Bơm nước cho heo, nhồi cám cho gà, vịt, nhiều thương lái và ḷ mổ v́ lợi nhuận đă bất chấp những nguy hại đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Người tiêu dùng bị móc túi
Mới đây, Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau tiến hành kiểm tra một số cơ sở giết mổ heo trên địa bàn tỉnh và đă phát hiện nhiều cơ sở bơm nước vào heo nhằm tăng trọng lượng của thịt heo sau khi giết mổ nhằm trục lợi.
Mánh khóe của các gian thương này là bơm nước trực tiếp vào hệ tiêu hóa của heo cho đến khi căng tṛn khiến heo không đứng được phải ngă lăn quay ra sàn.
Ông Cao Mạnh Hùng, Thanh tra viên (Thanh tra Sở NN-PTNT Cà Mau), cho biết, đối với heo có trọng lượng 100 kg, nếu không bơm nước số lượng thịt cho ra sau khi giết mổ khoảng 84 kg, c̣n khi bơm nước vào th́ số lượng thịt sẽ tăng lên hơn 90 kg. Bằng h́nh thức này, các chủ cơ sở kinh doanh thu lợi từ 400 đến 500.000 đồng/con.
Bên cạnh việc bơm nước cho heo, t́nh trạng “nhồi” cám, bánh đúc cho gà, vịt cũng khá phổ biến tại các chợ bán gia cầm đầu mối phía Bắc. Với h́nh thức nhồi những miếng bánh đúc, cám vào diều gà, vịt với mục đích để chúng tăng cân, mỗi một con gia cầm thương lái có thể bỏ túi mấy chục ngàn đồng tiền lăi.
Theo chị Ngân, một tay buôn gà có tiếng ở chợ gia cầm Hà Vĩ ( Thường Tín, Hà Nội), việc nhồi nhét bánh đúc hết cỡ như vậy, một con gia cầm có thể tăng thêm từ 100 - 300g. Nếu như một con gà trọng lượng 1kg có giá 90.000 đồng th́ với lượng bánh đúc nhồi thêm vào là 300g th́ đương nhiên những người đi buôn sẽ lăi khoảng 27.000 đồng, mà việc mua thêm 300g bánh đúc chỉ mất vài ba ngàn bạc. Đó c̣n chưa kể việc họ cân điêu, cân thiếu.
“Với những chiêu tṛ này gian thương đă móc túi người tiêu dùng một cách trắng trợn, đó là chưa kể đến việc khi heo đă bi bơm nước, gà vịt đă bị nhồi đủ thứ vào diều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thịt như thế nào”, ông Hùng nói.
Chất lượng thịt có đảm bảo?
Trước t́nh trạng vi phạm ATVSTP ngày càng tăng, Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau đă phối hợp với Chi cục Quản lư chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật và Ban Quản lư các chợ tiến hành kiểm tra và lấy 25 mẫu (gồm 10 mẫu thịt heo, 5 mẫu thịt gà, 10 mẫu rau, củ, quả) để kiểm nghiệm các chỉ tiêu Salbutamol (chất tăng trọng), Salmonella sp (vi sinh) đối với mẫu thịt heo và thịt gà; chỉ tiêu Endosulphan (chất cấm) đối với mẫu rau, củ, quả... nhằm ngăn chặn thực phẩm kém chất lượng đến tay người tiêu dùng. Qua kiểm tra có đến 10 mẫu thịt heo không đạt chất lượng, nhiễm vi sinh Salmonella sp.
Ông Đặng Hoàng Hà, Trưởng pḥng Thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Sở NN-PT-NT tỉnh Cà Mau, cho biết: “Không cần biết nước bơm vào heo có sạch hay không sạch, nhưng chất lượng thịt sẽ giảm. Thịt của heo bị bơm nước sẽ giảm chất lượng và sẽ sớm bị hư hỏng, hôi thối hơn.
Ngoài ra, để giữ được nước trong heo th́ phải làm cho heo mê man trên 1 giờ, nhằm cho nước thấm vào thịt nên chắc chắn trong đó phải có hóa chất. Tuy chưa xác định được cụ thể loại hóa chất nào, nhưng chắc chắn thịt heo bơm nước cũng nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng ít nhiều”.
Theo cơ quan chức năng, việc sử dụng thực phẩm có nhiễm khuẩn sẽ nguy hại đến sức khỏe người sử dụng. Đặc biệt là t́nh trạng ô nhiễm vi sinh vật đối với thịt heo, thịt gà tại cơ sở giết mổ, cơ sở kinh doanh thịt cũng đang là điểm nóng về an toàn vệ sinh thực phẩm, khi có tới 10% mẫu thịt heo nhiễm Salmonella và 38,7% số mẫu thịt gà nhiễm Ecoli vượt quá giới hạn cho phép.
Thịt bẩn vẫn tràn lan
Liên tiếp phát hiện nhiều lô hàng thịt thối - Ảnh: Hoàng Việt
Từ ngày 2.5 - 5.6 lực lượng Quản lư thị trường (QLTT) TP.HCM phối hợp kiểm tra liên ngành pḥng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm phát hiện hơn 303 vụ vi phạm.
Theo thông tin từ Chi cục Thú y TP.HCM, trong tháng 5.2013, chỉ riêng Trạm kiểm dịch động vật (KDĐV) Thủ Đức đă phát hiện, xử lư 24 vụ vi phạm về vận chuyển, kinh doanh thịt, trứng bẩn. Tang vật vi phạm hơn 12,5 tấn thịt bẩn; hơn 6.100 con gia súc, gia cầm.
Đoàn kiểm tra liên ngành Q.12 phát hiện tại nhà số 36/40B quốc lộ 1A (KP.2, P.Tân Thới Hiệp) đang sơ chế 360 kg da gà đă bốc mùi hôi thối. Đoàn liên ngành H.Hóc Môn phát hiện 3 vụ, với gần 240 kg thịt, phụ phẩm heo, 56 con gia súc, gia cầm.
Đáng chú ư, gần đây lực lượng thú y TP.HCM phát hiện nhiều vụ vận chuyển thịt gia súc bệnh, sử dụng giấy kiểm dịch dỏm. Cụ thể, ngày 26.5, Trạm KDĐV Thủ Đức phát hiện xe tải 60S-9964 vận chuyển 59 con heo thịt từ B́nh Thuận về Long An, dư 4 con so với giấy chứng nhận kiểm dịch do Chi cục Thú y B́nh Thuận cấp. Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện lô heo này xuất phát từ Xuân Lộc (Đồng Nai) chứ không phải B́nh Thuận.
Nghiêm trọng hơn, ngày 21.5, tổ công tác liên ngành Trạm KDĐV Thủ Đức phát hiện xe khách 53M-5032 vận chuyển 320 kg thịt heo đă bốc mùi hôi, xuất huyết da, không giấy chứng nhận kiểm dịch. Kết quả mẫu xét nghiệm phát hiện lô hàng thịt heo trên bị nhiễm vi rút tai xanh, dịch tả. Trước đó chỉ hơn 10 ngày, cũng xe khách này vận chuyển 16 bao tải với trọng lượng hơn 1,1 tấn thịt heo nhiễm vi rút bệnh.
(Theo VietQ - Thanhnien)