Cuối tháng Ba 2013, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, có bài viết dưới dạng hỏi đáp, gửi các phương tiện truyền thông quốc tế, đưa ra một số nhận định về ư đồ của Trung Quốc khi gia tăng các hoạt động ở Biển Đông, như tập trận, đưa tàu xuống sâu phía nam, bắn cháy tàu đánh cá Việt Nam… RFI xin giới thiệu bài viết này.

China Navy - Foxnews
|
RFI: Giáo sư b́nh luận ǵ về những hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, như tiến hành tập trận, điều các tàu đến những vùng có tranh chấp, bắn vào một tàu cá của Việt Nam?
GS Thayer: Các hành động của Trung Quốc là một sự tiếp nối trong kế hoạch dài hạn nhằm khẳng định chủ quyền và kiểm soát hải quân tại Biển Đông. Trung Quốc tiếp tục nâng cấp căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam. Trung Quốc đă lập một trạm đồn trú trên đảo Phú Lâm, ở quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền trung ương đă khẳng định rằng chính quyền Thành phố Tam Sa sẽ thực thi pháp luật trong Vùng Đặc quyền Kinh tế.
Những hành động này đă tạo cho Hải quân Quân đội Nhân dân Trung Quốc một vai tṛ lớn hơn trong việc bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Các sự cố gần đây cho thấy Trung Quốc có sức mạnh hải quân, có khả năng vươn xa và khẳng định chủ quyền tại bất kỳ nơi nào nằm trong bản đồ 9 đường đứt đoạn ở Biển Đông.
RFI: Giáo sư nhận định thế nào về việc Trung Quốc tăng tốc thực hiện kế hoạch kiểm soát Biển Đông ?
GS Thayer: Sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc cũng như việc tăng cường đội tàu dân sự là một xu hướng c̣n tiếp diễn. Ngày càng có nhiều tàu bè Trung Quốc sẽ được điều động đến Hạm đội Nam Hải và đi xuống Biển Đông. Trung Quốc sẽ tranh thủ lợi thế trong những cơ hội nhỏ nhặt để thúc đẩy các đ̣i hỏi của ḿnh.
Ví dụ, khi biết các tàu của Philippines sẽ rời băi đá Scarborough, ngay lập tức Trung Quốc đă dựng lên một hàng rào sau khi các tàu Philippines ra khỏi đây, để họ không thể quay lại được nữa. Trung Quốc đă thực sự thôn tính băi đá Scarborough với việc đưa tàu đến đậu thường trực tại đây. Qua cách này, Philippines bị mất chủ quyền đối với băi đá và vùng biển lân cận.
RFI: Liệu có mối liên hệ nào giữa những sự kiện vừa nói ở trên và ban lănh đạo mới của Trung Quốc hay không?
GS Thayer: Ông Tập Cận B́nh tham gia vào tất cả các quyết định quan trọng liên quan đến Biển Đông, ngay cả trước khi ông trở thành lănh đạo Đảng và chủ tịch Nhà nước. Những sự cố gần đây cho thấy Quân đội Giải phóng Nhân dân đóng vai tṛ chủ động hơn trong việc khẳng định chủ quyền của Trung Quốc.
Tôi nhận định rằng ban lănh đạo ở trung ương đề ra chính sách đối ngoại và các chỉ huy tại chỗ thực hiện theo ư của họ. Ví dụ, các lănh đạo cấp cao có thể đồng ư để một đội thuyền tiến vào băi đá James gần Malaysia trong lúc một viên chỉ huy ở cấp địa phương lại ra lệnh cho tàu của ḿnh bắn pháo sáng vào một tàu cá Việt Nam.
RFI: Trung Quốc sẽ có thêm những hành động mới nào ở Biển Đông?
GS Thayer: Trung Quốc gây áp lực ở hậu trường đối với các thành viên ASEAN để họ vận động Philippines từ bỏ đơn kiện ở Ṭa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc, đánh đổi lấy việc nối lại các cuộc đàm phán về Bộ Luật ứng xử (COC). Do thời tiết tốt hơn và giai đoạn từ tháng Năm đến tháng Tám đang tới gần, khi Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá, hải quân và các tàu dân sự thực thi pháp luật của Trung Quốc sẽ năng động hơn trong việc khẳng định chủ quyền của Trung Quốc. Các hành động của họ được tính toán một cách cẩn thận, không để xẩy ra các vụ tấn công vũ trang, nhưng đủ mạnh để dọa nạt.
Trong lúc Philippines theo đuổi vụ kiện trước Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc sẽ từng bước củng cố sự hiện diện của họ ở Biển Đông. Nếu Chánh án Ṭa án Quốc tế về Luật Biển cho lập một Ṭa án Trọng tài, Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực trong thời gian nghị án. Philippines đánh giá rằng ṭa án có thể cần từ 3 đến 4 năm để ra quyết định. Trong thời gian đó, Trung Quốc sẽ càng xác lập chủ quyền rơ hơn.
Việc thể hiện quyết tâm của Trung Quốc là một trắc nghiệm đối với tân Ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ cũng như đối với chính quyền Obama trong nhiệm kỳ thứ hai này. Trung Quốc sẽ t́m cách thúc ép Mỹ hợp tác trên các lợi ích chiến lược đối ngoại, đánh đổi lấy việc giảm bớt vai tṛ quân sự năng động của Mỹ trong việc tái cân bằng lực lượng ở châu Á-Thái B́nh Dương.
RFI: Giới nghiên cứu quốc tế b́nh luận như thế nào về những hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc ? Họ nói ǵ về việc Philippines kiện Trung Quốc?
GS Thayer: C̣n quá sớm để đưa ra một đánh giá sâu sắc. Nhưng điều rơ ràng là các nhà nghiên cứu quốc tế hầu như đều quan ngại trước việc hạm đội hải quân Trung Quốc tiến về băi đá ngầm James. Hạm đội này bao gồm một tàu đổ bộ lớn và các khu trục hiện đại. Giới nghiên cứu quốc tế ghi nhận là hạm đội này tiến gần Malaysia và Brunei và có nguy cơ dấy lên những lo ngại từ những quốc gia này.
Giới nghiên cứu quốc tế không đồng quan điểm khi đánh giá về sự cần thiết của việc Philippines kiện Trung Quốc. Báo chí nói rằng chính phủ Singapore không khuyến khích các b́nh luận của giới chuyên gia pháp luật ở đây. Nhiều nhà nghiên cứu quốc tế ghi nhận, hành động của Philippines là đơn phương và Manila đă làm việc này mà không có tham khảo với ASEAN. Các nhà nghiên cứu này lo ngại về tác động tiêu cực đối với sự đoàn kết của ASEAN và đối với các cuộc đàm phán về Bộ Luật ứng xử. (COC).
Một số nhà nghiên cứu khác th́ cho rằng các hành động của Philippines đă diễn ra sau khi không thuyết phục được Trung Quốc rút khỏi băi đá Scarborough và các cuộc thương lượng giữa Manila và Bắc Kinh đă không mang lại kết quả tích cực. Những người này ghi nhận là Philippines đă công khai cân nhắc việc đưa vụ tranh chấp này ra trước ṭa án Liên Hiệp Quốc từ nhiều năm qua và việc nhờ đến vai tṛ của Liên Hiệp Quốc là một trong số các nguyên tắc cơ bản đă được các Ngoại truởng ASEAN thông qua hồi tháng Bẩy năm ngoái.
Nguồn: RFI