Với 2 nhóm tàu sân bay chiến đấu, Hải quân Trung Quốc có đủ sức cân bằng sức mạnh của họ với Mỹ và các đồng minh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương?
Trung Quốc sẽ có thể hình thành được 2 nhóm chiến đấu tàu sân bay trong 5 năm, sau khi tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, tàu Liêu Ninh đã đi vào hoạt động, Tổng công ty Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc cho biết.
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã khởi động một chương trình mới, được gọi là dự án 863, để nghiên cứu và phát triển một lò phản ứng hạt nhân cho các tàu chiến đấu của hải quân, tờ Want Daily cho biết.
Tờ báo trích dẫn lời của Tướng Du Wenlong, tới từ Học viện Khoa học Quân sự ở Bắc Kinh nói rằng, chương trình nghiên cứu và phát triển lò phản ứng hạt nhân mới sẽ mở rộng phạm vi hoạt động tàu sân bay hạt nhân trong tương lai của Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Ông Du xác định rằng, tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc sẽ được trang bị một lò phản ứng hạt nhân.
Trong khi đó, một số nhà phân tích quân sự có trụ ở tại Moscow (Nga) thì nói rằng, tàu sân bay hạt nhân của Trung Quốc sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020. Trong khi đó, thông tin từ Bắc Kinh đã xác nhận rằng họ có thể có tàu sân bay hạt nhân sớm nhất là vào năm 2018.
Đối với các máy bay chiến đấu cất cánh thông thường từ tàu sân bay, bán kính chiến đấu khoảng hàng trăm kilomet. Nhưng sau khi một tàu sân bay hạt nhân đi vào phục vụ, bán kính chiến đấu cho các chiến đấu cơ trang bị trên hạm của Trung Quốc (ám chỉ J-15) sẽ được mở rộng lên đến 1.000 km.
Tàu sân bay hạt nhân sẽ được sử dụng như một công cụ mạnh mẽ trong việc ngăn chặn các hoạt động của Hải quân Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các chuyên gia Nga nhận định rằng, chỉ cần một tàu sân bay loại này cũng có thể giúp Trung Quốc duy trì một cán cân sức mạnh quân sự cân bằng giữa Bắc Kinh với Mỹ và các đồng minh trong khu vực.
Thái Vy
theo pNTD