T́nh cảnh thiếu thốn của những người vẫn cố bám trụ lại khu công nghiệp Kaesong, Cam Bốt cắt giảm nhân sự ṭa án xử Khmer đỏ do thiếu tiền, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế bị Ṭa tư pháp Cộng ḥa Pháp triệu tập và các diễn biến mới trong vụ thảm sát khủng bố ở Boston là các chủ đề thời sự nổi cộm trên các báo Pháp số ra hôm nay.

Chuyên chở các sản phẩm sản xuất từ khu công nghiệp Kaesong, Bắc Triều Tiên ngày 08/04/2013. REUTERS/Lim Byong-sik/Yonhap
|
Theo nhật báo thiên hữu Le Figaro, nạn nhân thật sự của cuộc khủng hoảng chính trị trên bán đảo Triều Tiên không ai khác hơn là số 250 nhân viên người Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn cố bám trụ lại ở khu công nghiệp Kaesong. Số người này có nguy cơ thiếu lương thực và thuốc men. Vậy mà, chính quyền B́nh Nhưỡng kiên quyết từ chối một phái đoàn Hàn Quốc đến hỗ trợ cho họ.
Tờ báo viết: « Họ mới là nạn nhân thật sự của cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên . Bị rơi vào cái bẫy do Kim Jong Un giăng ra, 205 nhân viên Hàn Quốc và một người Trung Quốc từ hai tuần nay sống lay lắt qua ngày bằng nguồn thực phẩm dự trữ, chủ yếu là ḿ ăn liền ». Trong khi đó, chính quyền B́nh Nhưỡng đă từ chối cho phép một phái đoàn Hàn Quốc đến tiếp viện thực phẩm và thuốc men. Phát ngôn viên Bộ Thống nhất của Hàn Quốc quan ngại rằng « nguồn dự trữ lương thực sẽ không kéo dài được bao lâu nữa ». Tuy nhiên, phía Seoul không cho biết cụ thể là những người này có thể chịu đựng được trong bao nhiêu ngày.
Theo Le Figaro, sự vây hăm dai dẳng này lại là điểm kết dính của mối căng thẳng Bắc – Nam. Trong khi đó, các nỗ lực không ngừng gia tăng để t́m một giải pháp ngoại giao cho khủng hoảng, đang gây chấn động trên bán đảo từ tháng hai năm nay.
Sáng nay, trong một bản thông cáo, B́nh Nhưỡng khẳng định rằng, nếu Seoul vẫn tiếp tục có các « hành động thù nghịch », th́ sẽ không bao giờ có chuyện đàm phán với Hàn Quốc. Đặc biệt, nhà lănh đạo độc tài lên án các cuộc biểu t́nh chống chế độ tại trung tâm thủ đô Seoul. Vài nhóm người biểu t́nh đă đốt h́nh nhân « Lănh đạo Tối cao » Kim Jong Un. Trong khi đó, tờ báo Quang Minh Nhật Báo của Đảng Lao động Triều Tiên kêu gọi người dân chuẩn bị « hành động cương quyết » để trả đũa hành vi « báng bổ » bôi nhọ « phẩm cách tối cao » của đất nước.
Bảo vệ tài sản nhà máy
Thế nhưng, đối với số người Hàn Quốc cố bám trụ lại ở Kaesong, hành động của họ xuất phát từ phản ứng b́nh thường và tức th́ : không để mất miếng ăn và tài sản nhà máy. Số kỹ sư và nhà quản lư này đă từ chối bỏ rơi xí nghiệp, văn pḥng, các máy tính và các trang thiết bị khác, do sợ rằng sẽ không bao giờ nh́n thấy lại chúng.
Le Figaro cho biết, đại bộ phận các đồng nghiệp của họ đă về nước ngay khi B́nh Nhưỡng đơn phương đưa ra quyết định cấm cửa 123 doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực này. Lănh đạo họ Kim đă ra lệnh rút hơn 50.000 công nhân Bắc Triều Tiên làm việc trong các xưởng sản xuất giày, dụng cụ nhà bếp và nhiều sản phẩm công nghiệp khác cho các doanh nghiệp tư bản, để đổi lấy đồng lương rẻ mạt 160 đô-la/tháng.
Tờ báo cho rằng cuộc chiến hao ṃn này cũng gây tốn kém cho chính quyền phía Bắc. Ngoài tính chất biểu tượng trong việc tỏ ra cứng rắn với người anh em phía Nam, việc đóng cửa khu công nghiệp này cũng gây thất thoát kinh tế đáng kể cho B́nh Nhưỡng, quốc gia vốn luôn trong t́nh trạng thiếu hụt tiền mặt. Mỗi năm Hàn Quốc phải đổ cho Bắc Triều Tiên 80 triệu đô-la. Nhất là, kể từ khi tuyên bố đóng cửa, B́nh Nhưỡng buộc phải nuôi sống 50.000 lao động bị mất việc làm và cả gia đ́nh của số người này.
Minh Anh, RFI