Hồn vía Sài Gòn đang mất - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 04-27-2013   #1
Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Romano's Avatar
 
Join Date: May 2007
Posts: 127,750
Thanks: 9
Thanked 6,415 Times in 5,377 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 36 Post(s)
Rep Power: 162
Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Default Hồn vía Sài Gòn đang mất

Những năm gần đây, TP.Hồ Chí Minh đã có nhiều thay đổi: Không còn những xóm nhà lá lụp xụp nhếch nhác trên kinh nước đen, xây dựng những khu đô thị mới… Tuy nhiên, sự thay đổi này đã làm mất đi khá nhiều những dấu tích xưa cũ là “hồn vía” của Sài Gòn.
Nguy cơ trước mắt là cơn lốc đô thị hóa tràn lan hiện nay đã phá đi khá nhiều di sản văn hóa thể hiện bản sắc Sài Gòn. Việc cố gắng bảo tồn những di tích lịch sử văn hóa của một đô thị chính là xây dựng đô thị hiện đại có một không gian sống với chiều sâu ký ức của nó. Sống trong không gian đó, con người sẽ giàu có hơn về mặt tinh thần, khi họ được thế hệ trước truyền lại những ký ức về vùng đất mà họ đang sống. Bảo vệ di sản văn hóa là để con người sống tốt hơn cho hôm nay chứ không chỉ là bảo vệ một ý niệm nào đó của quá khứ dù đẹp đến đâu. Sài Gòn là đô thị sông nước
Sông Sài Gòn là giao thông đường thủy quan trọng nhất, cảng Sài Gòn là cửa ngõ thông thương với nước ngoài. Hệ thống kênh rạch dày đặc là những con đường huyết mạch để vận chuyển lúa gạo và các loại nông sản, hàng hóa khác từ Đồng bằng sông Cửu Long lên cảng Sài Gòn để xuất khẩu. Thương cảng Sài Gòn, từ góc độ lịch sử có thể coi là đặc điểm chủ yếu của đô thị Sài Gòn.
- Hệ thống đường sông, kênh rạch ở Sài Gòn phục vụ cho sự phát triển của nghề thủ công làm Gốm nổi tiếng: “Xóm Lò Gốm” của Sài Gòn xưa còn lại dấu tích là kênh Lò Gốm, đường Lò Siêu, khu lò lu, bến mảnh sành, cầu lò chén… Vùng Gốm Sài Gòn sản xuất nhiều loại gốm gia dụng và kiến trúc trang trí độc đáo, rất được ưa chuộng ở Việt Nam.
- Hệ thống sông rạch làm nên cảnh quan “trên bến dưới thuyền” của Sài Gòn: Những con sông, kênh rạch với những bến sông nổi tiếng sinh hoạt buôn bán, cảnh quan văn hóa đặc trưng: Sông – bến chợ – phố chợ ven sông – làng ven sông – giao thông đường thủy – ghe thuyền – cầu qua sông…
Hiện nay, đại lộ Đông Tây được xây dựng đã mang lại vẻ đẹp hiện đại cho thành phố, nhưng trả giá cho việc này là dọc hai bên sông – cũng là dọc theo đại lộ – từ quận 6, quận 8, quận 5, đến quận 4, quận 1 – những dãy nhà phố liên kết kiểu thị tứ buôn bán biến mất, những tòa cao ốc đã và đang mọc lên. Đâu rồi vẻ đẹp cổ xưa “trên bến dưới thuyền” sầm uất mà hồi giữa thế kỷ XX vẫn còn được ghi nhận?
Sài Gòn là đô thị của sự giao lưu và hội nhập văn hóa
Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM – xưa kia là Nhà chú Hoả – một trong những ngôi nhà có kiến trúc xưa của Sài Gòn – TPHCM. Ảnh: Phan Lương Trường Hải – Â.T
Sự hình thành đô thị Sài Gòn là quá trình tụ cư và hội nhập văn hóa nhanh chóng của người Việt, người Hoa với những tộc người bản địa. Trong quá trình khẩn hoang lập ấp, phát triển sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp… cư dân người Việt, người Hoa đã duy trì và phát triển những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của quê hương làm chỗ dựa tinh thần ở vùng đất mới. Đình, chùa của người Việt; đền, miếu, hội quán của người Hoa; chùa của người Khmer; nhà thờ của người Chăm Hồi giáo, nhà thờ Công giáo, Tin lành… thể hiện sự đa dạng và hội tụ văn hóa của nhiều cộng đồng cư dân và những sinh hoạt tinh thần của họ. Cùng với di sản văn hóa vật thể nói trên, cư dân Sài Gòn còn lưu giữ những di sản văn hóa phi vật thể: Ẩm thực, trang phục, lối sống, ngôn ngữ, lễ hội, sinh hoạt của từng cộng đồng… Từ nửa sau thế kỷ XX đến nay, Sài Gòn là đô thị có lượng người nhập cư lớn nhất nước, văn hóa Sài Gòn ngày càng đa dạng phong phú.
Sài Gòn là đô thị kiểu phương Tây:
Sài Gòn còn là nơi hình thành cơ sở công nghiệp đầu tiên, từ cuối thế kỷ XIX, Sài Gòn trở thành một trung tâm công nghiệp ở phía nam: Nhà máy điện, nhà máy nước, nhà ga và hệ thống đường xe lửa… Thành phố bắt đầu phát triển theo kiểu đô thị Tây phương bằng chương trình quy hoạch khoa học và chi tiết. Từ cuối thế kỷ XIX các dự án thiết kế và xây dựng Sài Gòn chủ yếu dọc theo cảng Bến Nghé, những gò đất cao quanh đó mọc lên các công trình và trở thành khu trung tâm của thành phố. Đó là các công sở, dinh thự, công trình công cộng như trường học, bảo tàng, rạp hát, chợ… Nhiều công trình trong số đó đến nay vẫn còn giữ được công năng, là “dấu ấn Sài Gòn” với người đi xa và người đến Sài Gòn. Cảnh quan đô thị khu trung tâm thành phố là những con đường với hàng cây cao vút, những biệt thự mang vẻ đẹp của kiến trúc cổ điển Châu Âu, nhưng gần gũi và đã trở nên quen thuộc, là một phần không thể thiếu của thành phố.
Cũng như những thành phố khác, khi giải quyết mâu thuẫn giữa việc bảo tồn kiến trúc cổ với việc phát triển công trình mới thì phần thiệt thòi luôn về phía kiến trúc cổ. Chủ trương về bảo tồn di sản văn hóa của nhà nước Việt Nam, của TP.Hồ Chí Minh đã có, nhưng việc thực thi chưa tốt. Nguyên nhân thì có nhiều: Trình độ quản lý đô thị thấp, nhận thức không đầy đủ về di sản văn hóa đô thị, chưa có quy hoạch phát triển kinh tế – văn hóa mang tầm chiến lược… Các ngành liên quan như văn hóa, kiến trúc, quy hoạch, xây dựng chưa phối hợp đồng bộ trong việc bảo tồn di sản văn hóa đô thị và chưa thực thi đúng Luật Di sản văn hóa VN. Việc bảo tồn di sản văn hóa không chỉ có kiến thức khảo cổ, bảo tồn nói riêng mà cần có sự kết hợp giữa nhà khảo cổ và kiến trúc sư tu bổ công trình và người chủ dự án tôn tạo, dưới sự điều hành của chính quyền đô thị, cùng vì mục đích tối thượng là bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

theo Lao Động


Romano_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	duongpho-saigon1.jpg
Views:	2
Size:	194.6 KB
ID:	464757
Old 04-27-2013   #2
đếquốc
Banned
 
Join Date: Apr 2013
Posts: 82
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 0
đếquốc Reputation Uy Tín Level 1
Default

Quote:
Những năm gần đây, TP.Hồ Chí Minh đã có nhiều thay đổi: Không còn những xóm nhà lá lụp xụp nhếch nhác trên kinh nước đen, xây dựng những khu đô thị mới… Tuy nhiên, sự thay đổi này đã làm mất đi khá nhiều những dấu tích xưa cũ là “hồn vía” của Sài Gòn.....
"Hồn vía" nào cần thì mới giữ chứ; không thì dẹp hết cho sạch. Tớ impressed nhất với kinh Nhiêu Lộc Thị Nghè, chảy giữa bờ đường Hoàng Sa và Trường Sa. Từ Tân Định xuống khu Lăng Cha Cả lái xe máy không đầy 10 phút. Nữa, Đại Lô Đông Tây cũng làm cho SG có vẻ mỹ miều hơn dù vẫn còn nhiều luộm thuộm.... Things could be much better....
đếquốc_is_offline  
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 22:43.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09037 seconds with 14 queries