“Chúng ta cũng phải có biện pháp mạnh mẽ. Quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam là không để một tấc đất của Tổ quốc rơi vào tay kẻ khác.…”.
Đó là quan điểm của Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an - trước hành động sai trái của Trung Quốc bắn vào tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngăi khi đang khai thác hải sản tại khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Bộ Ngoại giao đă xác nhận thông tin tàu cá của ngư dân Quảng Ngăi bị Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn vào ngày 20/3. Ông nh́n nhận thế nào về hành động của Trung Quốc?
Vấn đề tranh chấp biển Đông đă xảy ra từ nhiều năm nay. Hai nước Việt Nam - Trung Quốc đă t́m cách giải quyết trên cơ sở ḥa b́nh theo thông lệ quốc tế, đảm bảo cho ngư dân yên ổn làm ăn, đánh bắt trên biển an toàn. Tuy nhiên, trái ngược với những tuyên bố rất hữu nghị đó, trên biển Đông luôn xảy ra những vụ việc làm cho dư luận rất bức xúc. Vụ việc Trung Quốc nổ súng bắn vào tàu cá mang số hiệu QNg96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngăi vào ngày 20/3, tại khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đă làm cho ngư dân thêm lo lắng, bất b́nh v́ nó ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của họ.
Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an (ảnh Phương Thảo)
Tôi thấy vấn đề này hết sức nghiêm trọng v́ nó ảnh hưởng đến quan điểm của hai phía là giải quyết vấn đề ḥa b́nh, căn cứ vào Công ước Liên Hiệp Quốc Luật Biển và thỏa thuận giữa các nước ASEAN. Vấn đề này làm cho mối quan hệ giữa hai bên bị ảnh hưởng. Nó cũng làm cho Trung Quốc bị giảm uy tín, tạo nên sự nghi ngờ trong dư luận khu vực và quốc tế.
Trước hành động Trung Quốc bắn vào tàu cá của ngư dân Quảng Ngăi, chúng ta nên có hành động cụ thể nào để đáp lại sự lấn tới của Trung Quốc?
Sự việc đă xảy ra, chúng ta nên có cuộc gặp gỡ giữa hai bên để làm rơ những nguyên nhân và trách nhiệm cụ thể. Trên cơ sở đó tránh tái diễn những trường hợp tương tự. Là một nước nhỏ cũng có những thiệt tḥi nhất định, nhưng khi đă động chạm đến sự thiêng liêng của Tổ quốc th́ chúng ta cũng phải có biện pháp cứng rắn hơn. Bác Hồ đă từng dạy “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, tôi nghĩ các nhà lănh đạo cũng phải lưu ư đến quan điểm đó để thể hiện với những đối tác có liên quan.
Từ những hành động gây khó khăn, cản trở sản xuất, uy hiếp, đến nay Trung Quốc đă bắn thẳng vào tàu cá của ngư dân Việt Nam. Sự leo thang đó của Trung Quốc thể hiện ư đồ ǵ, thưa ông?
Trung Quốc không chỉ tranh chấp vùng biển cũng như hải đảo nước ta mà c̣n tranh chấp một số nước khác trong khu vực như Nhật Bản, Philipines... Điều này tạo cho khu vực sự căng thẳng và có khả năng xảy ra đụng độ trên biển. Sự leo thang ngày càng lớn, tức là Trung Quốc không dừng lại mà c̣n có động thái tăng cường sự tranh chấp. Điều đó thể hiện rơ ư đồ bành trướng của Trung Quốc. Hành động không thiện chí đó làm cho mối quan hệ giữa các nước trong khu vực với Trung Quốc ngày càng xấu đi. Việc Trung Quốc dùng sức mạnh của nước lớn để o ép nước bé cũng không được dư luận đồng t́nh.
Trước mắt chúng ta nên làm ǵ để ngư dân yên tâm bám biển sản xuất?
Chúng ta không nên chỉ phản ứng trên báo chí cũng như gửi công hàm thông thường. Chúng ta cần phải có những cuộc gặp trực tiếp, trao đổi thẳng thắn, đưa ra giải pháp thực sự rơ ràng, minh bạch trên cơ sở hai đảng, nhà nước đă thỏa thuận. Phải có sự cam kết trách nhiệm trên biển Đông, nếu xảy ra sự việc như nào th́ trách nhiệm cũng phải quy như vậy.
Hai nước cũng phải thông tin cho ngư dân được biết những khu vực đă thỏa thuận an toàn tự do đánh bắt. Những vùng c̣n tranh chấp ngư dân cũng được biết để không vào khai thác hải sản v́ nó rất dễ xảy ra va chạm. Chúng ta phải t́m mọi cách để ngư dân đánh bắt hải sản, đi lại trên biển được an toàn. Nếu không nó sẽ ảnh hưởng lớn đến tư tưởng cũng như sự yên ổn làm ăn của ngư dân và làm cho mối quan hệ giữa hai nước không được tốt đẹp.
Tàu cá của ngư dân bị Trung Quốc bắn cháy (ảnh NLD)
Trước mỗi hành động của Trung Quốc phía Việt Nam đều thể hiện thái độ rất rơ ràng. Thế nhưng Trung Quốc dường như đang cố t́nh “bỏ ngoài tai”?
Trước mỗi hành động của Trung Quốc, Việt Nam đều thể hiện quan điểm, lập trường rất rơ ràng và kiên quyết. Tuy nhiên, do chúng ta không muốn sự việc đi quá xa và chúng ta cũng muốn ḱm chế, giữ ǵn bầu không khí ḥa b́nh thân thiện. Thế nhưng Trung Quốc dường như cố t́nh không để ư điều đó mà ngày càng lấn tới.
Tôi nghĩ rằng nhà nước ta cũng phải xem xét lại cách ứng phó cho phù hợp để vừa bảo đảm sự ḥa b́nh ổn định nhưng vẫn công bằng. Không thể trước sự đe dọa hay sức ép của một nước lớn mà chúng ta lùi bước hay nhượng bộ. Quan điểm của chúng ta phải kiên tŕ về ngoại giao, t́m mọi cách giải quyết vấn đề một cách ḥa b́nh. Thế nhưng nếu Trung Quốc không điều chỉnh vẫn cứ o ép ḿnh quá th́ tức nước sẽ vỡ bờ, v́ sự chịu đựng cũng có giới hạn. Chúng ta cũng phải có biện pháp mạnh mẽ. Quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam là không để một tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc rơi vào tay kẻ khác.
Philipines đă đưa tranh chấp chủ quyền tại biển Đông với Trung Quốc ra ṭa án Liên Hiệp Quốc, chúng ta có nên làm như vậy không thưa ông?
Theo tôi chúng ta phải kiên tŕ chờ đợi, chưa thể nóng vội trong vấn đề này. Chúng ta nên kiên tŕ thuyết phục Trung Quốc giải quyết tranh chấp trên cơ sở ḥa b́nh, hữu nghị hợp tác, không đụng chạm trên biển ảnh hưởng đến t́nh hữu nghị lâu đời giữa hai nước.
Việc Philipines đưa tranh chấp chủ quyền tại biển Đông với Trung Quốc ra ṭa án Liên Hiệp Quốc là cơ hội để ta xem xét cách thức giải quyết vấn đề này của ṭa án Quốc tế để từ đó ta đưa ra đối sách phù hợp hơn. Từ đó ta có giải pháp tốt hơn, thiết thực hơn. Tôi nghĩ chúng ta phải thành lập bộ phận chuyên trách về biển Đông để thay mặt Chính phủ Việt Nam theo dơi giải quyết tranh chấp này kịp thời, cụ thể.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (thực hiện)