R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
|
Đường Thiên Lư giữa Sài G̣n
“Đó là một trong những con đường xưa nhất của Sài G̣n, của thành Gia Định. Lịch sử thành phố đă cuộn qua nó rất sôi động, rất khốc liệt. Con đường này cũng không mấy thay đổi qua nhiều biến động, nhiều thời kỳ”, nhà nghiên cứu Nguyễn Đ́nh Đầu gật đầu tâm đắc khi nghe hỏi về trục đường Nguyễn Thị Minh Khai - Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Kỳ vọng Thiên Lư
Trong tấm bản đồ Sài G̣n năm 1815 so sánh với những con đường hiện tại, hiện rơ mồn một đường Nguyễn Thị Minh Khai ở hai phía của thành Gia Định h́nh bát giác (c̣n gọi là thành Quy) là trục đường đi về phía bắc và phía tây. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chép: “Năm Mậu Th́n Thế Tông thứ 11 (1748), quan điều khiển Nguyễn Phúc Doăn cho chăng dây mà mở thẳng đường này, gặp ng̣i suối th́ bắc cầu, chỗ bùn lầy xếp xây đắp đất. Từ cửa Cấn Chỉ của thành đến bến đ̣ B́nh Đồng dài 17 dặm...
Năm Ất Hợi Gia Long 14 (1815), tổng trấn thành Gia Định đo từ cửa Đoài Duyệt phía tây thành đắp đường đi đến tận nước Cao Miên (Campuchia ngày nay), dài 439 dặm... Gọi là đường Thiên Lư, mặt đường rộng 6 tầm, thực là đường b́nh an cho người, ngựa”.
Như vậy, tuổi của con đường này chỉ ít hơn thành Gia Định có vài chục năm, “lối xưa xe ngựa” đến nay vẫn ngày càng nườm nượp. Người xưa khi đắp đường, định chức năng quan lộ, gọi tên Thiên Lư chắc cũng đă nuôi những kỳ vọng cho trăm năm.
Thời tiết, điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, Gia Định - Sài G̣n đă nhanh chóng trở thành nơi tập trung giao thương lớn nhất miền Nam. Chợ Thị Nghè là một trong những khu chợ h́nh thành sớm nhất thời bấy giờ. Ngày ấy rạch Thị Nghè rộng, nước trong xanh “hây hây như tờ quyến trải” thông suốt ra ḍng Bến Nghé. Nhiều cụ bà người Sài G̣n hôm nay vẫn c̣n nhớ câu thơ cũ của Ngô Nhân Tịnh: Phủ Gia Định, phủ Gia Định, nhà đủ người no chốn chốn/ Xứ Sài G̣n, xứ Sài G̣n, ở ăn vui thú nơi nơi.
Câu thơ cũ dường như viết chính về con đường Thiên Lư này vậy.
Lần lại lịch sử h́nh thành và phát triển của thành phố, nhiều người Sài G̣n, kể cả nhà nghiên cứu Nguyễn Đ́nh Đầu cũng phải gật đầu thú vị với những phát hiện về con đường này. Không chỉ có chợ, trên đường c̣n có những nơi vui chơi giải trí, những tụ điểm văn hóa giáo dục đầu tiên của Sài G̣n. Trước nhất là Sở thú được khởi công đầu tiên từ tháng 3-1864.
Với diện tích trên 20ha, nhà thực vật học người Pháp J.B. Louis Pierre đă sưu tập về đây hàng ngàn loài thực vật, chim thú quư hiếm. Trải qua hàng trăm năm, bao nhiêu biến động của thời cuộc, những cây gỗ quư trong Thảo cầm viên vẫn nấn từng ṿng nhựa một để lớn lên, chim thú từ khắp thế giới vẫn tụ về phục vụ nhu cầu của người dân thành phố. Thật thú vị khi trong cuốn Việc từng ngày hai mươi năm qua ghi chép từ năm 1945-1964, giữa những biến động lịch sử ngồn ngộn, tác giả Đoàn Thêm vẫn cẩn trọng ghi: “Ngày 3-1-1962, từ giờ vào Sở thú phải mua vé 2 đồng/người. Ngày 23-7-1963, cọp ở Thảo cầm viên sinh ba cọp con”.
