3 thập kỷ thăng giáng của doanh nghiệp tư nhân Việt - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 04-24-2013   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 144,400
Thanks: 11
Thanked 13,573 Times in 10,839 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 180
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default 3 thập kỷ thăng giáng của doanh nghiệp tư nhân Việt

Kinh tế Việt Nam đang trải qua một giai đoạn đầy khó khăn.Những ghềnh thác đất nước đang phải vượt qua khiến nhiều người nản ḷng. Tuy nhiên, khi nh́n lại lịch sử gần 30 năm kể từ ngày Đổi mới, có thể thấy rằng các doanh nghiệp Việt từng trải qua những giai đoạn cam go không kém. Đă có nhiều sai lầm, đổ vỡ, mất mát, và trả giá, nhưng các tiên phong liên tục xuất hiện, t́m ṭi, đột phá và không ít trong số đó vẫn tồn tại vững mạnh cho đến bây giờ.

Khai sinh


Những ḍng đầu tiên trong chương mới về kinh tế thị trường của Việt Nam được viết vào năm 1986, khi kế hoạch Đổi mới nền kinh tế được thông qua. Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ sau dấu mốc này và thời kỳ 1986-1997 có thể coi là thời kỳ “khai sinh” trong lịch sử doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sau ngày giải phóng.

Luật Doanh nghiệp Tư nhân và Luật Công ty được ban hành năm 1990, dù c̣n sơ sài và thiếu sót, đă mở ra hành lang thể chế cho khu vực tư nhân. Về mặt tài chính, sau khi các ngân hàng nước ngoài như ANZ, Bangkok Bank, BNP được cấp phép mở chi nhánh ở Việt Nam từ năm 1992 th́ năm 1993 ngân hàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam là VP Bank ra đời.

Về mặt thị trường, ngoài việc dỡ bỏ chế độ bao cấp, hai giá và ngăn sông cấm chợ, Việt Nam bắt đầu b́nh thường hóa quan hệ với Mỹ năm 1994 và gia nhập ASEAN năm 1995, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân cạnh tranh cả trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.

Nhờ vậy, số doanh nghiệp tư nhân được thành lập mỗi năm tăng rất nhanh, từ 6.808 đơn vị năm 1993 lên 25.002 đơn vị năm 1997. Với lịch sử từng là một nền kinh tế thị trường trước năm 1975, không ngạc nhiên là miền Nam đi tiên phong với nhiều doanh nghiệp thậm chí đă h́nh thành trước năm 1986, dưới dạng tổ hợp sản xuất hoặc hợp tác xă sản xuất. Các tên tuổi như kem đánh răng Dạ Lan, từ điển Lạc Việt, giày dép Biti’s, nước rửa chén Mỹ Hảo, đồ may mặc Minh Phụng, nước hoa Thanh Hương, hoa quả khô Vinamit, bánh Kinh Đô đều từ miền Nam.

Biti’s và Kinh Đô khởi nghiệp trong giai đoạn này và cho đến giờ vẫn là các doanh nghiệp mạnh. Biti’s khởi đầu là một tổ hợp sản xuất dép cao su với khoảng 20 công nhân, trong khi Kinh Đô là một cơ sở bánh ḿ với khoảng 70 người. Hai doanh nghiệp khác từng rất thành công nhưng hiện giờ đă biến mất là Công ty Thanh Hương (chủ nhân của thương hiệu nước hoa Thanh Hương) và Công ty Sơn Hải (chủ nhân của thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan).

Các doanh nghiệp thành danh ở thời kỳ này phần lớn tập trung vào sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như thực phẩm, chất tẩy rửa, đồ sinh hoạt thiết yếu, hay quần áo. Đây cũng là lựa chọn tự nhiên v́ sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu không cần đầu tư lớn mà lại dễ tiêu thụ khi thị trường đang đặc biệt khan hiếm, do hậu quả méo mó của cơ chế kinh tế tập trung để lại.V́ thế, Biti’s làm giày dép và trở thành một trong vài doanh nghiệp giày dép uy tín nhất Việt Nam; Kinh Đô trở thành một thương hiệu bánh từ Nam ra Bắc ai cũng biết; kem đánh răng Dạ Lan có thời chiếm tới 30% thị trường toàn quốc; và nước hoa Thanh Hương - mặt hàng tương đối xa xỉ hơn -cũng thống trị thị trường.

Với hệ thống luật pháp c̣n lỏng lẻo khi đó, việc tổ chức và quản trị công ty theo các mô h́nh doanh nghiệp hiện đại là chuyện xa vời. Phần lớn việc điều hành doanh nghiệp lúc bấy giờ mang màu sắc gia đ́nh. Kinh Đô mang đậm dấu ấn của gia đ́nh ông Trần Kim Thành; Biti’s có thể coi là con đẻ của gia đ́nh ông Vưu Khải Thành; Thanh Hương là sản phẩm của ông Nguyễn Văn Mười Hai; và Sơn Hải (Dạ Lan) là tác phẩm của cá nhân ông Trịnh Thành Nhơn.

