Việc Việt Nam tham chiếu ưu tiên áp dụng luật quốc tế là thông điệp rơ ràng đối với Bắc Kinh khi Trung Quốc vốn luôn nhấn mạnh rằng bất kỳ xung đột nào cũng chỉ nên giải quyết ở cấp song phương và né tránh các cơ chế đa phương.

Ảnh minh họa
Biển Đông đang trở thành tâm của những cơn băo tranh chấp đang quét mạnh qua khu vực, với 6 bên tham gia, bao gồm Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippine, Việt Nam và Đài Loan. Hiện tại, ASEAN đang nắm giữ ch́a khóa cho ổn định khu vực trong năm tới, với trách nhiệm phải t́m ra hướng đi mới, dưới áp lực của nước chủ tịch mới Brunei và Tổng thư kư vừa được bổ nhiệm Lê Lương Minh.
Những hy vọng đạt được một Bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc cho các khu vực tranh chấp đă tiêu tan hồi năm ngoái do sự bất động giữa các thành viên ASEAN về cách thức tiến hành tốt nhất. Vấn đề đă khiến khối này ngày càng phân cực, giữa một bên là các nước muốn chống lại sự leo thang quyết liệt của Trung Quốc, và một bên các nước muốn giữ quan điểm trung lập về vấn đề Biển Đông và ưu tiên làm sâu sắc quan hệ kinh tế.
Với những rạn nứt như vậy trong ḷng ASEAN, Philippine và Việt Nam đă ra sức cố gắng củng cố cho các cơ sở pháp lư của ḿnh ở cả tầm quốc gia và quốc tế nhằm đối chọi lại những luận điệu của Trung Quốc. Hai nước quyết định gạt sang một bên các tranh chấp song phương và cố gắng thành lập một mặt trận thống nhất đối phó với Trung Quốc trong các tranh chấp biển đảo.

Dây cáp tàu B́nh Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt đứt. (Nguồn: TTXVN)
"Lợi ích giữa Hà Nội và Manila đang hội tụ chứ không tương đẳng", Carly Thayer, một chuyên gia về Việt Nam của Đại học New South Wale , nhận xét. Ông nói, những lợi ích chung này được củng cố bởi thỏa thuận thông qua năm ngoái về phối hợp tuần tra biển tại các vùng biển mà các thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.
Luật Biển Việt Nam bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 là một động thái pháp lư góp phần bảo vệ lập trường của Việt Nam trước Trung Quốc. Được thông qua hồi tháng 6/2012, Luật này "quy định về đường cơ sở, nội thủy, lănh hải, vùng tiếp giáp lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam"
Các luật hiện hành như Luật Biên giới quốc gia năm 2003 và Luật Biển là một bước khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thayer đặc biệt nhấn mạnh Điều 2.2, trong đó nêu rơ, "trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên th́ áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó".
Việc Việt Nam tham chiếu ưu tiên áp dụng luật quốc tế là thông điệp rơ ràng đối với Bắc Kinh khi Trung Quốc vốn luôn nhấn mạnh rằng bất kỳ xung đột nào cũng chỉ nên giải quyết ở cấp song phương và né tránh các cơ chế đa phương, đặc biệt là các hội nghị thượng đỉnh ASEAN, nơi các cường quốc thế giới như Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và Mỹ đều đă lên tiếng.
Việc Việt Nam tham chiếu luật quốc tế cũng diễn ra đồng thời điểm Philippine quyết định thách thức các tuyên bố chủ quyền lănh thổ Biển Đông của Trung Quốc tại ṭa án Liên hợp quốc. Tháng 1, cơ quan ngoại giao Philippine đă tuyên bố họ sẽ đưa Bắc Kinh ra ṭa án quốc tế theo Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS). Cả Trung Quốc và Philippine đều đă kư kết vào hiệp ước này.
Các quan chức Philippine cho biết, họ muốn chứng tỏ cho Trung Quốc thấy bản đồ "đường 9 đoạn" tham lam làm cơ sở cho các yêu sách chủ quyền của họ tại vùng biển giàu tiềm năng dầu khí là trái với quy định của UNCLOS. Động thái quốc tế hóa tranh chấp được đưa ra sau một loạt các vụ việc giữa tàu Trung Quốc và tàu Philippine ở các vùng biển tranh chấp, bao gồm cả cuộc giằng co kéo dài nhiều tuần tại Băi cạn Scarborough hồi năm ngoái.
