Máy bay vận tải An-26 do Liên Xô thiết kế từ những năm 1960. Những chiếc An-26 đầu tiên được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam từ đầu những năm 1980. Ngày nay, An-26 chủ yếu biên chế tại các đơn vị Sư đoàn Không quân 371
Có thể nói, An-26 là máy bay vận tải lớn nhất trong Không quân Nhân dân Việt Nam. Tải trọng của An-26 khoảng 5,5 tấn (hoặc chở 40 hành khách)
Máy bay lắp hai động cơ tuốc bin cánh quạt Progress AI-24VT cho phép đạt tốc độ 440km/h, tầm bay 2.500km (mang tối đa nhiên liệu) hoặc 1.100km (mang tối đa tải trọng), trần bay 7.500m.
An-26 được thiết kế thực hiện vai tṛ chủ yếu vận chuyển hàng hóa quân sự. Khi cần, nó cũng được dùng để chở quân dù đổ bộ đường không, chở khách
Tại Việt Nam, nhiệm vụ của An-26 là vận tải, trinh sát, cứu hộ cứu nạn, tham gia diễn tập, bay thông báo băo cho ngư dân... An-26 từng tham gia chiến dịch vận tải lớn nhất là cầu hàng không vận tải hàng hóa (Gia Lâm - Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng; Tân Sơn Nhất - Chu Lai, Đà Nẵng, Phú Bài) trong trận lũ lụt lịch sử ở miền Trung năm 1999
Gần đây, Nhà máy Z175 (Tổng cục Công nghiệp Quốc pḥng) đă chế tạo thành công thùng dầu mềm cho máy bay vận tải An-26. Đây là chi tiết quan trọng trong hệ thống cung cấp nhiên liệu cho máy bay An-26. Hiện nay ở nhiều đơn vị, trong quá tŕnh sử dụng xuất hiện t́nh trạng nhiều thùng dầu bị hư hỏng, ảnh hưởng đến hoạt động của máy bay.
Nhà máy Z175 đă xây dựng được đơn pha chế cao su có khả năng chịu được dầu TC-1 và JET-A1; nghiên cứu sử dụng cốt vải chịu lực thích hợp và lập quy tŕnh công nghệ cán tráng, lưu hóa; quy tŕnh công nghệ chế tạo hoàn chỉnh sản phẩm.
Đơn pha chế mác cao su chế tạo thùng dầu mềm gồm các thành phần: Cao su tổng hợp KNB 35Đ2, chất lưu hóa, chất độn tăng cường lực, chất xúc tiến; chất trợ gia công… Kết quả thử nghiệm độ cứng, độ bền kéo đứt, độ dăn dài khi đứt, hệ số lăo hóa, độ trương nở khối… của cao su đều đạt yêu cầu kỹ thuật. Cốt vải được chọn để chế tạo sản phẩm là loại vải AXPK-VN. Đây là loại vải bông có các tính năng thỏa măn các yêu cầu kỹ thuật đề ra, đồng thời có khả năng liên kết tốt với cao su
Quy tŕnh công nghệ cán tráng cao su được nghiên cứu áp dụng bảo đảm phủ một lớp cao su mỏng lên lớp cốt vải, giúp vỏ thùng dầu có khả năng chống thấm, chống xé rách đồng thời mềm mại, thuận tiện trong sử dụng. Các tác giả đă lựa chọn công nghệ định h́nh bằng cách dán ghép sau đó tiến hành lưu hóa tạo sản phẩm
Thùng dầu mềm đă được thử nghiệm trên thực tế. Kết quả, sản phẩm có khối lượng phù hợp, bảo đảm độ kín, có khả năng chống thấm khi va đập, chịu được rung sóc… và có thể sử dụng làm vật tư thay thế phục vụ công tác bảo đảm kỹ thuật
Kết quả nghiên cứu đă mở ra khả năng sản xuất các loại sản phẩm dạng cao su màng mỏng, có h́nh dạng phức tạp, có khả năng chống thấm trong các điều kiện đặc biệt phục vụ công nghiệp quốc pḥng