“Ngày 24.4.1980, chúng tôi lên thuyền, tất cả 45 người cùng thực phẩm đủ ăn một tháng,“ Nhu Thiet kể. Thuyền lúc đó rộng 3,8 mét, dài 11 mét, chở những người Việt muốn đi tìm miền đất mới, trong đó có anh và người vợ đang mang thai đứa con thứ tư.

Người Việt ở Dorsten liên hoan với cha đạo. Ảnh: Picasa.
Hoang Nhu Thiet nay đã 64 tuổi, cùng vợ và các con vượt biển vào năm 1980 để thoát khỏi Việt Nam. Số phận đã đưa anh đến Đức trên chuyến tàu định mệnh năm ấy.
Họ đã lái thuyến hướng về phía mà họ nhìn thấy có một chiếc trực thăng nào đó và luôn ra tín hiệu bằng ánh sáng để cầu cứu. Sau 2 ngày lênh đênh trên biển, một chiếc tàu lớn hiện ra.
“Chúng tôi sợ rằng đây có thể là thuyền Nga,“ người đàn ông Việt Nam kể lại. Tuy nhiên, họ đã may mắn vì đó là một con tàu Đức đi trên biển để cứu những người Việt Nam. Cùng với chuyến tàu định mệnh này, họ đã đến Đức.
“Tôi không quan tâm tàu đi đâu. Tôi đã muốn đến Mỹ vì có họ hàng, nhưng tôi cũng chào đón Đức,“ Hoang Nhu Thiet chia sẻ. Với anh và gia đình, điều quan trọng lúc đó là được thoát khỏi Việt Nam.
“Chúng tôi phải rời khỏi nhà mình gần Sài Gòn. Ở đó, tôi từng là bộ đội. Họ dọa tôi sẽ cho tôi vào trại cải tạo vì lí do chính trị,“ Nhu Thiet nhớ lại thời kì đó.
Sang đến Đức, họ được đưa về một trại tập trung, sau đó phân tán trên toàn Đức. Nhà họ Hoàng đến thành phố Dorsten, nơi vợ anh sinh đứa con gái. Họ trở thành những người Việt thứ hai ở thành phố này và cô con gái được đặt tên Đức Martina.
Cả gia đình đã rất hạnh phúc khi vượt biển thành công. Trải qua bao nhiều đắng cay, cuối cùng thì niềm vui cũng đến với họ. Người con gái họ bỏ lại Việt Nam khi đó mới lên hai tuổi. Nhưng chỉ ít tháng sau khi vợ chồng nhà họ Hoàng rời quê hương, đứa bé đã được một người khác nhận nuôi và họ cũng vượt biên và kế hoạch đoàn tụ của họ đã thành công.
Sau bé gái Martina, vợ Nhu Thiet đã hạ sinh thêm 3 người con nữa tại Barkenberg. Gia đình đã tìm được một quê hương mới. “Chúng tôi sống tại đây và trở thành một phần của xã hội này. Mấy chị em chúng tôi hồi nhỏ hay đi hầu lễ cha đạo, giúp việc trong nhà thờ vào mỗi kì nghỉ hoặc đưa thư giúp cha. Chúng tôi thuộc về nơi này,“ Martina, năm nay đã 32 tuổi, kể về tuổi thơ của mấy chị em cô. Dù vậy thì một phần tình cảm gia đình cô vẫn dành cho quê hương Việt Nam.
Năm 1998 Nhu Thiet Hoang có trở về thăm quê hương. „Nhưng tôi thật sự không muốn quay lại đó nữa“, người đàn ông này thẳng thắn nói. „Cảnh sát đã giữ tôi 3 tiếng đồng hồ vì thị thực của tôi và họ đưa ra cho tôi vô số câu hỏi. Lúc đó tôi cảm thấy mình như một phạm nhân.“
Nghiêm Trang, Nguy Nga – vietinfo.eu
derwesten.de