(TNO) Thủ tướng Malaysia Najib Razak dường như đă ngả về phía Bắc Kinh khi kêu gọi các bên tranh chấp ở biển Đông cùng nhau hợp tác khai thác tài nguyên để tránh xung đột và ngăn chặn sự can dự của “những quốc gia ngoài khu vực”.
Theo Bloomberg, ông Najib đă nhắc đến vùng phát triển chung tại vùng biển tranh chấp giữa Thái Lan và Malaysia như là tiền lệ có thể áp dụng tại biển Đông.

|
Thủ tướng Malaysia Najib Razak - Ảnh: AFP |
“Đồng ư chia sẻ thịnh vượng, thay v́ để nó chia rẽ chúng ta, thích hợp hơn nhiều so với những giải pháp khác”, ông Najib nói tại thủ đô Kuala Lumpur hôm 4.6.
Việc tranh giành dầu khí và ngư trường ở biển Đông đă đe dọa làm gián đoạn tuyến đường hàng hải quan trọng chiếm 2/3 giao thương của thế giới.
Trung Quốc vốn ủng hộ việc khai thác chung tài nguyên tại khu vực trong khi Mỹ, Nhật và Philippines cổ vũ việc đưa tranh chấp ra ṭa án quốc tế.
Ông Najib nói một bộ quy tắc ứng xử cho các hoạt động tại vùng biển sẽ là “khởi đầu tốt đẹp” cho việc ngăn chặn căng thẳng leo thang. Ông này cũng cảnh báo rằng việc lôi kéo “những quốc gia ngoài khu vực” có thể “tăng thêm một tầng phức tạp cho tranh chấp”.
“Với các quốc gia châu Á, chúng ta phải tự giải quyết vấn đề. Nếu chúng ta đi xa khỏi con đường đối thoại và hợp tác, chúng ta có thể mở đường cho những bên khác tiến hành những hành động khắc phục để bảo vệ tự do hàng hải và an toàn lưu thông”, theo hăng Bloomberg trích phát biểu của ông Najib.
Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào cuối tuần qua, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Thích Kiến Quốc đă ngang ngược tuyên bố việc tuần tra của Trung Quốc tại biển Đông là “hoàn toàn hợp pháp”.
Ông Thích đưa ra phát biểu sau khi Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Chuck Hagel nói Washington “kiên quyết chống lại mọi nỗ lực đe dọa để thay đổi hiện trạng” tại biển Đông và biển Hoa Đông.
Vào năm 1979, Malaysia và Thái Lan đă đồng ư cùng phát triển dầu khí trong vùng biển tranh chấp giữa hai nước. Khí thiên nhiên từ khu vực hiện chiếm 20% lượng sản xuất trong nước của Thái Lan, theo thống kê của Bộ Năng lượng nước này.
“Thay v́ chuyển giao các vùng biển động cho thế hệ kế tiếp, chúng ta nên cố gắng để lại cho họ một vùng biển êm đềm hơn. Chúng ta nên t́m kiếm nền tảng chung cần thiết cho việc thấu hiểu thân t́nh giữa các bên tranh chấp”, ông Najib phát biểu.
Sơn Duân
Thanhnien