Cuộc tranh luận lần thứ ba và cuối cùng giữa hai ứng cử viên tổng thống tổ chức tại Lynn University, Boca Raton, miền Nam Florida, ngày Thứ Hai 22 tháng 10, từ 9:00 pm EDT (6:00 giờ tối giờ California), kéo dài 90 phút cũng như hai lần trước.
Tổng Thống Barack Obama (phải) và ứng cử viên tổng thống Mitt Romney trong cuộc tranh luận cuối cùng với điều hợp viên Bob Schieffer của đài CBS tại Lynn University, Boca Raton, Florida, tối Thứ Hai. Đề tài của cuộc tranh luận là chính sách đối ngoại, nhưng cả hai đều đề cập đến nhiều vấn đề quốc nội để t́m cách tấn công đối thủ. (H́nh: Win McNamee/Getty Images)
Nhưng khác với cuộc tranh luận thứ nhất có nội dung là các vấn đề quốc nội, cuộc tranh luận thứ ba tập trung vào chính sách đối ngoại. Điều hợp viên Bob Schieffer, 75 tuổi, là một kư giả kỳ cựu hơn 40 năm của truyền h́nh CBS, đă phụ trách nhiều chương tŕnh khác nhau trong đó có “Face the Nation” từ 1991 đến nay.
Các thăm ḍ dư luận cho biết Tổng Thống Barack Obama và Thống Đốc Mitt Romney, đang ngang ngửa 47%, và như vậy cuộc tranh luận cuối có lẽ chỉ ảnh hưởng nhiều đến các cử tri chưa quyết định chọn lựa, phó trưởng ban tranh cử Dân Chủ Stephanie Cutter, nh́n nhận điều này, tuy nhiên dự đoán sẽ không có thêm nhiều thay đổi.
Nội dung tranh luận sẽ bao gồm mọi vần đề nóng trên thế giới từ Trung Quốc đến Iran, Syria và Libya. Chính sách của hai người khác hẳn nhau, ít nhất là trên quan niệm.
Romney đă nhiều lần tỏ bày chủ trương đối ngoại cứng rắn, tuy nhiên có thể là không cụ thể và kiên định, v́ ông chưa bao giờ ông có điều kiện thể hiện trên thực tế. Ngay buổi sáng Thứ Hai, cố vấn Dan Senor cho biết đường lối tiếp cận của Romney trong vụ Iran sẽ là: “Chúng tôi muốn dùng giải pháp ngoại giao”, có nghĩa là ngược hẳn đường lối nói ra trước kia.
Về phần Obama bắt buộc phải bênh vực các chính sách đă thi hành của ḿnh, với nhiều thành tựu cũng như không thiếu khó khăn, và đây là cơ hội cuối cùng để ông chứng tỏ sự vượt hơn đối thủ.
Vào cuộc tranh luận câu hỏi đầu tiên Schieffer đặt ra cho Romney là về điều mà ông cho rằng chính sách Trung Đông của Obama là rời rạc. Theo lập luận của Romney, t́nh h́nh Trung Đông là trầm trọng với những biến cố nhiễu loạn kể cả vụ hạ sát đại sứ Mỹ và khủng bố gia tăng chưa kể vấn đề nguyên tử Iran.
Romney khôn khéo ca ngợi Obama về vụ Osama bin Laden để rồi nói thêm rằng “Chúng ta không thể bằng sự giết tróc để giải quyết vấn đề”. Ông tố cáo “làn sóng nhiễu loạn gia tăng qua những năm của chính quyền Obama”.
Nhưng Obama không từ bỏ cơ hội để đề cao những thành quả đối ngoại của ḿnh bao gồm giảm tầm mức chiến tranh Iraq và Afghanistan, cùng các đồng minh loại trừ chế độ Gadhafi ở Libya. Ông cũng cam kết truy tầm những kẻ đă giết Đại Sứ Stevens và 3 người Mỹ.
Tấn công đối thủ, Obama nói rằng chiến lược đối ngoại của Romney “hoàn toàn trên bản đồ” rằng “Romney có nhiều quan niệm sai lầm từ Iraq đến Afghanistan và từng nói ‘Nga là đe dọa lớn nhất với Hoa Kỳ’”. Ông cho rằng cái nh́n của Romney là lỗi thời từ các thập niên 1950 và 1920, “sai lầm và khinh suất”, chưa từng có kinh nghiệm ngoại giao.
Phản ứng lại Romney nói Obama bóp méo vấn đề và tấn công ông là đi ra ngoài nghị tŕnh.
Tuy nhiên Obama không buông tha, cho rằng Romney luôn luôn thay đổi lập trường trong nhiều vấn đề địa lư chính trị.
Câu chuyện chuyển qua Syria rồi đến Ai Cập. Obama nói là không tiếc đă rút sự ủng hộ Hosni Mubarak trong khi Romney phủ nhận là ông gắn bó với Mubarak như Schieffer gợi ư. Rồi ông quay lại phê phán t́nh trạng bất ổn ở Trung Đông và cho rằng Hoa Kỳ phải thể hiện đường lối mạnh mẽ về lănh đạo.
Về vấn đề vai tṛ nước Mỹ trên thế giới. Theo Romney là mở rộng nền tự do đến các nước và Hoa Kỳ phải cải thiện kinh tế. Người ta thấy ông luôn t́m cách nắm mọi cơ hội trở lại chủ đề này. C̣n Obama th́ tin rằng Hoa Kỳ phải tiếp tục là một quốc gia không thể thiếu vắng trên trường quốc tế, đồng thời nhắc lại rằng ông đă tái tạo được thế đồng minh mà Tổng Thống Bush làm mất.
