- Tăng giá xăng ở mức cao khiến người tiêu dùng lo ngại về một mặt bằng giá mới được thiết lập. Tuy nhiên, lần tăng giá xăng lần này, tiểu thương các chợ đầu mối lại bắt tay nhau giữ giá ổn định do sợ ế hàng.
Ghi nhận tại các chợ đầu mối, gần như chưa có sự biến động nào về giá cả các mặt hàng thực phẩm. Sở dĩ mức giá được giữ ổn định là do giá cước vận tải hàng hóa từ các tỉnh về TP.HCM không tăng. Theo nhiều tiểu thương tại chợ Bà Hom (Tân Phú), đó là nhờ sự chủ động thương lượng của nhiều tiểu thương.
Tuy nhiên, một vài loại rau ở chợ lẻ có nhích nhẹ nhưng lư do nằm ngoài việc tăng giá xăng. Thực tế, TP.HCM và miền Nam bước vào đợt nắng nóng, rau khó trồng, nguồn cung ít đi khiến giá tăng lên, c̣n hầu hết các loại củ, quả khác như: cà rốt, su su, bắp cải... chuyển từ Đà Lạt xuống mấy ngày nay vẫn không tăng giá.
Hiện cước phí vận chuyển rau củ quả từ Đà Lạt về TP.HCM vẫn giữ mức 500-600 đồng/kg. Nếu giá này tăng lên khoảng 10% th́ tiểu thương cho biết sẽ ép giá mua từ vựa xuống và giảm mức lăi. Trong khi đó, phí vận chuyển mỗi chuyến xe tải từ chợ Hóc Môn về chợ khu vực Q.3 vẫn ở mức 120.000-150.000 đồng/chuyến. Tính b́nh quân, chi phí vận chuyển ở khoảng 250-300 đồng mỗi kư thực phẩm.
xăng tăng giá, thực phẩm, chợ đầu mối, vận chuyển, rau củ.
Theo các tiểu thương, hiện sức mua tại các chợ c̣n rất yếu, hàng bán chậm. Một số mặt hàng dù đầu vào có tăng nhưng các tiểu thương vẫn giữ giá.
Một tiểu thương ở chợ Phú Nhuận nói rằng, mấy tuần nay trời nắng nóng nên thịt bán ế ẩm. Đầu phiên, giá thịt ba chỉ, thịt đùi có giá 75.000-85.000 đồng/kg, nhưng càng về trưa th́ giá càng giảm, chỉ c̣n khoảng 70.000 đồng mà vẫn ế. Đây là mức giá đă giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với đợt đầu tháng.
"Với t́nh cảnh chợ ế như thế này, nếu cước vận chuyển có tăng nữa th́ chúng tôi cũng không dám tăng giá", tiểu thương này cho hay.
Ông Đào Sỹ Long, Phó ban quản lư chợ Tân Định, cho biết: "Những lần trước, khi giá xăng tăng tiểu thương thường có tâm lư bức xúc nên giá tăng nhanh thấy rơ, nhưng lần này t́nh h́nh nh́n chung vẫn c̣n ổn định".
Ông Chung, tiểu thương chợ G̣ Vấp, cho hay: "Điều mừng nhất là giá cước vận tải hàng hóa của các tỉnh vào TP.HCM không hề tăng. Nhiều nhà xe cũng tỏ ra mệt mỏi với giá xăng nhưng bà con tiểu thương trong chợ góp chút tiền lẻ để hỗ trợ thêm cho các nhà xe sau mỗi chuyến, nhờ đó giá cả đều được giữ ổn định, từ rau củ tới thực phẩm tươi sống. Sức mua hiện tại c̣n rất yếu, bán ra không được bao nhiêu mà giá tăng thêm chắc chắn sẽ ế hàng."
Ngoài ra, mặt hàng khác là thủy hải sản vẫn được các tiểu thương chợ đầu mối giữ nguyên. Lượng thủy hải sản về chợ đầu mối B́nh Điền vẫn đạt trên 800 tấn/đêm, giá hầu như không có biến động ǵ thậm chí sức mua yếu đi các đơn vị bán sỉ cũng phải giảm giá để bán được hàng.
Không chỉ ở các chợ mà các hệ thống siêu thị, chưa có nhà cung cấp nào đề nghị tăng giá. Các nhà kinh doanh siêu thị cũng đưa ra quan điểm "kiềm chế tăng giá" rất rơ: nhà cung cấp phải chứng minh tổng chi phí tăng bao nhiêu phần trăm th́ mới có thể tăng giá, c̣n nếu đơn thuần đưa ra lư do điều chỉnh giá theo giá xăng th́ siêu thị sẽ không lấy hàng.
Bà Bùi Thị Hạnh Thu, Phó tổng giám đốc hệ thống siêu thị Co.opmart, nhận xét: "Việc giá xăng tăng lên khiến người tiêu dùng lo sợ giá cả sẽ leo thang. Tuy nhiên, giá bán lẻ các mặt hàng tại các siêu thị và cửa hàng hầu như không thay đổi. Trong bối cảnh này, việc tăng giá là không thể v́ sức mua đă yếu sẵn rồi. Các đơn vị kinh doanh cần phải tính toán để khấu giảm mọi chi phí để gồng gánh với giá xăng".
Tâm lư sợ ế hàng cũng lan tới các vùng tồng rau nguyên liệu cũng như nuôi và sản xuất thịt gia cầm, gia súc khi các sản phẩm tại đây cũng có dấu hiệu giảm.
Theo các thương lái, giá cà chua bán sỉ nhập về TP.HCM đă giảm khoảng 2.000 đồng, hiện chỉ ở mức 2.000-3.000 đồng/kg; cải bắp giảm 1.000 đồng, c̣n 4.000 đồng/kg; cải thảo c̣n giảm thê thảm hơn, chỉ chưa tới 1.200 đồng/kg. Đây là thời điểm vào vụ chính rau củ, tuy nhiên giá cả ở các chợ đang giảm xuống liên tục do ế hàng v́ sức mua sụt giảm mạnh.
Nam Phong