣n có học viên các nước Togo, Ả-rập Xê-út, Indonésia và cả Brazil cũng gửi học viên tham gia khóa huấn luyện.
Ngài Đại sứ Pháp tại Việt Nam cũng tham gia sự kiện này và một buổi tiệc cocktail hữu nghị cũng sẽ được tổ chức trên boong tàu George Leygues để chào đón các khách mời là các quan chức quân dân sự và đại sứ của nhiều nước. Cộng đồng kiều dân Pháp và một phái đoàn của thành phố Brest cũng sẽ có mặt tại buộc tiệc này.

Trong khuôn khổ Năm Pháp - Việt Nam được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, một sĩ quan học viên của Hải quân Việt Nam cũng tham gia khoa huấn luyện này tạo nên sự phong phú về sự tham gia của học viên các nước trên tàu cũng như là tăng cường mối quan hệ hợp tác Pháp – Việt.
Cùng đi với Georges Leygues là chiến hạm đổ bộ khủng lớp Mistral - BPC Tonnerre. Là chiến hạm ưu tú của Hải quân quốc gia Pháp, tàu BPC Tonnerre không thể cập cảng thành phố Hồ Chí Minh được do quá khổ. V́ vậy, con tàu đổ bộ này cũng đă cập cảng kỹ thuật tại Vũng Tàu.
Tàu hộ tống chống ngầm Georges Leygues
Chiếc Tonnerre (L9014) thuộc lớp tàu Mistral do Tập đoàn sản xuất vũ khí Thales và Chantiers de l’Atlantique hợp tác thiết kế chế tạo theo đơn đặt hàng của
Hải quân Pháp.
Tàu đổ bộ lớp Mistral khá đồ sộ, với chiều dài 199m, chiều rộng 32m, mớn nước 6,2m, lượng giăn nước toàn tải lên tới 21.300 tấn. Con tàu tuy được thiết kế chính cho nhiệm vụ đổ bộ (bằng đường không, đường biển), nhưng vẫn có thể đảm nhiệm vai tṛ chỉ huy và là tàu bệnh viện cỡ lớn.
Tàu thiết kế sân bay có diện tích 6.400m2 với 6 sàn cất hạ cánh trực thăng. Tàu có thể mang theo 16 trực thăng hạng nặng hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ, tiếp nhận nhiều loại trực thăng gồm: NH90, Tiger, Puma, Écureuil hay Panther.
Georges Leygues trên sông Sài G̣n
Ở đuôi tàu bố trí khoang chứa có thể làm ngập nước, phục vụ việc hoạt động của tàu đổ bộ đệm khí, tàu đổ bộ thường. Khoang này có diện tích 885m2 cho phép triển khai 4 tàu đổ bộ thông thường loại CMT, hoặc 2 đổ bộ đệm khí LCAC. Khoang tàu có thể chứa tiểu đoàn 40 xe tăng Leclerc hoặc một đại đội 13 xe Leclerv và 46 xe bọc thép lội nước.
Ngoài khả năng chở phương tiện cơ giới, Mistral có thể vận chuyển 450 binh lính cùng hàng hóa hậu cần đủ trang bị cho số quân này trong ṿng 45 ngày, hoặc có thể tăng gấp đôi sức vận chuyển lên 900 quân với các chiến dịch diễn ra trong thời gian ngắn.
Ngoài vai tṛ thực hiện nhiệm vụ đổ bộ đường biển, Mistral có thể dùng làm tàu chỉ huy với trung tâm chỉ huy rộng 850m2 và tiếp nhận cùng lúc 150 nhân viên.
Về hệ thống pḥng vệ, tàu được trang bị hỏa lực nhẹ gồm: 2
tổ hợp tên lửa pḥng không tầm ngắn MBDA Simbad (tầm bắn xa hơn 6km), 2 tổ hợp pháo cao tốc 30mm và 4 súng máy M2-HB Browning 12,7mm. Các loại vũ khí này hữu hiệu với mục tiêu bay thấp (tên lửa hành tŕnh, máy bay), thậm chí có thể dùng để tiêu diệt tàu cỡ nhỏ, yểm trợ hỏa lực quân đổ bộ đường biển.
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn