Theo tác giả Roberto Tofani trên trang Asia Times, chiến lược lấy châu Á “làm trọng tâm” c̣n thiếu tính quyết đoán của Mỹ đă tạo nên một t́nh thế mơ hồ về chiến lược ở Biển Đông. Trong khi các nước muốn Washington hiện thực hóa chính sách này th́ Mỹ vẫn chưa có hành động ǵ rơ ràng đối với các cuộc tranh chấp chủ quyền.
Dư luận trong khu vực ngày càng nhận định ư định của Mỹ là tăng cường sự hiện diện của ḿnh ở khu vực tới mức độ không làm Trung Quốc tức giận, đặc biệt là một Trung Quốc dưới sự lănh đạo của ông Tập Cận B́nh, người mới lên lănh đạo nước này chưa lâu.
Một số nhà quan sát cho rằng Mỹ đă né tránh tuyên bố mạnh mẽ của chính nước này tại Diễn đàn khu vực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ARF) hồi tháng 7 năm 2010. Tại diễn đàn này, Ngoại trưởng Mỹ khi đó Hillary Clinton đă khẳng định rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” trong tự do đi lại trên Biển Đông.
Tàu tàu tác chiến cận bờ đầu tiên của Mỹ USS Freedom sẽ được điều động ra Biển Đông trong 8 tháng.
T́nh trạng mơ hồ về chiến lược (của Mỹ) và vấn đề quyết tâm chính trị (của ASEAN) đă đẩy các quốc gia tham gia tranh chấp trên Biển Đông, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, tới việc củng cố mối quan hệ đồng minh với các cường quốc khác trong khu vực gồm Australia, Ấn Độ và Nhật Bản. Một số nhà phân tích cho rằng sự chồng chéo và đôi khi là cạnh tranh của các mối quan hệ đồng minh này có thể lại làm t́nh h́nh khu vực bất ổn hơn do Trung Quốc bắt đầu cảm thấy “chiếc tḥng lọng” từ những “người chơi” bên ngoài. Các nhà phân tích khác lại cho rằng xu hướng “nóng lên” của Biển Đông như hiện nay là do Mỹ.
Các nhà quan sát nghi ngờ liệu Mỹ có đủ năng lực tài chính để thực thi chiến lược lấy châu Á làm “trọng tâm” một cách hiệu quả và bền vững hay không. Trong lúc Washington lên kế hoạch cắt giảm lớn chi tiêu quân sự, các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực hiện đang băn khoăn liệu Hoa Kỳ có đủ sức theo kịp tốc độ tăng chi tiêu quốc pḥng 2 con số của Trung Quốc không.
“Niềm hi vọng” của Mỹ là ư tưởng hành động quân sự mới của nước này về “Không – hải chiến” (Chiến tranh trên không trên biển), theo đó Hải quân Mỹ có thể đầu tư ít hơn nhưng đạt được kểt quả lớn hơn thông qua mô h́nh “số lượng lớn, rẻ và không người lái”. Trang blog của Viện chính sách chiến lược Australia vừa có bài viết nhận định rằng “sự kết hợp giữa điều động binh sĩ và “cân bằng ngoài khơi” (ví dụ như năng lực tấn công từ xa) sẽ giúp Mỹ duy tŕ sự hiện diện đầy mạnh mẽ ở châu Á nhằm ngăn chặn một cuộc chiến lớn xảy ra”.
Ngay sau khi bài viết đó được đăng tải, Mỹ đă bắt đầu tái điều động những vũ khí khí tài hải quân lớn, trong đó tàu tác chiến bờ biển đă được điều động tới Singapore trong ṿng 8 tháng.
Việc Washington mở rộng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và chuyển giao tàu chiến thứ hai của Mỹ cho Philippines đă khiến các quốc gia tham gia tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc hi vọng rằng Mỹ đang hiện thực hóa chiến lược tái cân bằng lực lượng của ḿnh ở châu Á – Thái B́nh Dương.
Tuy nhiên, các động thái của Mỹ đă làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, nước vẫn phản đối kịch liệt bất kỳ nỗ lực nào nhằm quốc tế hóa các cuộc tranh chấp hàng hải. Một số nhà phân tích cho rằng Hoa Kỳ có ư định lùi một chút trong chiến lược “lấy châu Á làm trọng tâm” của ḿnh để tránh chọc giận Trung Quốc.
“Washington đang tạo ḱ vọng rằng sự hiện diện quân sự của ḿnh sẽ giúp làm ổn định t́nh h́nh; tuy nhiên nếu Mỹ không hành động khi có một cuộc khủng hoảng xảy ra th́ điều đó sẽ khiến dư luận trong khu vực coi Mỹ không phải là một đối tác đáng tin cậy”, J Stapleton Roy, giám đốc Viện Kissinger về Trung Quốc và Hoa Kỳ, phát biểu trong một cuộc hội thảo ở New York hồi giữa tháng Ba.
