Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án mạnh mẽ vụ thử hạt nhân lần thứ 3 của Triều Tiên ngày 12/2 và tuyên bố sẽ trừng phạt B́nh Nhưỡng v́ một hành động mà tất cả các cường quốc lớn trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, đều lên án.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đă nhóm họp khẩn theo yêu cầu của Hàn Quốc ngay sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần 3.
"Các thành viên Hội đồng Bảo an lên án mạnh mẽ vụ thử này, vốn là một sự vi phạm trắng trợn các nghị quyết của Hội đồng Bảo an", Ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Sung-hwan, nước hiện đang đảm nhận vai tṛ Chủ tịch Hội đồng trong tháng này, khẳng định với các phóng viên. Ông nói thêm rằng Hội đồng giờ đây sẽ xem xét "các biện pháp thích hợp".
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Susan Rice cho biết, Washington và các đồng minh muốn Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết mà sẽ "tăng cường chế độ cấm vận" vốn đă được áp đặt sau khi B́nh Nhưỡng thử hạt nhân năm 2006 và 2009.
Tuyên bố trên của Hội đồng Bảo an được nhất trí tại một phiên họp khẩn do Hàn Quốc triệu tập hôm 12/2. Các nhà ngoại giao cho hay, quá tŕnh bàn thảo về các đ̣n cấm vận mới có thể mất nhiều tuần v́ Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không nhất trí các biện pháp gay gắt mới v́ lo ngại chúng có thể khiến ban lănh đạo Triều Tiên trả đũa thêm.
Bắc Kinh đều đă ủng hộ các nghị quyết cấm vận trước đó chống B́nh Nhưỡng nhưng chỉ sau khi nỗ lực giảm nhẹ các biện pháp được đề xuất trong đàm phán về văn bản. Nước này cũng lo ngại rằng cấm vận gay gắt hơn càng làm suy yếu kinh tế Triều Tiên và đẩy ḍng người tị nạn đổ sang Trung Quốc.
Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc - 5 nước thường trực của Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên - đều lên án vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh "mối nguy mà các hoạt động đe dọa của Triều Tiên gây ra đ̣i hỏi hành động nhanh chóng và đáng tin hơn nữa từ cộng đồng quốc tế".
Ông Obama đă đọc Thông điệp Liên bang trong hôm nay (13/2) và nhiều nhà quan sát cho rằng đó có thể là ly do Triều Tiên chọn ngày 12/2 để kích hoạt thiết bị hạt nhân của ḿnh, v́ xưa nay B́nh Nhưỡng vẫn có hành động tương tự vào những ngày quan trọng trong nghị tŕnh của Mỹ.
Một số nhà ngoại giao cho rằng, Washington và các đồng minh sẽ đẩy mạnh các đ̣n trừng phạt mới đối với Triều Tiên thay v́ chỉ mở rộng các biện pháp đă áp đặt trước đó sau hai vụ thử năm 2006 và 2009.
Khi lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, 30 tuổi, lên nắm quyền sau cái chết của cha ông, Kim Jong-il, hồi tháng 12/2011, đă từng có nhiều hy vọng rằng nhà lănh đạo trẻ sẽ tiến hành cải cách và chấm dứt các chính sách "ưu tiên quân sự". Tuy nhiên, Triều Tiên dường như vẫn bị kẹt trong một ṿng vây cấm vận do càng có thêm các động thái khiêu khích hơn.
Hồi tháng 1, Hội đồng Bảo an đă thông qua một nghị quyết mở rộng các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc chống lại Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa hồi tháng 12 và cảnh báo B́nh Nhưỡng không thực hiện thêm các vụ phóng hay vụ thử nào nữa. Triều Tiên đáp trả bằng cách dọa sẽ lại thử hạt nhân.
Các vụ thử trước kia của nước này đă khiến Hội đồng Bảo an áp đặt cấm vận, trong đó có một lệnh cấm nhập khẩu công nghệ tên lửa và hạt nhân, một lệnh cấm vũ khí và cấm nhập khẩu các hàng hóa xa xỉ.
Thanh Hảo (Theo Reuters)