Lấy chồng từ thuở 12, trở thành mẹ ở tuổi 19, 23 tuổi bị chồng ruồng bỏ và 40 tuổi bị tuyên bố đă chết, một phụ nữ Ấn Độ suốt 24 năm, trải qua bao gian nan, cay đắng để chứng minh ḿnh vẫn c̣n sống.
Asharfi Devi, người phụ nữ Ấn Độ 24 năm lăn lộn t́m cách chứng minh ḿnh c̣n sống.
Mảnh đời bất hạnh
Ở tuổi 12, lẽ ra phải được sống "vô âu vô lo" trong ṿng tay yêu thương của cha mẹ nhưng cô bé Asharfi Devi lại sớm phải xuất giá lấy chồng, bước chân vào cuộc sống gia đ́nh đầy lo toan. Từ đây, cuộc đời cô bé rẽ sang một trang mới, với chỉ toàn mất mát và nỗi đau.
Bị trói buộc bởi hủ tục lạc hậu, cha mẹ của Asharfi Devi cũng như nhiều bậc sinh thành khác ở Ấn Độ bắt đầu kén chồng cho con gái từ khi họ c̣n là những cô bé con. Và người con rể mà ông bà vừa kén được là một nông dân trong vùng tên là Ram Janam Singh ở làng Barun, huyện Rohtas, thuộc bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ.
Hồi tưởng về cuộc hôn nhân bất hạnh của ḿnh, Asharfi cho biết, cô không c̣n nhớ được bất cứ điều ǵ ngoài tiếng kèn inh ỏi trong các bài hát Hindu phát ra từ chiếc loa treo trên một thân cây già cỗi bên ngoài ngôi nhà tranh lụp xụp của gia đ́nh và niềm vui hồn nhiên, thơ dại của một cô bé con được khoác lên ḿnh chiếc áo sari đỏ rực rỡ - trang phục truyền thống của các cô dâu Ấn Độ trong lễ cưới của ḿnh.
Một cô dâu Ấn Độ xinh đẹp và lộng lẫy trong trang phục sari truyền thống của Ấn Độ.
Tuy nhiên, niềm vui ấy chẳng kéo dài lâu. Ngay sau đám cưới, cô bé 12 tuổi phát hiện ra, ḿnh vừa kết hôn với một người đàn ông góa vợ. Người vợ trước của Ram Janam Singh, chồng cô bé Asharfi, tên là Jhalakia Devi, đă qua đời. Nhưng số kiếp đă định, cô bé 12 tuổi c̣n có thể làm ǵ hơn ngoài việc chấp nhận sự thật và gắng vươn lên để sống.
Rồi cuộc sống với những năm tháng bị tra tấn về mặt thể xác lẫn tinh thần bởi chồng và nhà chồng chầm chậm trôi qua. 19 tuổi, Asharfi cũng bắt đầu làm mẹ. Nhưng 4 năm sau ngày cô con gái chào đời, cô bị chồng ruồng bỏ rồi bị đuổi khỏi nhà. Asharfi đành ôm đứa con bé bỏng về sống nhờ nhà cha mẹ ruột trước bao lời chế giễu, gièm pha của người đời bởi thời ấy, ở nhiều vùng nông thôn của Ấn Độ, người ta quan niệm nếu một người phụ nữ bị chồng ruồng bỏ th́ tất cả mọi tội lỗi là ở cô ta.
Thời gian thấm thoát trôi qua, cô con gái Bimla Devi của Asharfi đă lớn và chuẩn bị kết hôn với một người bán rau quả tên là Kumar Singh. Tuy nhiên, một ḿnh vất vả nuôi con gái, Asharfi không để dành được chút tiền nào để lo đám cưới cho con. Không c̣n cách nào khác, cô đành đến cậy nhờ người chồng cũ với hi vọng dù có đối xử tệ bạc với vợ đến mấy, người đàn ông ấy cũng sẽ thương xót lấy đứa con gái của ḿnh. Nhưng thế giới dường như sụp đổ trước mắt Asharfi khi chồng cũ của cô không những quay lưng lại với cả con gái mà c̣n biến cô từ một người rơ ràng đang c̣n sống trở thành một kẻ đă chết để cưới một người vợ khác.
Bằng cách nào đấy, ông Ram Janam Singh kiếm được một giấy chứng tử giả, công nhận người vợ thứ 2 của ông, Asharfi Devi đă chết ngày 30/12/1988.
“Khi ấy tôi 40 tuổi và với giấy chứng tử giả, tôi chính thức bị coi là một người đă chết”, cô Asharfi chia sẻ.
Hành tŕnh chứng minh ḿnh vẫn sống
Cô Asharfi Devi (trái) cùng con gái Bimla Devi (phải) và con rể (giữa).
Dù vô cùng đau đớn và suy sụp nhưng không muốn để người chồng cũ nhẫn tâm vùi dập cuộc đời ḿnh thêm nữa, Asharfi bước vào cuộc chiến đơn độc đằng đẵng suốt 24 năm để chứng minh ḿnh vẫn c̣n sống trên đời.
Cô gơ cửa tất cả các cơ quan có thẩm quyền bao gồm cảnh sát, ṭa án và thậm chí, kêu gọi cả sự giúp đỡ của các chính trị gia.
"Tôi gơ mọi cánh cửa từ cảnh sát đến ṭa án, nhưng không nơi nào có thể chứng minh rằng tôi vẫn sống. Tôi thực sự rất tuyệt vọng", Asharfi cho biết.
Trong khi đó, trong suốt hành tŕnh t́m cách chứng minh sự tồn tại, Asharfi liên tục bị chồng cũ đe dọa và ám hại.
“Hắn thậm chí đẩy tôi vào cảnh tù tội bằng cách tạo ra một vụ trộm giả và tố cao tôi chính là thủ phạm trong giai đoạn 1993 – 1994”, Asharfi kể lại.
Tuy nhiên, tất cả những thủ đoạn bỉ ổi đó của người chồng cũ bất nhẫn không thể khuất phục được ư chí của Asharfi.
Năm ngoái, cô tiếp tục nộp đơn khiếu nại lên chính quyền địa phương, khẳng định rằng cô vẫn c̣n sống.
Và cuối cùng, 24 năm nỗ lực không mệt mỏi để chứng minh ḿnh c̣n sống của người phụ nữ bất hạnh được đền đáp. Chính quyền đồng ư điều tra trường hợp của Asharfi và tháng 5 năm nay, họ chính thức tuyên bố cô c̣n sống. Lúc này Asharfi tṛn 64 tuổi.
“Sau khi xác minh sự thật và tất cả các giấy tờ có liên quan, chính quyền địa phương tuyên bố bà Asharfi Devi vẫn c̣n sống”,
BBC dẫn lời lănh đạo chính quyền địa phương Sandhya Sinha cho biết.
“Hiện tôi có đầy đủ giấy tờ để chứng minh: Tôi thực sự không chết”, bà Asharfi vui mừng nói.
C̣n cô con gái Bimla Devi của bà chia sẻ: “Điều này giống như thể mẹ tôi được hồi sinh vậy”.
Phương Đăng
Theo Infonet