Nhiều tiền lúc nào cũng sướng nhưng trong bối cảnh nền kinh tế c̣n nhiều khó khăn, không ít đại gia lại khổ v́ không biết tiêu thế nào cho hiệu quả.
Nhiều tiền, ung dung mở rộng kinh doanh
Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh là một doanh nghiệp luôn nằm trong danh sách “lắm tiền, nhiều của”. Trần Anh khiến không ít người thán phục khi trong suốt 10 năm kinh doanh, công ty không dùng đến bất cứ đồng vốn ngân hàng nào.
Chính v́ dùng vốn tự có, không chịu áp lực chi phí lăi vay nên trong bối cảnh hàng loạt siêu thị điện máy thua lỗ, hoặc phải đóng cửa, Trần Anh vẫn không ngừng mở rộng kinh doanh. Sáng 17/5, Trần Anh đồng loạt khai trương 3 siêu thị, nâng tổng số siêu thị hiện nay lên con số 7. Các siêu thị mới đều có vị trí giao thông thuận tiện, quy mô lớn.
Mặc dù phải chuẩn bị rất nhiều nguồn lực để chuẩn bị cho việc khai trương 3 siêu thị mới nhưng trong quư 1/2013, Trần Anh vẫn đảm bảo kinh doanh có lăi. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của Trần Anh đạt 10,514 tỷ đồng giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2012.
Lợi nhuận của Trần Anh giảm không khiến nhà đầu tư lo ngại v́ nhà đầu tư hiểu rằng chi phí trong kỳ của Trần Anh tăng vọt để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh. Điều đáng nói, trong giai đoạn tiêu nhiều tiên như vậy, Trần Anh vẫn không hề phải vay ngân hàng. Trong khi, không phát sinh chi phí lăi vay,
Trần Anh c̣n thu về 2,9 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính.

Nhiều công ty sử dụng tiền mặt có hiệu quả
|
Trong khi đó, dù phải rót tiền tấn cho dự án ‘khủng’ Hồ Gươm Plaza, Công ty cổ phần May Hồ Gươm vẫn yên tâm với “tiền tươi, thóc thật” của ḿnh. Chính v́ vậy, trong bối cảnh hàng trăm dự án phải “đắp chiếu” v́ thiếu vốn th́ Hồ Gươm Plaza vẫn mọc lên theo ngày.
Chính v́ tiến độ được đảm bảo, Hồ Gươm Plaza có thanh khoản rất tốt. Bà Ninh Thị Ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty lư giải trong bối cảnh thị trường có nhiều dự án kẹt vốn khiến người mua mất niềm tin vào thị trường như hiện nay th́ những dự án chuẩn bị bàn giao đúng hạn là những điểm sáng của thị trường.
Chính v́ vậy, càng gần tới thời điểm bàn giao nhà, dự án càng thu hút được nhiều người quan tâm hơn và các khách hàng mua dự án cũng nhiều hơn. Đặc biệt những căn hộ có diện tích nhỏ dưới 100m2 th́ đă hết từ lâu.
Dường như cả Trần Anh và May Hồ Gươm đều biết cách tiêu đống tiền khổng lồ của ḿnh một cách hiệu quả nhất.
Một số công ty nhiều tiền khác t́m ra hướng mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng vẫn khá e dè. Ban giám đốc công ty cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang nhận định nền kinh tế hiện nay c̣n nhiều biến động, chưa thoát khỏi t́nh trạng suy thoái và các doanh nghiệp c̣n gặp nhiều khó khăn trong năm 2013. Đây là cơ hội tốt để công ty t́m kiếm các cơ hội đầu tư mua lại các mỏ khoáng sản hoặc cổ phần các công ty khoáng sản.