Ch́a khóa thành công trong giai đoạn này không khó t́m.Thị trường nội địa khi đó c̣n khan hiếm, sản xuất trong nước c̣n manh mún và hàng nước ngoài cũng mới thâm nhập vào, chủ yếu từ Thái Lan và Trung Quốc. V́ thế, để thành công nhiều khi chỉ cần mua một dây chuyền sản xuất hiện đại vừa phải và tập trung làm thương hiệu vừa phải là đủ. Cái khó là ở chỗ tiền đâu để mua các công nghệ này.

Một số doanh nghiệp có bề dày lịch sử phát triển đủ để tích lũy vốn, hoặc có nguồn tài trợ từ bên ngoài như bạn bè, cộng đồng, đă có được sức mạnh tài chính để bứt phá. Kinh Đô, từ năm 1993, đă nhập dây chuyền sản xuất bánh snack công nghệ Nhật Bản trị giá trên 750.000 USD.Trong khi đó, năm 1991, Biti’s đă thành lập Công ty Liên doanh Sơn Quán giữa Hợp tác xă Cao su B́nh Tiên với Công ty Sun Kuan Đài Loan để sản xuất hài, dép xuất khẩu. Theo Biti’s, đây là công ty liên doanh đầu tiên giữa một đơn vị kinh tế tư nhân Việt Nam với một công ty nước ngoài.

Nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy. Thị trường tài chính trong giai đoạn này c̣n rất sơ khai. Hệ thống ngân hàng thương mại đang trong thời kỳ “thôi nôi” và thị trường chứng khoán là một khái niệm xa vời.V́ thế, các doanh nghiệp đều phải dựa vào sức ḿnh, phát triển dựa trên lợi nhuận giữ lại hoặc liên doanh liên kết với nước ngoài. Một vài doanh nghiệp thử bước ra khỏi mô h́nh này th́ ngay lập tức thất bại. Thanh Hương là một ví dụ.

Khi ông Nguyễn Văn Mười Hai sử dụng uy tín cá nhân và doanh nghiệp ḿnh để huy động tiền gửi của công chúng với lăi suất rất cao (lên tới 15%/tháng) trong khi năng lực lơi của doanh nghiệp không mạnh, sản phẩm bị hàng nhập (lậu) từ Thái Lan và Trung Quốc cạnh tranh và dần dần đánh mất thị trường, việc Thanh Hương không trả được nợ là tất yếu. Khi số nợ không trả được lên tới 37 tỉ đồng vào năm 1990 (vào thời kỳ đó một tỉ đồng tương đương vài ngàn cây vàng), ông Nguyễn Văn Mười Hai bị bắt và Thanh Hương phá sản.

T́m kiếm công nghệ hiện đại và nguồn vốn mạnh để cạnh tranh và bứt phá là câu chuyện ai cũng nghĩ tới. Liên doanh với nước ngoài là con đường có nhiều doanh nghiệp chọn lựa. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công. Dạ Lan là một thí dụ.
Trước năm 1995, Dạ Lan là 1 trong 2 thương hiệu mạnh nhất ở Việt Nam, chỉ đứng sau P/S (thuộc sở hữu của doanh nghệp tư nhân Phong Lan).

Năm 1995, khi các ông lớn của thế giới là Unilever và Colgate Palmolive vào Việt Nam, họ đă đặt vấn đề liên doanh lần lượt với 2 thương hiệu này. Một thời gian ngắn sau đó, Unilever mua P/S. Dạ Lan được bán cho Colgate Palmolive với giá 3 triệu USD với thỏa thuận Colgate Palmolive sẽ tiếp tục duy tŕ và phát triển thương hiệu Dạ Lan. Thế nhưng, sau khi mọi thủ tục chuyển nhượng và liên doanh hoàn thành, thương hiệu Dạ Lan chỉ tồn tại thêm được vỏn vẹn 3 tháng, nhường chỗ cho kem đánh răng Colgate.

Những thất bại cay đắng của Thanh Hương trong câu chuyện huy động vốn hay của Dạ Lan trong việc liên doanh với nước ngoài là những bài học đầu đời của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Giống như một đứa trẻ mới tập đi, vấp ngă là chuyện không tránh khỏi. Thế nhưng, nhờ những trải nghiệm đó, khu vực tư nhân đă tự lớn lên.Nhiều doanh nghiệp khởi nguồn từ những năm tháng đó nay đă trở thành những doanh nghiệp lớn cạnh tranh ngang ngửa với các đối thủ sừng sỏ của thế giới, không chỉ trên thị trường nội địa mà c̣n cả trên các thị trường nước ngoài.

Nguồn: Trần Vinh Dự/ VOA
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	500_thumb.jpg
Views:	10
Size:	23.4 KB
ID:	463834
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC4

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 16:41.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06177 seconds with 14 queries