“Với truyền thống dân tộc, "bán anh em xa, mua láng giềng gần", Việt Nam luôn biết kiềm chế, luôn chủ trương giải quyết vấn đề chủ quyền trên Biển Đông bằng biện pháp ḥa b́nh, kể cả kiện TQ ra quốc Ṭa án quốc tế...”.
LTS: Cùng trong cuộc phỏng vấn về những bước đi mới của TQ trên Biển Đông, PGS. Nguyễn Chu Hồi - nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (thuộc Bộ TN&MT), giảng viên Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội cũng đă có những chia sẻ với báo Giáo dục Việt Nam về công tác tuyên truyền cũng như cách ứng xử của Việt Nam trong vấn đề này.
Các chiến sỹ tuần tra trên đảo (Ảnh: baovanhoa.vn)
PV: Thưa ông, nói về công tác tuyên truyền trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đă, đang và sẽ tuyên truyền rất mạnh. Tuy nhiên, về phía Việt Nam, dường như các biện pháp tuyên truyền của chúng ta chưa thực hiệu quả. Chúng ta cần phải làm ǵ nữa để công tác tuyên truyền thực sự đạt hiệu quả?
PGS. Nguyễn Chu Hồi: TQ tuyên truyền biển, đảo trên cơ sở tính nhất quán cao, kỷ cương mạnh, lực lượng rộng, giám sát chặt chẽ,...v́ thế đạt được hiệu quả của công tác và ư đồ nhà cầm quyền. Biển đảo là đối tượng đặc thù của cả khoa học và quản lư, vấn đề chủ quyền biển, đảo lại khá phức tạp và nh́n chung chúng ta c̣n quá ít tài liệu tham khảo chính thống được công bố về các khía cạnh khác nhau khi thực thi tuyên truyền.
Chúng ta cũng đang thiếu cán bộ hiểu biết biển sâu sắc và có kỹ năng làm công tác tuyên truyền biển đảo; nội dung tuyên truyền nghèo nàn, trùng lập và sơ sài, thiếu các thông điệp để chuyển tải tư tưởng lớn về biển đảo trong tuyên truyền; công tác tuyên truyền không tiến hành thường xuyên, đợi có sự việc và đợt tuyên truyền mới thực hiện, thành thử hoạt động tuyên truyền vẫn như "làm đề tài khoa học", mang tính h́nh thức. Đặc biệt có quá nhiều lực lượng được cấp kinh phí làm tuyên truyền biển đảo nhưng có nhiều ấn phẩm tuyên truyền trùng lập, chất lượng hạn chế.
PV: Cũng liên quan đến công tác tuyên truyền, chúng ta có nên đưa các sự kiện lịch sử liên quan tới Trung Quốc (năm 1974, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam; năm 1979, TQ tiến hành xâm lược Việt Nam bằng cuộc chiến tranh biên giới; năm 1988, TQ đánh chiếm đảo ở quần đảo Trường Sa của VN…) vào trong SGK cho học sinh học hay không, thưa ông?
PGS. Nguyễn Chu Hồi: Lịch sử có nhiều vấn đề, các nhà sử học Việt Nam đủ biết chọn cái ǵ là các mốc quan trọng và đưa vào đâu cho đúng tầm và vị trí trong chặng đường lịch sử của dân tộc, không sa vào kể nể sự kiện vụn vặt. Hăy tin vào họ và họ sẽ làm được.
Với đối tượng là học sinh cần đưa vào nhưng không nên nhồi vào chính khóa mà chỉ đưa vào ngoại khóa, nhẹ nhàng, thấm lâu, nhớ lâu. Tôi cũng đang soạn Sách giáo dục tài nguyên và môi trường biển và hải đảo Việt Nam với đối tượng là các bậc học Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
Sách biển, đảo Việt Nam và ở nước ta thuộc nhóm sách xuất bản c̣n ít so với các nhóm sách khác, cần đưa vào kế hoạch cụ thể và kiểm soát thống nhất, tránh trùng lập và lại c̣n sai khác nhau.
PV: Hiện nay, ngoài việc phái tàu thuyền ra hoạt động mạnh ở Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa (tàu quân sự, bán quân sự, tàu cá, tàu cá trá h́nh, tàu thăm ḍ khai thác..), TQ c̣n đầu tư 1,6 tỉ USD xây dựng trái phép ở Hoàng Sa thành 1 trung tâm du lịch, cờ bạc, chế biến thủy hải sản. Trong bối cảnh này, Việt Nam nên có ứng xử như thế, thưa ông?
PGS. Nguyễn Chu Hồi
PGS. Nguyễn Chu Hồi: TQ tỏ ra không khoan nhượng khi bảo vệ yêu sách phi lư về không gian đường lưỡi ḅ, khoanh chiếm 80% diện tích Biển Đông, vi phạm chủ quyền của các nước trong khu vực Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền các vùng biển của Việt Nam và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, làm cho t́nh h́nh Biển Đông trở nên nghiêm trọng và giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo ở khu vực này ngày càng phức tạp. Bằng cách công bố pháp lư quốc tế về yêu sách đường lưỡi ḅ phi lư nói trên, TQ đă "xâm lược Việt Nam trên giấy", đă chiếm đóng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và đang có nguy cơ xâm lược nước ta trên thực địa (băi cạn, biển đảo).
Với truyền thống dân tộc, "bán anh em xa, mua láng giềng gần", Việt Nam luôn biết kiềm chế, luôn chủ trương giải quyết vấn đề chủ quyền trên Biển Đông bằng biện pháp ḥa b́nh, kể cả kiện TQ ra quốc Ṭa án quốc tế...
Việt Nam cũng như các nước ASEAN khác cùng TQ sớm xây dựng và thực thi Bộ quy tắc ứng sử giữa các bên ở Biển Đông (COC), trong khi vẫn tiếp tục tôn trọng Phương thức ứng sử đa phương trên Biển Đông (DOC) và Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982.
Triển khai các thỏa thuận cấp cao đă kư giữa Việt Nam và TQ với 06 nguyên tắc cơ bản để giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo và yêu cầu phía TQ phải tuân thủ và phối hợp liên quốc gia. Tăng cường năng lực chấp pháp và phối hợp tuần tra liên quốc gia trên biển,... và tăng cường gặp gỡ cấp cao để giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan và nảy sinh. Tranh thủ dư luận quốc tế và các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trân trọng cảm ơn ông đă trả lời phỏng vấn!
Quang Tuệ
(GDVN)