Sau chuyến thăm Việt Nam của Nick Vujicic , anh đă để lại nhiều ấn tượng không chỉ là tấm gương cho những người khuyết tật, anh c̣n giúp cho cả những người khỏe mạnh b́nh thường có thêm niềm cảm hứng để phấn đấu trong cuộc sống. Trong chuyến thăm này, Nick Vujicic đă gợi mở nhiều điều với những người khuyết tật tại Việt Nam.
Diễn giả Nguyễn Sơn Lâm
Anh Nguyễn Sơn Lâm là một trong những nạn nhân chất độc màu da cam. Vượt qua được những trắc trở về thể chất, anh đă thắng lợi vẻ vang và làm được những điều mà ngay cả người lành lặn cũng phải ngả mũ nghiêng ḿnh.
Diễn giả Nguyễn Sơn Lâm Yêu đời, lạc quan, hiện anh là biên tập viên mảng thể thao và là chủ tịch HĐQT của công ty cổ phần Tỏa Sáng.
Nguyễn Sơn Lâm là một doanh nhân thành đạt, một diễn giả chuyên nghiệp và là chuyên gia trong lĩnh vực truyền động lực và khai phá tiềm năng con người. Anh c̣n được biết đến như một biểu tượng của tinh thần lạc quan và ư chí vươn lên trong cuộc sống, bất chấp sự nghiệt ngă của số phận. Nguyễn Sơn Lâm từng học hai trường đại học, biết 3 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nhật), từng là biên tập viên của những tờ báo thể thao uy tín như: Thể thao&Văn hoá, Bongda24h, và hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đào tạo Tỏa Sáng.
Nguyễn Sơn Lâm từng xuất hiện trên rất nhiều các phương tiện thông tin đại chúng, là khách mời trên các Chương tŕnh truyền h́nh: Người xây tổ ấm (VTV1), Chat với V6 (VTV6), Mỗi tuần một câu chuyện (VCTV3), Chuyện của Lâm (VTV1), Những người mẹ đằng sau những đứa con thành đạt, 1 phút có trong sự thật (VTV1), Bài ca ân nghĩa, Những trái tim đồng cảm (Đài truyền h́nh HN)… Ngoài ra, anh c̣n là nhân vật chính của các phóng sự, bài viết trên các báo: Sinh viên, Hoa học tṛ, Lao động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Gia đ́nh & xă hội, An ninh thế giới, Hà Nội Mới, Vietnamnet, Vnexpress, Dantri… Anh c̣n vinh dự được tiếp kiến và chụp ảnh cùng chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.
Trong hành tŕnh làm diễn giả của ḿnh, anh đă đi sâu nghiên cứu, t́m hiểu và áp dụng những lư thuyết tiến bộ về sự phát triển và hoàn thiện con người của những tỷ phú, những diễn giả nổi tiếng thế giới như Robert Kiyosaki, Anthony Robbins, T. Harv Eker, Warren Buffett, Joseph Schwartz, Dale Carnergie … và đă đúc kết thành những kinh nghiệm tuyệt vời. Anh đă đi chia sẻ, diễn thuyết, giúp thay đổi tư duy và truyền động lực cho hàng ngh́n sinh viên, học sinh trên cả nước phát huy tiềm năng để có thể đạt những thành quả xuất sắc trong nhiều lĩnh vực.
Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng được tôn vinh “Ư chí, nghị lực Việt Nam”
Nguyễn Công Hùng là một công dân Việt Nam nổi tiếng với nghị lực sống và làm việc, được mệnh danh là Hiệp sĩ công nghệ thông tin.
Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng Nguyễn Công Hùng sinh tại xă Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Khi mới 2 tuổi, v́ mắc căn bệnh hiểm nghèo khiến anh bị liệt toàn thân. Nhưng anh vẫn cố gắng đi học, đến năm học lớp 7, anh phải nghỉ v́ bệnh ngày càng trầm trọng, cơ thể chỉ c̣n chưa đầy 20 kg. Năm 15 tuổi, Nguyễn Công Hùng liệt gần như hoàn toàn, chỉ c̣n cử động được 2 ngón tay rồi cuối cùng là 1 ngón tay.
Bằng nghị lực của ḿnh, Nguyễn Công Hùng vẫn tự học để đến năm 21 tuổi anh mở Trung tâm tin học dành cho người khuyết tật. Anh c̣n sáng lập trang website mang tên
www.nghilucsong.net với nội dung hỗ trợ người khuyết tật t́m kiếm thông tin về việc làm và học tập với hơn 30.000 thành viên khắp thế giới, 100.000 bài viết được sẻ chia.
Với những đóng góp thiết thực cho người khuyết tật và một tinh thần không khuất phục trước khó khăn, khát vọng vươn lên trong cuộc sống, hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng được tôn vinh “Ư chí, nghị lực Việt Nam”.
Thân h́nh nhỏ bé và yếu ớt nhưng ẩn sâu trong Nguyễn Công Hùng là nội lực không ai có thể ngờ. Nguyễn Công Hùng được vinh danh là Hiệp sĩ Công nghệ thông tin và nhận giải thưởng Dải băng xanh v́ tài năng và sự đóng góp cho chính những người khuyết tật. Đă có hàng trăm người khuyết tật được anh đào tạo mỗi năm. Ngoài Trung tâm tin học nhân đạo Công Hùng, anh c̣n thành lập Trung tâm nghị lực sống để xây dựng các chương tŕnh v́ cộng đồng. Rất tiếc, ngày 1/1/2013, anh Nguyễn Công Hùng đă qua đời trong chuyến công tác ở Miền Tây.
