Trước những âm mưu và hành động thâm độc của Trung Quốc tại Biển Đông, Việt Nam lập trung tâm dự báo ngư trường, thông báo việc hợp tác với Nga nghiên cứu băng cháy biển đông.
Tờ Oil Price xuất bản tại Anh ngày 17/2 dă đưa tin, Trung Quốc đă xác định rằng dầu khí ở Biển Hoa Nam, tức Biển Đông là "tài sản quốc gia". Tuy nhiên Oil Price không đề cập rơ cơ quan nào của Trung Quốc đưa ra tuyên bố này và vào thời gian nào, ngược lại tờ báo nhấn mạnh các hoạt động ngày càng leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông để đ̣i cái gọi là "chủ quyền" đối với khu vực rộng lớn được bao bọc bởi đường "lưỡi ḅ" phi pháp.
Theo Oil Price, trong khi báo chí phương Tây đang tập trung theo dơi vụ CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân và những tranh chấp trên vùng biển Hoa Đông th́ Trung Quốc vẫn âm thầm đẩy mạnh hoạt động và nảy sinh các vấn đề hàng hải trên Biển Đông.
Trước những âm mưu và hành động thâm độc của Trung Quốc, các cơ quan chức năng của Việt Nam đă có những hành động tích cực.
Lập trung tâm dự báo ngư trường
Bộ NN-PTNT cho biết, trung tâm dự báo ngư trường khai thác hải sản trực thuộc Viện nghiên cứu hải sản vừa được thành lập và đi vào hoạt động. Nhiệm vụ của trung tâm này là nghiên cứu chuyển giao công nghệ, ứng dụng và dự báo ngư trường khai thác hải sản phục vụ hoạt động khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật.
Trong đó, trung tâm sẽ xây dựng các mô h́nh dự báo ngư trường khai thác, cập nhật thông tin dữ liệu hải dương học, sinh học nghề cá từ điều tra, khảo sát, viễn thám biển và các đài trạm để xây dựng và cung cấp thông tin, dự báo ngư trường khai thác đáp ứng yêu cầu quản lư thủy sản và yêu cầu sản xuất của ngư dân.
Việt Nam đă thành lập trung tâm dự báo ngư trường khai thác hải sản trực thuộc Viện nghiên cứu hải sản
Hợp tác với nga nghiên cứu băng cháy biển đông
Mới đây, PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư , Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đă cho biết Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đang tiến hành phối hợp với Nga để nghiên cứu về khí Hydrate (băng cháy) và các khoáng sản đáy biển.
Theo PGS Nguyễn Văn Cư: "Hiện, chúng tôi cũng tiến hành phối hợp với Nga để nghiên cứu về khí Hydrate (băng cháy) và các khoáng sản đáy biển…Nh́n chung tiềm năng kinh tế biển của Việt Nam là rất lớn".
Qua kết quả điều tra đến độ sâu 100 m nước th́ vùng biển nước ta rất giàu một số loại tài nguyên khoáng sản. Trước hết là các vật liệu xây dựng, kim loại nặng (trong đó có Titan, zicon, vàng và một số kim loại quư hiếm khác…). Tuy nhiên, hiện chúng ta mới chỉ điều tra, đánh giá ở tỷ lệ 1/500.000 nên nếu phục vụ khai thác th́ cần có điều tra chi tiết hơn, PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư cho biết.
PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư
Báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tiềm năng dầu khí ở biển Đông vượt xa so với các dự báo trước đây và có thể c̣n nhiều hơn nguồn tài nguyên của cả châu Âu gộp lại. EIA dự đoán Biển Đông nắm giữ trữ lượng khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 ngh́n tỷ feet khối khí đă được chứng minh và ở dạng tiềm năng.
Số tài nguyên này vượt xa so với các dự báo trước đây và nhiều hơn các nguồn tài nguyên chưa được khai thác của cả châu Âu. Riêng vùng quần đảo Trường Sa của Việt Nam có trữ lượng đến khoảng 5,4 tỉ thùng dầu. Trong khi, theo dự đoán trước đó của Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông vào khoảng 2,5 tỷ thùng dầu.
PGS Nguyễn Văn Cư cũng cho biết thêm trong năm nay sẽ tập trung trí tuệ, lực lượng để xây dựng và tŕnh Quốc hội Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.Tổng cục cũng tích cực triển khai Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lư tài nguyên-môi trường biển đến năm 2010, tầm nh́n đến năm 2020.
Năm 2012, có thể là năm thành công nhất và tập trung nhiều dự án quan trọng của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực biển, đảo với việc ban hành Luật Biển Việt Nam và hoàn thành bước đầu Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lư tài nguyên-môi trường.
Bên cạnh Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam được tổ chức tại thành phố Vũng Tàu, Tổng cục c̣n mở nhiều lớp tập huấn, sản xuất một số bộ phim khoa học, tài liệu về biển đảo để tuyên truyền trên các kênh truyền h́nh, phổ biến ra nước ngoài…
Nguyệt An
theo PNTD