(GDVN) -Nếu đứa trẻ từ khi 3 tuổi, biết gọi bố, bắt đầu biết nhận thức, nếu gọi “Bố ơi!”, bố nói “Cái ǵ”, th́ sau này con cái ḿnh sẽ trả lời những người xung quanh y hệt như vậy. Tương tự, cháu ví bà như “chó”, th́ cần xem lại xem ở nhà cô bé này, ông bà, bố mẹ đă nói năng, cư xử như thế nào?
Những ngày qua, việc cô gái trẻ tên Khánh Châm (nữ sinh một trường THPT tại Cao Bằng) lên mạng xă hội facebook chửi bà nội thậm tệ đă trở thành một hiện tượng khi gặp phải sự phản ứng dữ dội của dư luận.
Trên mạng xă hội facebook, có hàng chục hội được lập ra để phản đối sự “hỗn láo” của cô bé này. Tuy nhiên, đi ngược với quan điểm của đại đa số cộng đồng mạng, nhà tâm lư học Nguyễn An Chất, Giám đốc công ty Tâm lư An Việt Sơn lại đưa ra những nhận định khá bất ngờ khi nh́n nhận về trường hợp của Khánh Châm.
Nhắc tới Khánh Châm, ông Chất nói, cô bé này sinh năm 1997, nghĩa là đang trong độ tuổi vị thành niên. Đây cũng là độ tuổi mà một đứa trẻ đang trong quá tŕnh dậy th́, tâm sinh lư có những biến đổi phức tạp. Hơn nữa, Khánh Châm cũng chưa có nhiều kinh nghiệm sống để có thể nh́n xa trông rộng, thấy được những lợi ích trước mắt và lâu dài. Mọi hành động của cô bé trong giai đoạn này chủ yếu là cảm tính.
![](http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thaolang/2012_10_09/chui-ba-noi-giaoduc.net.vn.jpg)
Status chửi bà nội thậm tệ của Khánh Châm. Một số từ ngữ chửi tục đă được xóa.
Phân tích thêm về nguyên nhân của hiện tượng xă hội này, nhà tâm lư cho rằng, đương nhiên hành động chửi bà nội thậm tệ như vậy, Khánh Châm không phải một đứa trẻ b́nh thường. Tuy nhiên, ông cho rằng, có quá nhiều thứ xấu, độc hại xung quanh môi trường sống khiến cho một đứa trẻ trở nên bất thường như vậy.
Cụ thể, với bản tính ṭ ṃ, trong môi trường thông tin đa dạng, nhiều màu sắc, trẻ em thường bị cuốn hút bởi những kênh thông tin xấu, văn hóa phẩm độc hại. Ngoài ra, nền giáo dục của ta chưa thực sự chú trọng đúng mức tới vấn đề dạy dỗ nhân cách, đạo hiếu cũng là một thiệt tḥi cho thế hệ trẻ. Những bài học về đạo hiếu như công cha như núi thái sơn, kính trên nhường dưới, tôn sư trọng đạo, tiên học lễ, hậu học văn,… dường như quá mờ nhạt trong việc giáo dục nhân cách trong nhà trường, ông Chất nói thêm.
Bàn về thực trạng nhiều trường hợp các bạn trẻ vị thành niên đă từng chửi ông bà, thậm chí bố mẹ trên mạng xă hội và Khánh Châm không phải duy nhất, nhà tâm lư cho rằng có một điểm chung nữa giữa những “đứa trẻ hư” này. Đó là việc nằm giữa một mớ hỗn độn thông tin tốt xấu, trong khi thiếu sự dạy dỗ nên dễ ra những quyết định theo “bản năng” mà không nghĩ tới việc làm tổn thương người khác là chuyện dễ hiểu.
![](http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thaolang/2012_10_09/nguyenanchatgiaoducnetvnJPG1348623844.jpeg)
Nhà tâm lư học Nguyễn An Chất, Giám đốc công ty Tâm lư An Việt Sơn.
Nhiều lần tôi đă gặp những trẻ vị thành niên khi nói lên sự bất măn của ḿnh với bố mẹ, ông bà mà đem phương Tây ra so sánh. Trẻ con phương Tây 14 tuổi là được ra khỏi nhà tự do mà không ai có quyền can thiệp, nhưng các em không biết được rằng, trẻ em phương Tây được trang bị rất nhiều kiến thức giới tính, kỹ năng sống đủ để họ có thể sống tự lập ở tuổi đó. C̣n ở Việt Nam th́ không.
Một điều vô cùng quan trọng trong việc h́nh thành nhân cách của trẻ chính là cách ứng xử, dạy dỗ con cái của ông bà, bố mẹ. Đặc biệt, trong trường hợp của Khánh Châm, tôi cho rằng, đây chính là điều cần phải xem xét đầu tiên. Lư giải cho nhận định này, ông Nguyễn An Chất nói, trong gia đ́nh, xét về một góc độ nào đó, con cái chính là tấm gương phản chiếu của người lớn.
Nếu đứa trẻ từ khi 3 tuổi, biết gọi bố, bắt đầu biết nhận thức, nếu gọi “Bố ơi!”, bố nói “Cái ǵ”, th́ sau này con cái ḿnh sẽ trả lời những người xung quanh y hệt như vậy. Tương tự, cháu ví bà như “chó”, th́ cần xem lại xem ở nhà cô bé này, ông bà, bố mẹ đă nói năng, cư xử như thế nào?".
“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, khi trách móc Khánh Châm là đứa trẻ hỗn láo, th́ dư luận cũng nên dành một phút suy nghĩ về những người bề trên của cô bé này, nhà tâm lư Nguyễn An Chất bày tỏ.
Thảo Lăng