R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: May 2007
Posts: 127,750
Thanks: 9
Thanked 6,415 Times in 5,377 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 36 Post(s)
Rep Power: 162
|
Độc đáo cà phê Lính giữa lòng thủ đô
Hàng ngày, vẫn có những người trẻ đến với quán. Họ không liên quan và cũng chẳng biết chiến tranh như thế nào nhưng vẫn muốn đến để lắng nghe những câu chuyện chân thực nhất
"Ước mơ của tôi là có một nơi thật rộng để biến cà phê Lính trở thành nơi giao lưu, tìm về ký ức hào hùng máu lửa của các cựu chiến binh và cũng để thế hệ trẻ học hỏi thật nhiều từ cha anh đi trước."- Anh Lê Tuấn Nghĩa, chủ quán cà phê chia sẻ.
Phải mất 20 năm, ước mơ đó của anh Nghĩa mới trở đang trên đường trở thành hiện thực và cũng phải mất ít nhất vài năm nữa nó mới hoàn chỉnh. Nhưng giờ đây, mỗi khi nhắc đến cà phê Hà Nội, cái tên Lê Tuấn Nghĩa lại nổi lên như một điều gì đó thật khác biệt.
Từ niềm đam mê âm thanh
Cả gia đình anh đều ham mê âm nhạc đặc biệt là nhạc tiền chiến. Điều đó đã thôi thúc anh, một người quá sành sỏi về âm thanh đi lùng sục khắp cả nước để tìm những thiết bị lính Mỹ thua trận để lại mà theo anh đó là những thứ tốt nhất. Với Trần Tuấn Nghĩa, những chiếc amply đèn có từ thời những năm 50-60 của Mỹ dù đã cũ nhưng chất lượng âm thanh là tuyệt hảo và tốt hơn gấp nhiều lần những chiếc amply điện tử ngày nay. Và trong bộ sưu tập đồ quân sự, những thiết bị âm thanh như máy phát nhạc, amply, loa… chiếm vị trí đặc biệt và được anh yêu quý nhất.
Trong bộ sưu tập đồ quân sự, những thiết bị âm thanh như máy phát nhạc, amply, loa… chiếm vị trí đặc biệt và Lê Tuấn Nghĩa yêu quý nhất
Cũng từ niềm đam mê âm thanh, Lê Tuấn Nghĩa bắt đầu mày mò những đồ dùng quân sự. Anh đi khắp mọi miền đất nước, vào những vùng đất chiến tranh dữ dội nhất, ác liệt nhất để mua lại và sưu tập tất cả những gì liên quan đến chiến tranh. Từ chiếc bát, thìa, ống nước đến cả những vật dụng như điện thoại, bộ đàm, máy ảnh, dàn âm thanh quân sự, tất cả đều được anh lặn lội mang về. Để giờ đây trong không gian chật hẹp chỉ tầm 30m2, một bảo tàng quân sự mini hiện ra trước mắt người xem với những gì được coi là bi thương nhất, ác liệt nhất nhưng cũng hào hùng nhất. Anh cũng cố gắng sưu tập tất cả đồ vật thuộc về anh bộ đội cụ Hồ dù cho nó vô cùng ít ỏi vì phần lớn kỷ vật còn lại đều đã cũ rách hoặc chủ nhân không bán vì đó là kỷ niệm xương máu. Vào quán café giữa lòng thủ đô để chiêm ngưỡng đôi dép cao su, chiếc khăn bà ba hay con búp bê ngày chiến thắng. Có lẽ ở Hà Nội này chỉ có một.
Đến với cà phê lính, mỗi người không khỏi tò mò về những bộ huy chương được để trang trọng trong hộp kính. Đó chính là những kỷ vật gắn với máu xương của những người lính bộ đội cụ Hồ tặng lại cho quán. Anh Nghĩa vô cùng trân trọng và nâng niu chúng.
Không chỉ là đồ dùng quân sự Việt Nam, Lê Tuấn Nghĩa còn cố gắng trang trí quán theo đúng mô hình chiến trường ngày xưa. Ở đó phía trên có dù quân sự, dù chở hàng, có cả lá ngụy trang. Phía dưới có cả những cây nhiệt đới hay vỏ đạn pháo. Đến cả những bộ bàn ghế cũng được thiết kế theo mô hình của thùng đựng đạn. Những vật dụng quân sự của Mỹ - Ngụy cũng được đưa vào trong quán. Nhìn những trang bị đó nhiều người phải cảm phục trước tinh thần chiến đấu của quân đội Việt Nam mà theo một vị khách từng nói : “Quân Mỹ được trang bị đến tận răng mà còn thua Việt Nam”.
Đến ước mơ sắp thành hiện thực
Khách của cà phê lính không chỉ có bộ đội cụ Hồ mà còn có cả lính ngụy. Giờ đây, khi gặp nhau tại quán, họ vẫn chia sẻ cho nhau rất nhiều kỷ niệm. Có một câu chuyện làm anh Nghĩa nhớ mãi. Đã có rất nhiều người lính kể lại, chiến trường được phân cách bằng chiến hào. Vào những ngày đình chiến, lính ta và ngụy vẫn trao đổi cho nhau những vật dụng cần thiết, trao cho nhau những nụ cười như chưa hề có chiến tranh hay một ý đồ chính trị nào xảy ra. Nhưng sau đó, vào những ngày phải chiến đấu, họ lại là đối thủ của nhau thậm chí giết chóc lẫn nhau. Rõ ràng, là ta hay ngụy chiến tranh là điều không ai muốn. Và đã là người Việt, ở đâu cũng là anh em của nhau.
Với anh Nghĩa, mở quán không phải vì tiền bạc. Bởi xét cho cùng từ ngày mở ra anh chưa kiếm được một đồng tiền lãi nào, thậm chí còn là lỗ. Với anh, mỗi sáng được nghe cựu chiến binh – những người trực tiếp chiến đấu và bỏ một phần xương máu tại chiến trường họp mặt, ôn lại kỷ niệm và kể những câu chuyện đi cùng năm tháng đã là niềm vui. Hàng ngày, vẫn có những người trẻ đến với quán. Họ không liên quan và cũng chẳng biết chiến tranh như thế nào nhưng vẫn muốn đến để lắng nghe những câu chuyện chân thực nhất, được tận mắt chứng kiến những kỷ vật mà cuộc chiến để lại. Với họ, quán như một bảo tàng, một cuốn sách để hiểu hơn về chiến tranh và cũng để trân trọng hòa bình hơn.
Quán như một bảo tàng, một cuốn sách để hiểu hơn về chiến tranh và cũng để trân trọng hòa bình
Ước mơ của anh Nghĩa giờ đây là có được một quán đủ rộng để biến cà phê lính trở thành một nơi hội họp, tâm sự của những người cựu chiến bình và cũng là để những người trẻ có thể đến quán nhiều hơn để hiểu và trân trọng quá khứ. Anh chia sẻ: “ nếu có đủ diện tích, mình sẽ xây 1 quán theo mô hình những chiếc bonke hay sa bàn thời chiến tranh. Khi đó một không gian thời chiến sẽ trở nên sinh động hơn rất nhiều. Và cũng từ đó, quán có thể là nơi hội họp thường xuyên của những người cựu chiến binh”.
Nhâm nhi những giọt cà phê đắng để thưởng thức hương vị chiến trường. Để hiểu hơn về chiến tranh và biết quý trọng hòa bình. Lê Tuấn Nghĩa đang thổi hồn lính vào giữa lòng thủ đô.
TM
|