Hai người trở lại tranh căi về cắt giảm ngân sách, thuế, nợ quốc gia, giảm thiểu các chương tŕnh xă hội và điều hợp viên phải nhắc nhở: “Hăy quay về chính sách đối ngoại”.
Romney hướng chủ đề tranh luận vào xáo động ở Trung Đông, thế đang lên của Trung Quốc và những thách thức quốc tế khác mà ông cho rằng do lănh đạo kém cỏi của Obama, kể cả với nền kinh tế suy yếu.
Obama tố cáo Romney chuyển hướng lập trường trong vấn đề Iran, Iraq, Afghanistan và hoài nghi là ông ta cũng không nhắm tới Osama bin Laden. Một lần nữa, Obama cho rằng Romney chỉ biết mọi việc trên bản đồ, trong khi Romney cũng mấy lần phàn nàn việc Obama tấn công ông là không phải chủ đề tranh luận.
Romney muốn lấy ḷng cử tri Do Thái nói Obama đă không đi thăm Israel như ông nhưng Obama cải chính rằng ông cũng đă đến Israel thời kỳ tranh cử không khác Romney.
Về chuyện Hoa Kỳ có thể nói chuyện thẳng với Iran, Obama cho biết tin tức báo chí loan tải không đúng nhưng Iran hiểu rằng họ phải từ bỏ chương tŕnh nguyên tử, vấn đề chỉ c̣n là thời gian. Ông hỏi Romney với sự thiếu kinh nghiệm đối ngoại có thể đương đầu với Iran không? Nhưng Romney cho rằng Iran nh́n thấy Mỹ yếu và do đó nỗ lực chống chương nguyên tử của họ không có hiệu quả. Ông chê trách Obama không hỗ trợ những người đối kháng ở Iran, đă thực hiện chuyến công du một ṿng thế giới theo cách ông gọi là “chuyến đi tạ lỗi”, và hủy hoại quan hệ đồng minh với Israel.
Schieffer đặt câu hỏi thẳng: “Chúng ta có bảo vệ Israel nếu bị tấn công hay không? Và làm ǵ nếu Iran có vũ khí nguyên tử”. Obama xác định sẽ bảo vệ Israel và không để Iran có vũ khí nguyên tử nhưng tố cáo Romney dường như muốn hành động quân sự chưa đúng lúc.
Romney đồng ư với quan niệm của Obama nhưng minh định thêm rằng “Hành động quân sự chỉ là biện pháp cuối cùng”.
Hai người khác quan điểm về cắt giảm ngân sách quốc pḥng và Obama chế diễu Romney là cổ vũ hệ thống vũ khí lỗi thời kiểu chiến tranh pháo hạm.
Khi đến vấn đề Trung Quốc, Obama cho biết chính quyền ông đă nhiều lần đưa Trung Quốc ra trước WTO về mậu dịch không ngay thẳng, nhân cơ hội này nhắc tới trong đó có vụ Ohio - nhằm tranh thủ ủng hộ tại tiểu bang quan trọng này. Nhưng Romney cho rằng như thế chưa đủ để kềm chế Trung Quốc, đặc biệt trong vấn đề làm giá đồng tiền. Romney cam kết “đối phó” với việc này “ngay từ ngày đầu” nhưng sẽ không gây nên cuộc chiến mậu dịch.
Obama cố ư lái sang vụ Romney chống việc cứu nguy kỹ nghệ xe hơi Hoa Kỳ, cho tới khi Romney phản đối th́ quay qua việc cắt giảm ngân sách kiểu Romney làm Hoa Kỳ giảm khả năng cạnh tranh, và cũng nhắc đến việc đầu tư của Romney vào Trung Quốc làm mất việc làm cho dân Mỹ.
Giữa lúc tranh luận về Trung Quốc, Schieffer đặt câu hỏi, cái ǵ là đe dọa an ninh lớn nhất cho Hoa Kỳ. Romney đáp “nguyên tử Iran” và Obama th́ cho là “khủng bố”.
Về Pakistan không có ư kiến khác biệt nhiều với Obama và ông cũng tin là cần giữ quan hệ tốt với Pakistan v́ nước này có bom nguyên tử không thể để lọt vào tay khủng bố, đồng thời coi việc sử dụng máy bay không người lái là có hiệu quả. Đây lại là một chuyển đổi quan điểm khác trước kia của Romney
Kết luận theo Obama, là cử tri hăy chọn lựa: Ông đă chấm dứt hai cuộc chiến tranh và xây dựng trở lại nền kinh tế suy sụp thời tổng thống tiền nhiệm, một việc mà ngày nay Romney muốn tranh đua.
Trong lời cuối, dù là tranh luận chính sách đối ngoại, Romney vẫn t́m cách nhấn mạnh đến cuộc đấu tranh kinh tế và nói là ông biết lănh đạo bằng cách nào để phục hồi nền kinh tế vững mạnh.
Như dự đoán, không có thắng bại quyết định trong cuộc tranh luận này, dù Obama rơ ràng nắm ưu thế và thường xuyên t́m cách đả kích đối thủ hơn. (H.C.)
Theo nguoi-viet