Thông tin về việc Trung Quốc mua dây chuyền sản xuất máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 từ Nga đă trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi gần đây. Thậm chí có thông tin cho rằng, thỏa thuận cấp phép dây chuyền sản xuất Tu-22M3 đă được kư kết giữa đôi bên.
Có nhiều đồn đoán về việc Trung Quốc mua dây chuyền sản xuất máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3.
Các phương tiện truyền thông và diễn đàn quân sự Trung Quốc tỏ ra rất vui mừng với thông tin này. Với tầm bay tới 6.800 km, Tu-22M3 có thể vươn tới chuỗi đảo thứ 2 từ lănh thổ Trung Quốc. Sự có mặt của Tu-22M3 có thể coi là một sự thách thức đối với các chiến lược của Mỹ tại Tây Thái B́nh Dương. Tu-22M3 kết hợp với các tên lửa đạn đạo đă được triển khai dọc theo bờ biển Trung Quốc được cho là có khả năng tấn công nhóm tàu sân bay của Mỹ.
Giới truyền thông Trung Quốc hy vọng máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-22M3 từng được mệnh danh “sát thủ tàu sân bay” trong thời gian Chiến tranh Lạnh này sẽ trở thành một vũ khí hiệu quả đối với chiến lược khu vực hàng hải của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trái với sự vui mừng của các phương tiện truyền thông cũng như các diễn đàn quân sự, quân đội Trung Quốc tỏ ra không vui vẻ ǵ với thông tin này. Đại tá cao cấp (chức vụ nằm giữa đại tá và thiếu tướng) Chu Văn Long, một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc đă trao đổi trong cuộc phỏng vấn đài truyền h́nh Hồ Bắc.
Theo ông, Tu-22 là một thiết kế lỗi thời, một máy bay ném bom chiến lược không có bất kỳ lợi thế nào so với các máy bay ném bom chiến lược như B-1 Lancer, B-2 Spirit của Mỹ. Ông nhận định: “Cá nhân tôi nghĩ rằng, cơ hội cho máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 tham gia vào lực lượng Không quân Trung Quốc là rất thấp. Các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không của Mỹ như E-2C có tầm phát hiện mục tiêu lên đến 400 km ngay cả với những máy bay có độ bộc lộ radar nhỏ hơn nhiều so với Tu-22M3.
Tu-22M3 với 2 tên lửa hành tŕnh chống hạm tầm xa Kh-22N, máy bay này từng được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay" trong thời gian Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Defencetalk.
Tu-22M3 là biến thể hiện đại hóa của máy bay ném bom chiến lược Tu-22. Đây là một mẫu máy bay ném bom chiến lược cánh cụp cánh x̣e (cánh của máy bay x̣e ra khi bay ở giai đoạn hành tŕnh và cụp lại vào phía đuôi khi tấn công để tăng tốc độ), tốc độ siêu âm.
Bản thân của Tu-22 không phải là một thiết kế thành công ngay từ ban đầu, ở một số khía cạnh nó c̣n kém hơn so với người tiền nhiệm Tu-16. Tu-22 đă trải qua khá nhiều lần nâng cấp và cải tiến để khắc phục các nhược điểm. Trong các biến thể nâng cấp như Tu-22M, Tu-22M2, Tu-22M3, biến thể Tu-22M3 được đánh giá là khá thành công.
Mẫu nâng cấp Tu-22M3 bay lần đầu tiên vào năm 1976, đưa vào phục vụ năm 1983. Máy bay được trang bị động cơ NK-25 mới mạnh hơn, cải thiện cửa hút không khí, cải thiện độ cụp và x̣e của cánh, cải thiện khả năng bay ở độ cao thấp. Nâng cấp hệ thống điện tử hàng không, hệ thống radar hiện đại hơn.
Tu-22M3 có chiều dài 42,4 mét, sải cánh 34,28 mét khi x̣e, 23,3 mét khi cụp, cao 11,5 mét, trọng lượng rỗng 54 tấn, trọng lượng cất cánh 124 tấn. Tốc độ tối đa 2000 km/h, phạm vi hoạt động 6800 km, trần bay 13,3 km, khả năng mang tải trọng vũ khí 24 tấn. Tu-22M3 được vũ trang một pháo điều khiển từ xa 23mm ở phía đuôi máy bay.
Vũ khí chủ lực của Tu-22M3 là tên lửa chống hạm tầm xa Kh-22N với tầm bắn lên đến 600 km cơ số 2 tên lửa treo hai bên cánh hoặc tên lửa hành tŕnh tấn công mặt đất Kh-15 với tầm bắn 300 km cơ số 6 tên lửa ổ quay bên trong thân. So với các mẫu máy bay ném bom chiến lược trước đó, Tu-22M3 được đánh giá là một thiết kế khá thành công.
Biến thể này không được phép xuất khẩu khiến nó trở thành một mối đe dọa cho hạm đội Mỹ trong thời gian chiến tranh lạnh. Một biến thể nâng cấp khác là Tu-22M3M cũng được lên kế hoạch hoạt động tới năm 2020, 30 chiếc Tu-22M3 đă được phê duyệt nâng cấp lên chuẩn mới Tu-22M3M.
QUỐC VIỆT
Theo Infornet