Đến năm 1869, đường Thiên Lư có tên là Chasseloup Laubat và có thêm vườn Maurice Long (tên toàn quyền Đông Dương bấy giờ, hiện là công viên Tao Đàn) được tách ra khỏi dinh toàn quyền, người dân gọi là vườn Ông Thượng. Lập tức, vườn Ông Thượng trở thành một điểm hẹn văn hóa của người dân thành phố, nơi cuộc đấu xảo đầu tiên diễn ra, năm nào lễ giỗ Tổ Hùng Vương cũng được trang trọng tổ chức để những người di dân xứ Bắc hướng về cội nguồn. Và vườn Ông Thượng sẽ c̣n là nơi lịch sử thành phố ghi nhiều dấu son đáng nhớ.
Năm 1874, Trường Chasseloup Laubat (nay là THPT Lê Quư Đôn), trường trung học đầu tiên của Sài G̣n, nổi trống khai trường. Ngoài con em của các quan Pháp, những học sinh xuất sắc nhất của đất Nam kỳ cũng được tuyển chọn theo học. Sau mỗi kỳ thi, kết quả học tập của từng người c̣n được đăng trên Gia Định Báo. Có lẽ chính vậy mà học sinh VN nào cũng gắng để được nhận xét “Học tốt lắm”. Từ đây, nhiều học sinh của trường sẽ ghi tên ḿnh vào lịch sử trên nhiều lĩnh vực, kể cả làm cách mạng chống chế độ thực dân, điều mà trường Tây không hề dạy họ: Trần Văn Giàu, Phan Văn Hùm, Vương Hồng Sển...
Trăm năm đă đi qua, những cuộc dời đổi cũng đă đi qua, nhưng Thảo cầm viên, công viên Tao Đàn, Trường THPT Lê Quư Đôn th́ vẫn đó, vẫn miệt mài làm chức năng từ ngày khai sinh của ḿnh cho cả trăm năm.
Cây cầu t́nh thương
Câu chuyện về cây cầu Thị Nghè bắt đầu rất thú vị từ một tính cách rất đặc trưng của người Sài G̣n mà ai gặp rồi cũng sẽ nhớ măi. Các sách địa chí văn hóa Sài G̣n đều ghi lại về sự hào sảng của bà Nguyễn Thị Khánh, con gái quan thống suất Nguyễn Cửu Vân. Từ thế kỷ 18, thời chúa Nguyễn Phúc Chu, bà lấy chồng và cùng chồng đến sinh sống, khai khẩn vùng đất ven sông B́nh Trị. Chồng bà là một quan nghè làm thư lại trong thành Gia Định, mỗi ngày đi về bốn lượt đều phải đợi đ̣ để băng qua con rạch. Thương chồng và thương dân làng vất vả, bà bỏ tiền huy động dân công bắc cây cầu gỗ qua rạch. Từ ấy, cầu được gọi là cầu Thị Nghè, con rạch cũng được dân thương mà gọi rạch Thị Nghè.
George Finlayson, một nhà ngoại giao, cũng là nhà khoa học Anh đến Sài G̣n những năm đầu thế kỷ 19, đă mô tả: “Nhà cửa rộng lớn, thích hợp với phong thổ. Mái lợp ngói, cột điều mộc, vách th́ trét đất sét bên sườn tre rồi tô hồ lên. Nhiều nhà cao cẳng sàn bằng ván xếp hàng dọc theo bờ kênh, bờ sông hay dọc theo đường cái quang đăng. Phố xá ngay hàng thẳng lối hơn là ở nhiều kinh thành châu Âu”.
Bài Gia Định phong cảnh vịnh kể quang cảnh chợ Thị Nghè thời ấy: Dưới sông tàu lửa đậu liền/ Từ đồn Giao Thủy sấp lên Bà Nghè/ Lưu thông các nước bộn bề/ Có tàu Đông Việt, có ghe Bắc kỳ/ Bán buôn vật nọ hàng kia/ Lao xao thương khách xiết ǵ là đông/ Chiếc qua chiếc lại đầy sông/ Mù mù khói tỏa, đùng đùng máy kêu...
Những câu chuyện về sự khởi đầu bao giờ cũng vui, nhưng có chuyện vui ắt có chuyện buồn. Hơn 200 năm khốc liệt nhất của lịch sử đi qua, con đường này, cây cầu này đă thấm mồ hôi, nước mắt của nhiều thế hệ. Bắt đầu từ chính cây cầu Thị Nghè được bắc lên từ t́nh thương yêu.
“Cha tôi, chú tôi đều đă có thời tuổi trẻ hào hùng ở đây”, ngồi ở cửa hàng bán sáo trúc, đàn tranh của ḿnh, ông Trần Thanh Trung nh́n ra cây cầu Thị Nghè trước mặt mà nhớ những ngày ác liệt, khi ông c̣n chưa ra đời...
PHẠM VŨ
TTO
|