“Trên cơ thể ḿnh chỉ có cái đầu hoạt động và con tim đập nhẹ, một bàn tay mấp máy nhấp chuột, c̣n dường như mọi thứ đă chết nhưng chỉ cần như vậy thôi th́ cuộc sống vẫn là điều tươi đẹp”, Nguyễn Công Hùng đă từng chia sẻ về cuộc sống như thế.
Bé Nguyễn Linh Chi "Nick Vujicic" Việt Nam
Bé tên Nguyễn Linh Chi, 8 tuổi, hiện đang sống cùng gia đ́nh tại TP Yên Bái. Dù bị khuyết tật nhưng cũng không làm bố mẹ phải buồn. Ngoài niềm vui học hát, múa với bạn bè, Chi c̣n rất thích đọc thơ và vẽ tranh.
Bé Nguyễn Linh Chi Không có tay chân từ thuở lọt ḷng nhưng điều đó không làm cho bé Nguyễn Linh Chi từ bỏ ước mơ muốn được đi học, muốn được sống như những bạn bè cùng trang lứa. Nhưng để làm được điều đó với một người b́nh thường đă khó, với một người khuyết tật lại càng khó hơn. Có hiểu về những nỗ lực vươn lên không ngừng của Linh Chi mới thấy được nghị lực sống mănh liệt của cô bé dù mới chỉ lên 8 tuổi.
Linh Chi đă tập đi trên hai ống inox, chỉ một thời gian ngắn em đă có thể tự đi được. Em có thể cầm đồ vật, rót nước uống, mời khách. em cũng được đến trường vào lớp 1 trường Nguyễn Thái Học, đến nay Chi đă biết đọc và tập viết chữ bằng cách kẹp viết vào cằm, dù em viết chậm so với bạn.
Thầy Nguyễn Ngọc Kư dùng chân viết nên số phận
Lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Kư bị liệt 2 tay, 7 tuổi tập viết bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của ông chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để được như những người b́nh thường. Và ông đă vượt lên sự run rủi của số phận, trở thành một nhà giáo ưu tú viết bằng chân.
Thầy Nguyễn Ngọc Kư dùng chân viết nên số phận Cũng đôi chân ấy, ông đă viết sách, làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên một huyền thoại, một tấm gương vượt khó như biểu tượng cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam noi theo.
Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đă tặng ông danh hiệu: "Người thày đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết". Tuy nhiên, nhiều câu hỏi được đặt ra, ông viết bằng cách nào, tại sao không dùng phấn, dùng bảng mà ông có thể trở thành một nhà giáo trong suốt hơn 35 năm?
Từ năm 1994-2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ư kiến. Hằng ngày, ông đến các trường cấp 2 nghe giáo viên giảng bài, rồi ngồi cuối lớp chép lại những ư tưởng. Sau đó ông về ngồi bệt ra giữa nhà viết lại, nhiều ngày phải viết thâu đêm. Chuyên đề góp ư của ông trở thành những bài lư luận từ thực tiễn rất xuất sắc.
Ông được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng ḷng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước. 1.500 buổi nói chuyện tại các THCS, THPT, THCN, cao đẳng, đại học trong cả nước là một con số mà nhiều người thày "nằm mơ" cũng không thấy.
Mặc dù đă 60 tuổi, nhưng sức làm việc của ông vẫn rất khoẻ. Hằng ngày, ông làm công tác tư vấn tâm lư và giáo dục cho giới trẻ qua tổng đài 108, vẫn miệt mài ngồi máy tính, dùng chân gơ những câu đố, vần thơ.
Chú lính ch́ Hồ Thiện Nhân
Là một cậu bé kháu khỉnh nhưng kém may mắn, bị bỏ rơi trong vườn hoang, bị thú rừng ăn mất một chân và bộ phận sinh dục khi mới chào đời. Đứa trẻ này được hai anh chị Trần Mai Anh - Phùng Quang Nghinh tốt bụng đưa sang Mỹ phẫu thuật rồi đưa về nuôi, chăm sóc như chính con đẻ của ḿnh. Nhờ vậy mà đến nay Thiện Nhân vẫn sống và đi học b́nh thường.
Bé Thiện Nhân ngày đầu đến trường
Giờ đây, em đă có thể bước đi bằng chiếc chân giả. Một điều kỳ diệu hơn, bộ phận sinh dục của em đă được tái tạo thành công như một phép nhiệm màu của cuộc sống.
Chị Mai Anh cùng gia đ́nh vẫn ngày đêm nỗ lực chăm sóc và t́m cách chữa trị những thương tổn trên cơ thể của Thiện Nhân. Tháng 6/2012 vừa qua, Thiện Nhân tiếp tục trải qua một ca phẫu thuật phức tạp.
Dù phải chống chọi với những hành tŕnh chữa bệnh đầy gian nan nhưng Thiện Nhân luôn tràn đầy sự lạc quan.
TM