Chuyện buồn ở 'thiên đường sung sướng' miền Trung - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 11-04-2012   #1
woaini1982
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
woaini1982's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Posts: 24,000
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 41
woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1
Default Chuyện buồn ở 'thiên đường sung sướng' miền Trung

Sau khi rộ lên phong trào xuất ngoại, nơi đây đă xuất hiện nhiều quán karaoke, nhà nghỉ khiến cuộc sống người dân chài không c̣n yên ổn.

Xă Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh được xem là xă có số lượng người xuất khẩu đi lao động nhiều nhất nước. Cuộc sống người dân nơi đây “thay da đổi thịt” từng ngày nhưng hệ lụy nó mang lại không hề nhỏ. Sống dựa vào nguồn ngoại hối đổ về, người dân vốn xuất thân từ tầng lớp ngư nghiệp sa vào rượu chè, cờ bạc, ma túy và mại dâm. Những câu chuyện về ngoại t́nh, t́nh làng nghĩa xóm thay đổi v́ sự phân biệt giàu nghèo.

Người dân quanh năm bám biển mưu sinh, đánh bắt nguồn lợi hải sản trên biển. Tuy nhiên kể từ năm 1995, ở xă bắt đầu xuất hiện phong trào xuất ngoại một cách rầm rộ nhất, nhiều người bằng mọi cách vay vốn, thế chấp tài sản ngân hàng để được sang nước ngoài làm việc.

Theo thống kê của Ủy ban nhân dân xă Cương Gián, xă hiện có khoảng 14.000 dân nhưng có tới 2.500 người đi xuất khẩu lao động sang các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Nga, Pháp… Trung b́nh mỗi nhà có từ 2 đến 3 người xuất ngoại, đặc biệt có nhà 8-10 người đi, chủ yếu là tầng lớp thanh niên có sức vóc, tuổi đời c̣n rất trẻ.

Từ một xă nghèo khó, người dân kiếm sống không đủ no qua mùa biển động, bây giờ Cương Gián chẳng khác nào chốn phồn hoa đô hội. Điều đầu tiên dễ thấy ở xă này là hàng loạt ngôi nhà bề thế, sang trọng mọc lên trong làng, có ngôi nhà tiền đầu tư bạc tỷ. Nhiều quán ăn, dịch vụ, khách sạn hoành tráng khác cũng thi nhau mọc lên chen chúc ở xă biển.

Một lăo ngư cho biết, bọn trẻ bây giờ không c̣n biết ra biển phụ giúp gia đ́nh kiếm con cá, con tôm nữa, đứa nào đứa nấy tóc vàng hoe, ăn mặc sành điệu tới các quán cà phê, nhà hàng, karaoke… Trưởng thôn Bắc Mới, ông Nguyễn Ngọc Cư cho hay, do sống chủ yếu dựa vào nguồn kiều hối đổ về nên đời sống người làng có phần đổi thay.

Người dân trong thôn không c̣n đi biển đánh bắt nữa, họ xài bằng tiền đô, không tiêu tiền Việt. Những thành phần xuất ngoại trở về cố hương mang theo cách sống tiêu cực, ăn chơi, gây ảnh hưởng không nhỏ. Nắm bắt thời cơ, các “tú bà”, “tú ông” chuyên môi giới gái mại dâm liền mở hàng loạt quán ăn, nhà nghỉ dọc ven biển Xuân Thành để kinh doanh dịch vụ. Họ bỏ công tuyển lựa các cô gái trẻ đẹp, có gia cảnh nghèo khó, suy nghĩ khờ dại về phục vụ khách làng chơi, đa số là con em trong xă Cương Gián.



Những ngôi nhà khang trang bạc tỷ ở xă Cương Gián.

