Trước đây kế hoạch bố trí máy bay V-22 Osprey của Washington đă gặp trở ngại v́ những mối quan tâm về an toàn.
Bằng chứng là loại máy bay có thể cất cánh như trực thăng nhưng lại bay như máy bay phản lực đă 2 lần bị rơi trong năm ngoái và gặp nhiều trục trặc khác nhau
Được xem là một loại máy bay hiện đại, sự hiện diện của Osprey ở bất cứ nơi đâu là điều khẳng định sức mạnh Mỹ tại đó, cũng chính v́ điều này mà nhiều người dân Nhật không muốn Mỹ đưa Osprey tới quốc gia này...
">Đă có rất nhiều những cuộc biểu t́nh đ̣i Mỹ rút quân đồn trú tại Nhật và đề nghị Chính phủ không để cho Mỹ điều động Osprey tới Nhật.
Thế nhưng đó đă là câu chuyện của quá khứ, vào ngày hôm qua giới chức Nhật Bản đă cho biết họ đồng ư để 12 máy bay Osprey của Mỹ được phép đồn trú tại Okinawa có thể hoạt động trở lại
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta đang có chuyến công du con thoi tới Trung Quốc cũng tuyên bố ông hài ḷng với thỏa hiệp này
Thông cáo của Bộ Quốc pḥng Hoa Kỳ nhận định rằng quyết định này là kết quả của mối quan hệ đối tác sâu sắc và quá tŕnh hợp tác toàn diện giữa 2 quốc gia Nhật Bản và Hoa Kỳ trong suốt thời gian qua..
Trong khi căng thẳng Nhật - Trung đang có dấu hiệu gia tăng th́ động thái này của Nhật Bản được xem là cách để lôi kéo đồng minh Mỹ ngả hẳn về phía ḿnh.
Ở chiều hướng ngược lại Mỹ cũng cho rằng máy bay Osprey có mặt tại Okinawa là để "bảo vệ" Nhật Bản thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và hoàn thành các vai tṛ liên minh khác
Hiện Trung Quốc chưa đưa ra bất kỳ lời b́nh luận nào về thông tin này, nhưng rơ ràng Bắc Kinh sẽ không cảm thấy hài ḷng trước hành động được cho là có phần "nóng vội" của Nhật Bản
Với việc được sử dụng lại Osprey trong khu vực Đông Bắc Á, Mỹ đă đặt được một chân của ḿnh vào khu vực có vị trí chiến lược quan trọng này.
Mặc dù đang tiến hành xoa dịu các bên liên quan, nhưng có thể thấy rằng Mỹ đang trở thành "ngư ông" trong khi mối quan hệ Trung-Nhật vẫn tiếp tục căng thẳng