TT - Sau nhiều ư kiến phản bác “đường chín đoạn” vô lư của Trung Quốc, học giả Lư Lệnh Hoa cùng một số học giả Trung Quốc mới đây đă yêu cầu Chính phủ TQ xóa bỏ đường này, bởi không thể cứ tiếp tục “sai lại càng sai”.
Tàu chiến Trung Quốc neo đậu tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh: Nipic.com
Khởi đầu là lời kêu gọi của ông Lư Lệnh Hoa, cựu thành viên Trung tâm Tin tức hải dương quốc gia Trung Quốc, được đưa ra tại buổi hội thảo mang tên “Công ước luật biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) và việc phân chia biên giới biển Trung Quốc”. Toàn văn buổi hội thảo được Viện Nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc thuộc báo điện tử Sina.com tổ chức và công bố hôm 27-8.
Không thể để “sai lại càng sai”
Theo ông Lư Lệnh Hoa, Trung Quốc cần phải hủy bỏ đường chín đoạn nếu không muốn tự biến ḿnh thành “kẻ thù của nhiều nước”. Việc khư khư chiếm trọn biển Đông đang dần khiến Trung Quốc trở nên “không thể chấp nhận được” trước các nước láng giềng, bởi sẽ chẳng nước nào chấp nhận cái đường vô lư do Trung Quốc tự đặt ra và “c̣n lâu người ta mới đồng ư cho Trung Quốc sấn đến tận cửa nhà ḿnh”.
Học giả Lư nhấn mạnh việc hủy bỏ đường chín đoạn ngày càng trở nên cấp bách trong giai đoạn hiện nay nếu Trung Quốc không muốn tự cô lập. Trung Quốc không thể đi ngược lại những nguyên tắc do chính ḿnh cam kết khi tham gia UNCLOS. Trung Quốc “buộc phải đi chung con đường với cả thế giới”. Trung Quốc phải tôn trọng quy ước do ḿnh đă kư kết nếu không muốn ngày một xấu đi trong mắt cộng đồng quốc tế.
Đồng t́nh với việc Trung Quốc cần hủy bỏ đường chín đoạn, học giả Trâu Hồng Minh cũng cho rằng “Trung Quốc không thể cứ măi trở thành đối thủ của nhiều nước, đặc biệt là các hàng xóm sát vách chúng ta. Không phải cứ dùng vũ lực chiếm lấy lănh thổ là giải quyết được mọi vấn đề”.
Ba điểm yếu của hải quân Trung Quốc
Trên trang StrategyPage, học giả Mỹ James Dunnigan đánh giá hải quân Trung Quốc vẫn chỉ thuộc phạm vi “hạm đội bờ biển”. Đó là do hoạt động viễn dương ít, năng lực chống tàu ngầm và chống thủy lôi thấp và thiếu ư chí mạnh mẽ của lực lượng hải quân biển xa. Tuy nhiên, theo Nhật Báo Đông Phương của Hong Kong số cuối tuần, ba nhân tố trên chỉ là tiểu tiết. Đ̣n trí mạng nhất đối với hải quân Trung Quốc là thiếu lực lượng không quân của hải quân và lực lượng thủy quân lục chiến.
Tại cuộc hội thảo, mặc dù không ít nhà nghiên cứu luật biển, học giả tỏ ra đồng t́nh với các quan điểm và lời kêu gọi của học giả Lư Lệnh Hoa về đường chín đoạn, nhưng một số học giả thừa nhận đây là một chuyện không hề đơn giản. “Từ thời tiểu học, người Trung Quốc đă được học về đường chín đoạn. Chúng ta gọi đó là đường biên giới trên biển của nước ḿnh. Đến nay điều này đă nằm sâu vào đầu óc của chúng ta. Thật khó khi đột nhiên phải xóa bỏ điều đó” - học giả Do Kư nói. Cũng theo ông, việc “đi măi cũng thành đường” không chỉ khiến chuyện hủy bỏ đường chín đoạn trở nên vô cùng khó khăn đối với người dân mà c̣n với cả cấp lănh đạo.
“Trung Quốc đang ở vào thế dù biết ḿnh vô lư vẫn phải “ném lao theo lao” - học giả Do Kư nh́n nhận. Song dù có khó khăn thế nào, theo ông Lư Lệnh Hoa, không thể viện cớ “chủ nghĩa dân tộc” để tiếp tục “sai lại càng sai” trong vấn đề biển Đông.
Tại cuộc hội thảo này, ông Lư Lệnh Hoa cho biết ông chưa bao giờ sợ cô độc bởi ông đang nói lên sự thật. “Chỉ khi tuân thủ UNCLOS, ḥa b́nh, ổn định cho Trung Quốc và các nước trong khu vực mới được giữ vững” - ông nhấn mạnh.
“Ngoại giao tờ séc”
Ngoại trưởng Úc Bob Carr ngày 28-8 đă lên tiếng cảnh báo các nước trong khu vực Thái B́nh Dương về chính sách “ngoại giao tờ séc” của Trung Quốc. AFP dẫn lời ông Carr cho biết đó là chính sách chi tiền để củng cố quốc pḥng và viện trợ, cho vay không lăi suất mà Trung Quốc đang thực hiện với các quốc gia đảo ở Thái B́nh Dương.
Viện nghiên cứu và cố vấn chiến lược Lowy ước tính từ năm 2005 Trung Quốc đă cam kết hơn 600 triệu USD “nợ mềm” không lăi suất cho các nước như Tonga, Samoa và quần đảo Cook.
ĐÔNG PHƯƠNG - Mỹ LOAN