Sự thiếu rơ ràng của Hoa Kỳ về Biển Đông
Mặc dù Washington đă kí Hiệp ước quốc pḥng song phương 1951 với Philippines, khi cuộc đối đầu hải quân giữa Manila và Bắc Kinh diễn ra vào tháng Tư năm ngoái, Mỹ đă bày tỏ rơ lập trường rằng ưu tiên hàng đầu của nước này là tránh để xảy ra xung đột. Mặc dù hiệp ước này đảm bảo sự bảo vệ của Mỹ đối với chủ quyền lănh thổ Philippines, hiện chưa rơ liệu Mỹ có tới giúp Philippines nếu xảy ra giao tranh Trung Quốc – Philippines tại những khu vực tranh chấp trên Biển Đông như băi cạn Scarborough hay không.
Vừa qua, Manila đă “tấn công” tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bằng cách đệ đơn lên Ṭa án Liên Hợp Quốc dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và Mỹ đă ủng hộ động thái này của Philippines. Mặc dù chính quyền Philippines khẳng định hành động đệ đơn lên ṭa án quốc tế của nước này là một “hành động thiện chí”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng đơn kiện của Manila là “sai trái về mặt lịch sử và pháp lư đồng thời có những cáo buộc chống lại Trung Quốc không thể chấp nhận được”.
Một số nhà phân tích cho rằng việc Manila quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ ảnh hưởng tới nỗ lực của các nước trong khu vực muốn nhờ ASEAN làm trung gian giải quyết các cuộc tranh chấp. Bên cạnh đó, động thái này của Philippines trở thành cớ để Trung Quốc “mạnh tay” hơn, mở rộng phạm vi hiện diện của nước này trên Biển Đông trong lúc chờ đợi 3 tới 4 năm nữa để Ṭa án Liên Hợp Quốc đưa ra quyết định. Ngoài ra, quyết định của Ṭa án Liên Hợp Quốc không có tính ràng buộc pháp lư và các nhà phân tích tin rằng Trung Quốc sẽ không tuân thủ bất kỳ quyết định nào mà Ṭa án đưa ra.
Trong những ngày gần đây, Trung Quốc tăng cường điều tàu tuần tra ra Biển Đông.
Bắc Kinh đă bị các nước tranh chấp chủ quyền cáo buộc có lập trường không linh hoạt về các cuộc tranh chấp, ví dụ như việc nước này đưa ra “bản đồ 9 đoạn”, theo đó gần như toàn bộ diện tích Biển Đông thuộc về chủ quyền nước này. Trong những tháng vừa qua, Trung Quốc đă tăng cường khẳng định tuyên bố chủ quyền của ḿnh bằng cách điều thêm tàu tuần tra ra Biển Đông, một tín hiệu cho thấy lập trường cứng rắn của Bắc Kinh, đáp trả lại cái mà Trung Quốc coi là mối đe dọa từ “những người chơi bên ngoài”, trong đó có Mỹ với chiến lược “trọng tâm” của ḿnh.
“Tôi không nghĩ tâm lư chống Trung Quốc có thể giúp các nước trong khu vực gắn bó với nhau”, Soeya Yoshihide, giáo sư chính trị học và quan hệ quốc tế thuộc trường Đại học Keio (Nhật Bản) nhận xét.
“Các quốc gia Đông Nam Á lo ngại về sự lớn mạnh của Trung Quốc nhưng họ chưa sẵn sàng với cách tiếp cận mang tính đối đầu. Điều quan trọng là phải hợp tác với Trung Quốc chứ không nên đối đầu với nước này”, ông nói.
Theo giáo sư Yoshihide, Trung Quốc “đang đợi các nước này lùi bước và xin lỗi, và Trung Quốc sẽ tiến tới” bàn đàm phán, nếu không “Trung Quốc sẽ không thay đổi thái độ của ḿnh”.
T́nh h́nh lại trở nên phức tạp hơn khi không phải tất cả các quốc gia ASEAN đều chào đón sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực để làm đối trọng với Trung Quốc. Indonesia, quốc gia vẫn đang làm vai tṛ trung gian ḥa giải giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN tham gia tranh chấp trên Biển Đông, được cho là chỉ muốn Hoa Kỳ tái cân bằng về mặt chính trị mà thôi. Ngoài ra, trong khi một số nước ASEAN muốn Ấn Độ và Nhật Bản đóng vai tṛ lớn hơn trên Biển Đông th́ các nước khác lại lo sợ rằng sự tham gia của hai nước này sẽ khiến t́nh h́nh trở nên bất ổn hơn.
Dù cho có hay không có chiến lược “trọng tâm” của Mỹ th́ Bắc Kinh cũng sẽ ít khả năng chấp nhận đối thoại đa phương về Biển Đông để giải quyết các cuộc tranh chấp hàng hải, dù là qua ASEAN hay qua thể chế nào khác. Thay vào đó, có lẽ Trung Quốc sẽ càng củng cố lập trường ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài vào Biển Đông.
Tùng Lâm