T́m ra hướng đi nhưng ban lănh đạo Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang vẫn khá thận trọng khi đề ra kế hoạch cho năm 2013. Chính v́ vậy, công ty “xử lư” tiền mặt của ḿnh bằng cách trả cổ tức cao ngất ngưởng 120%. Tính tới thời điểm hiện tại, đây là mức cổ tức cao nhất trên thị trường
Khổ v́ không biết tiêu tiền
Cũng trả cổ tức cao nhưng công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá lại rơi vào t́nh huống khác. Đó là chưa t́m thấy hướng kinh doanh khả thi. Công ty mới chốt trả cổ tức lên tới 70% cho năm 2012 bằng tiền mặt. Tuy nhiên, ư tốt này của ban lănh đạo vẫn vấp phải ư kiến phản đối. Có cổ đông bày tỏ lo ngại trong thời gian công ty không có động thái mở rộng đầu tư, các “đối thủ” th́ không ngừng tiến lên. V́ vậy, điều cổ đông muốn là công ty phải sử dụng nguồn vốn có hiệu quả tối đa chứ không phải “chia chác” nhiều.
Lănh đạo công ty giải thích một số dự án cần rất nhiều vốn nên con số kể trên không thấm vào đâu. Chính v́ vậy, công ty chia tiền cho cổ đông là cách tốt nhất. Như vậy, hơn 55 tỷ đồng của Cảng Đoạn Xá sẽ sớm “nằm yên” trong túi cổ đông thay v́ được đưa vào sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, khổ v́ lắm tiền nhất lại là các công ty chứng khoán. Thị trường
chứng khoán giai đoạn này dù có tăng trưởng nhưng vẫn chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư. Lượng tự doanh của các công ty chứng khoán hạn chế, số lượng nhà đầu tư “dũng cảm” dùng “đ̣n bẩy tài chính” cũng không nhiều. Bên cạnh đó, doanh nghiệp các ngành đều khó khăn nên đại gia chứng khoán không biết rót tiền vào đâu. Hầu hết đều gửi ngân hàng với lăi suất khiêm tốn.
Trong nhiều quư gần đây, công ty chứng khoán Kim Long luôn được nhắc đến với tư cách công ty “thừa tiền, thiếu nơi đầu tư”. Lượng tiền mặt của Kim Long quư nào cũng lên tới cả ngàn tỷ đồng. Trong quư 1 năm nay, Kim Long có 1.850 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, trong đó 300 tỷ đang được gửi ngân hàng với kỳ hạn trên 3 tháng.
“Thừa” gần 2.000 tỷ đồng nhưng Kim Long loay hoay trong cách khiến đồng tiền đó sinh lợi nhuận. Quư 1, doanh thu của “ông lớn” chứng khoán này chỉ là 34,48 tỷ đồng, giảm 56%, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 50,98 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là những con số quá nhỏ bé so với khoản tiền “thừa” của Kim Long.
Sở hữu lượng tiền “thừa” lớn như vậy nhưng Kim Long vẫn phải chào thua Công ty chứng khoán Sài G̣n (SSI). SSI là anh cả của ngành chứng khoán và cũng dẫn đầu với lượng tiền lên tới hơn 2.760 tỷ, trong đó có tới 1.254 tỷ để dưới dạng “đầu tư tài chính ngắn hạn”, tức là gửi ngân hàng.
Trong bối cảnh nhiều tiền “để không” như vậy, trong quư 1/2013, SSI chỉ kiếm được lợi nhuận 100 tỷ đồng. Đây là con số rất khiêm tốn với đơn vị vốn lớn như SSI.
Không chỉ Kim Long và SSI “thừa vốn”, rất nhiều các công ty chứng khoán khác cũng loay hoay t́m cách tiêu tiền. Theo báo cáo tài chính quư 1/2013, 95 công ty chứng khoán có tổng lượng tiền gửi tại ngân hàng là hơn 16.600 tỷ.
Bên cạnh các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư chứng khoán cũng đành để hơn 7.000 tỷ “nằm yên” trong tài khoản.
AP