Giữa tháng 9, người dân trong vùng xôn xao v́ một vụ trọng án xảy ra ở nhà nghỉ Đức Thắng, huyện Nghi Xuân. Nạn nhân là chị Đặng Thị Tâm (23 tuổi, chủ nhà nghỉ). Hung thủ Phạm Văn Giang (xă Cương Gián, huyện Nghi Xuân) khai nhận trước đó có đến nhà nghỉ Đức Thắng để “vui vẻ”. Tại đây, Giang được bà chủ giới thiệu cho một cô gái trẻ đẹp. Giang qua đêm với cô gái tại nhà nghỉ trong ṿng 3 đêm liền mà không sử dụng biện pháp an toàn.

Trong lúc vui vẻ lần thứ 3, cô gái nói với Giang ḿnh đă trót nhiễm HIV rồi. Quá tức giận và tuyệt vọng v́ nghĩ ḿnh rơi vào đường cùng, trong khi cô gái "làng chơi" đă bỏ trốn, Giang đă ra tay không chút tiếc thương với chị Tâm rồi bỏ trốn.

Đó chỉ là một trong vô số các vụ trọng án liên quan tới vấn nạn mại dâm xảy ra mới đây nhất tại xă Cương Gián. Nhiều khách rỉ tai nhau, về biển Xuân Thành t́m chỗ để “thư giăn” không thiếu, ngay cả dân chơi trên Vinh cũng ṃ t́m về đây. Đi dọc bờ biển khoảng một cây số, nhẩm tính đă có trên 30 quán nhậu, nhà nghỉ. Tất cả đều là quán trá h́nh, nếu khách gật đầu muốn em út th́ kiểu ǵ cũng có. “Thượng vàng hạ cám”, từ con gái miền núi mang hương đồng gió nội đến con gái yêu kiều ở tận miền Tây.

Trước một quán nhậu, 3-4 cô gái chừng 16-17 tuổi tô son trát phấn nhoè nhoẹt, áo dây ngắn cũn cỡn. Kẻ đứng người ngồi tươi cười chào đón các vị khách lạ. Một cô gái tên Lan nũng nịu: “Các anh tới đây vui chơi thoải mái, đảm bảo không muốn về nhà luôn. Chỗ bọn em rẻ nhất đấy, đi nhanh 1 xị (100.000 đồng) thôi, c̣n qua đêm là 3 xị”.

Chiều đến, băi biển Xuân Thành người người đổ về, xe cộ đông đúc, náo nhiệt hẳn lên. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là người tắm biển th́ ít mà “mất hút” vào phía trong nhà theo sau chân các cô gái cùng tấm chiếu cũ sờn th́ rất nhiều. Biển Xuân Thành được dân chơi gọi bằng cái tên “thiên đường sung sướng nhất” ở miền Trung.

Cũng chính v́ thế, thanh niên trong làng ăn chơi suốt ngày tháng, hết tiền th́ chờ bên nước ngoài gửi về. Người ở nhà dùng tiền không phải đổ mồ hôi nước mắt, tệ nạn xă hội lại “giăng bẫy” khắp hang cùng ngơ hẻm nên việc thanh niên hút chích, mại dâm càng ngày trở nên phổ biến.



Một gái đang ngồi chờ khách trên băi biển.

Trưởng thôn Nguyễn Ngọc Cư nói: “Con gái, con trai mới lớn đă đàn đúm, bỏ học. Cha mẹ đi nước ngoài lao động, không ai dạy bảo nên sinh hư. Có những đứa chưa đủ tuổi đă được người thân bỏ tiền cho đi xuất ngoại. Bởi vậy, số lượng con em đậu vào đại học, cao đẳng, học hành tới nơi tới chốn ngày càng giảm”.

Không chỉ là xă đi đầu trong cả nước về xuất khẩu lao động, Cương Gián được nhiều người cho là xă giàu nhất nước v́ lượng kiều hối gửi về rất lớn. Tuy nhiên có một nghịch lư ở đây, đó là sự phân biệt giàu nghèo rơ rệt. Những nhà không có con em đi xuất ngoại nghèo “rớt mồng tơi”, quanh năm bám biển, đời sống vô cùng khó khăn. Xuất ngoại, vợ xa chồng, anh xa em, khoảng cách địa lư kéo theo bao khoảng cách về t́nh người, t́nh đời.

