"Người kinh doanh ở Đà Nẵng chưa có cách làm cho chuyên nghiệp, khoa học tí nào cả. Chụp giựt là nhiều. Thấy bán được kha khá là bắt đầu làm dối, làm ẩu" - Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng đă rút ra điều đó từ thực trạng ở làng đá mỹ nghệ Non Nước hiện nay.
Du khách nước ngoài rất thích thú khi tham quan hoạt động sản xuất, chế tác ở làng đá mỹ nghệ Non Nước
10 năm... loay hoay
Như tin đă đưa, hôm 24/5 vừa qua, Sở Công Thương Đà Nẵng đă công bố và trao giấy chứng nhận cho 8 doanh nghiệp được UBND TP phê duyệt tham gia chương tŕnh phát triển sản xuất hàng lưu niệm du lịch trên địa bàn TP. Đây là kết quả sau gần 10 năm triển khai Quyết định 109/QĐ-UB của UBND TP Đà Nẵng về việc "tập trung phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà TP có thế mạnh".
Nếu chỉ tính riêng về lĩnh vực sản xuất hàng lưu niệm du lịch th́ để có được kết quả trên cũng phải qua hơn 4 năm kể từ khi UBND TP ra Quyết định 9363/QĐ-UBND ban hành "Chương tŕnh phát triển các sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn TP" và 2 lần thay đổi các quyết định "quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch" nhằm thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của các DN.
Nhắc lại điều này để thấy Đà Nẵng đă phải rất loay hoay, rất tốn thời gian, công sức cho việc xây dựng, phát triển sản xuất hàng lưu niệm du lịch. Điều này càng trở nên cấp thiết, do lẽ cùng với sự gia tăng nhanh chóng lượng du khách trong và ngoài nước đến Đà Nẵng những năm gần đây th́ những lời than văn về việc thiếu vắng các mặt hàng lưu niệm để họ có thể mua về làm quà cho bạn bè, người thân hay để kỷ niệm chuyến du lịch đến TP bên sông Hàn cũng đang... tăng theo.
Chậm th́ đă rơ, nhưng liệu những kết quả bước đầu qua việc cấp giấy chứng nhận cho 8 DN - mà Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết ví như 8 "tiền đạo" trong lĩnh vực sản xuất hàng lưu niệm du lịch của TP - có chắc chắn hay chưa th́ vẫn phải c̣n chờ. Hầu hết họ là DN nhỏ, đến thời điểm này chỉ mới dừng ở mức nghiên cứu, thiết kế và sản xuất thử nghiệm để thăm ḍ phản ứng của thị trường và đang đối mặt hàng loạt khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất, địa điểm kinh doanh lẫn hướng tiếp cận du khách...
Vậy mà sự hỗ trợ của các ngành chức năng địa phương lại đang tỏ ra thiếu đồng bộ. Đơn cử như việc, trong lúc Sở Công Thương đang ra sức đẩy mạnh chương tŕnh phát triển sản xuất hàng lưu niệm du lịch do UBND TP Đà Nẵng giao chủ tŕ, th́ Sở VHTT&DL lại hầu như... phớt lờ. Bởi thế, liệu trong 8 DN kể trên (chứ chưa dám nói sẽ nhiều thêm) có bao nhiêu đơn vị trụ vững được trên thương trường, khẳng định được vị thế trong ḷng du khách th́ c̣n phải trải qua rất nhiều thời gian với rất nhiều... loay hoay nữa.
Và bài học từ làng đá mỹ nghệ Non Nước
Thực ra, tuy chưa nhiều nhưng lâu nay du khách đến Đà Nẵng vẫn có thể t́m được những mặt hàng lưu niệm mang đậm dấu ấn của TP này. Nổi bật trong đó là các sản phẩm của làng đá mỹ nghệ Non Nước (nằm ngay dưới chân khu danh thắng Ngũ Hành Sơn). Có thể nói bên cạnh các mặt hàng thực phẩm như bánh khô mè bà Liễu, mắm d́ Cẩn, thuỷ sản Phước Tiến... th́ đá mỹ nghệ Non Nước là mặt hàng lưu niệm duy nhất của Đà Nẵng (mà du khách có thể lưu giữ lâu dài) định h́nh được thương hiệu với cả trong và ngoài nước, tính đến thời điểm này.
Trong bối cảnh sản xuất hàng lưu niệm của Đà Nẵng đang rất loay hoay t́m hướng phát triển như kể trên, lẽ ra những kinh nghiệm thành công của làng đá mỹ nghệ Non Nước sẽ là những bài học quư cho các DN tham gia vào lĩnh vực này. Thế nhưng tại hội nghị hôm 24/5, các DN lại được nghe khá nhiều khuyến cáo về việc du khách ngày càng ít mua sản phẩm của làng đá mỹ nghệ truyền thống này. V́ sao như vậy?
Theo nhiều công ty du lịch trên địa bàn, nguyên do đầu tiên là đá mỹ nghệ Non Nước khá nặng, cả về khối lượng lẫn giá tiền. Song nguyên nhân chủ yếu nhất chính là kiểu mua bán chụp giựt đang diễn ra tại đây. Bà Nguyễn Thị Kim Liên - Phó trưởng Pḥng Điều hành Công ty lữ hành Vitours cho hay: "Cùng một mặt hàng nhưng mỗi cửa hàng ở làng đá mỹ nghệ Non Nước lại bán mỗi giá khác nhau và có sự chênh lệch rất lớn khiến khách e ngại, dè chừng, không dám mua v́ sợ bị lừa!"
Nhưng để chọn mua các mặt hàng lưu niệm tại đây th́ họ lại đang rất dè chừng!
Ông Phan Văn Kha - Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng cho biết thêm, tại làng đá mỹ nghệ Non Nước từng xảy ra trường hợp bán hàng cho khách mua ở nước ngoài nhưng hợp đồng không được kư kết một cách cụ thể. Sau khi khách chuyển tiền th́ bên bán mới bảo không chịu chi phí chuyển hàng từ cảng của nước đó đến địa điểm khách yêu cầu. Sự việc nghiêm trọng đến nỗi khách nước ngoài phải kiện đến Đại sứ quán của nước họ ở Việt Nam, sau đó chuyển đến Sở Công Thương Đà Nẵng yêu cầu can thiệp!
"Người kinh doanh ở Đà Nẵng chưa có cách làm cho chuyên nghiệp, khoa học tí nào cả. Chụp giựt là nhiều. Cứ thấy bán được kha khá là bắt đầu làm dối, làm ẩu. Dù chính quyền có hỗ trợ tối đa, có tạo mọi điều kiện nhưng nếu các DN không giữ được chữ tín, không giữ được thương hiệu của ḿnh th́ chính quyền cũng bó tay" - ông Phan Văn Kha nói.
Theo ông, thực trạng nêu trên đ̣i hỏi Đà Nẵng phải có sự cộng tác hết sức chặt chẽ và đồng bộ, từ các cơ quan quản lư nhà nước đến cộng đồng các DN, các đơn vị lữ hành, các đơn vị quản lư du lịch và chính quyền các địa phương mới có thể tạo được sự thống nhất cao, mối liên kết chặt chẽ để đưa sự phát triển hàng lưu niệm du lịch của TP đạt được yêu cầu đề ra.
VHTT