Các quan chức Philippine cho biết, họ hy vọng các thủ tục pháp lư sẽ diễn ra trong ṿng 3-5 năm và mang lại một giải pháp lâu dài đối với tranh chấp. Trung Quốc đáp lại trong một tuyên bố khẳng định "chủ quyền không tranh căi" của họ đối với các đảo và băi đá mà Philippine đang tranh chấp.
Trung Quốc đặc biệt thường xuyên tấn công tàu thăm ḍ năng lượng của nước khác, tiến hành điều mà nhiều nhà phân tích cho là nguyên nhân gốc rễ của các tranh chấp. Tháng 5/2011, tàu tuần tra Trung Quốc cố t́nh cắt đứt cáp địa chấn của tàu khảo sát Việt Nam hoạt động chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 dặm (193km) và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc hàng trăm dặm về phía nam.
Tháng 12 năm ngoái, tàu cá Trung Quốc cũng cắt cáp tàu thăm ḍ địa chấn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngay trong vùng biển thuộc quyền quản lư của Việt Nam.
Bất chấp những đụng độ này, Trung Quốc vẫn liên tục nói không với trọng tài quốc tế, "một phần bởi điều này sẽ liên quan đến một thể chế đa phương, nhưng c̣n bởi Trung Quốc không hề có căn cứ vững chắc", báo cáo có tên "Hợp tác từ sức mạnh: Mỹ, Trung Quốc và Biển Đông" được Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) xuất bản tại Washington năm ngoái, có đoạn viết như vậy.
Năm 2011, Trung Quốc từ chối đề nghị đệ tŕnh tranh chấp lănh thổ và biên giới chồng lấn lên Ṭa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), cơ quan được thành lập theo UNCLOS để giải quyết các tranh chấp biển đảo giữa các quốc gia đă thông qua điều ước này. Cũng theo báo cáo của CNAS, do "Trung Quốc đă lựa chọn không tham gia ITLOS khi thông qua UNCLOS, nên điều đó có nghĩa Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ phản đối đề xuất nnhư vậy".
Trong nhiều trường hợp, ṭa án LHQ thiếu thẩm quyền để thực thi bất kỳ quyết định nào đối với vấn đề chủ quyền quốc gia. Theo quan điểm của Trung Quốc, các nỗ lực ngoại giao của Philippine và Việt Nam nhằm dựa vào các cường quốc thế giới và thể chế đa phương để khẳng định chủ quyền của ḿnh "chỉ làm t́nh h́nh xấu thêm". Bắc Kinh đă đáp trả thông qua một loạt các hành động khiêu khích.
Sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, giới chức Trung Quốc lập tức phản ứng với quyết định đưa cái gọi là "Tam Sa" lên thành thành phố cấp tỉnh để quản lư 3 nhóm đảo mà nước này đang nhăm nhe chiếm lấy là Hoàng Sa, Trường Sa và Băi Macclesfield. Thành phố mới này cũng phụ trách vùng biển bao quanh các nhóm đảo này. Ngày 22/6, Quốc hội Nhân dân, cơ quan lập pháp cao nhất của Trung Quốc, c̣n yêu cầu Việt Nam sửa đổi bộ luật.
Cho đến nay, Trung Quốc chưa từng "thử" Luật của Việt Nam, nhưng vụ những việc như năm ngoái với sự tham gia của các tàu cá Trung Quốc và các vụ cắt cáp sẽ có nguy cơ tái diễn" Thayer nói.
Các bên trong ASEAN, bao gồm Brunei, Malaysia, Philippine và Việt Nam, đều muốn kư và ban hành Bộ quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và ASEAN dựa trên Tuyên bố không ràng buộc về ứng xử giữa các bên tại Biển Đông được thông qua tại Campuchia năm 2002.
Theo ông Trần Trường Thủy, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam, Bắc Kinh nên chấp nhận một Bộ quy tắc khu vực mang tính ràng buộc pháp lư để đảo bảo các bên nhỏ hơn không bị đe dọa và giúp họ tự tin hơn để tiếp tục các hoạt động hợp tác ở Biển Đông.
Nhưng có vẻ như căng thẳng vẫn đang tăng lên và một tiếng nói chung giữa các bên sẽ vẫn là điều khó có thể trông đợi diễn ra trong năm nay.
Roberto Tofani là nhà báo tự do, chuyên phân tích các vấn đề Đông Nam Á.
Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt
Nguồn: Tuanvietnam