Những người dân ở Cương Gián kể lại không ít những câu chuyện cười ra nước mắt. Theo ông Nguyễn Ngọc Cư, chuyện người trong thôn xă có quan hệ t́nh cảm bất chính với nhau không có ǵ lạ. Tuy nhiên, khó có thể có con số thống kê cụ thể các vụ ngoại t́nh gây bất ổn an ninh trật tự thôn xóm. Thực tế, nhiều vụ chồng hoặc vợ đi lao động ở xa, người ở nhà sống trong cô đơn buồn bă, thiếu thốn t́nh cảm dẫn đến các quan hệ không chính danh. Khi vụ việc vỡ lỡ, kẻ đánh ghen, người báo oán làm ồn ào khắp xóm làng, mất t́nh nghĩa giữa người với người.

Ông Cư kể câu chuyện điển h́nh về chồng xuất ngoại, vợ ngoại t́nh. Anh Phong và chị Thu cưới nhau, cuộc sống khốn khó với những chuyến đi biển dài ngày. Khi phong trào xuất ngoại nở rộ, hai vợ chồng dành dụm tiền bạc để anh Phong sang Đài Loan làm việc. Chị Thu ở nhà bán bún kiếm thêm thu nhập. “Gái một con trông ṃn con mắt”, chị Thu được cánh đàn ông, thanh niên trong làng nḥm ngó, đẩy đưa lời t́nh tứ.


Tin đồn chị Thu bán bún th́ ít mà “bán hoa” th́ nhiều nên khách khứa ngày một đông hơn. Cha mẹ chồng nghi ngờ con dâu dan díu, không chung thủy với chồng nhưng không có bằng chứng nên đành nói bóng nói gió. Họ lập mưu để bắt quả tang.

Một đêm mưa gió, cô Thu không về nhà, ở lại quán bún nhắn tin cho t́nh nhân đến. Khi cánh cửa cài lại, đèn ngủ bật lên, đèn sáng phụt tắt, đôi nhân t́nh quấn chặt lấy nhau. Đang lúc cao trào th́ bố mẹ chồng bỗng dưng xuất hiện, mở điện sáng lên. Vụ việc gây xôn xao dư luận, kẻ bàn ra, người tán vào khiến người trong cuộc xấu hổ, bậc phụ huynh cũng tủi thân, nuốt nhục. Sáng hôm sau, chị Thu lặng lẽ bắt xe đ̣ vào Nam, biệt tích.

Ông Cư cho biết trước đó có những vụ ghê gớm hơn. Chồng về nước nghe tin vợ dan díu với người này người kia, gia đ́nh cũng không c̣n hạnh phúc nữa. Lại có vụ đánh ghen thuê cả cánh giang hồ đâm chém như ở thôn Bắc Mới. Có những đêm, ông Cư phải tỉnh ngủ để đi giải quyết các vụ mâu thuẫn, thanh toán lẫn nhau giữa người làng này và người làng kế bên.

Ông Cư lắc đầu, chua chát nói: “Ngày chưa đi xuất ngoại, xóm làng b́nh yên, người dân sống ḥa thuận với nhau, chung lưng đấu cật kiếm sống trên những con thuyền ra khơi. Bây giờ thanh niên hư hỏng nhiều, tệ nạn, nhân cách con người sa sút. Con em dính vào ṿng lao lư cả. Đó là chưa kể số người “tan giấc mộng” v́ xuất ngoại bị lừa hay làm ăn thất bát”.

* Tên các nhân vật đă được thay đổi

Theo Đời Sống & Pháp Luật
woaini1982_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	7
Size:	6.4 KB
ID:	420585
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC7

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 14:49.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06981 seconds with 14 queries