(Nguoiduatin.vn) - Thập niên 60 trong ṿm trời tân nhạc Việt Nam chợt sáng lên một ánh sao đó là nhạc sĩ Từ Công Phụng. Ḍng nhạc trữ t́nh sâu lắng, sang trọng và đầy tinh tế của ông đứng riêng một khoảng trời, làm mê đắm hàng triệu trái tim yêu nhạc.
Bất ngờ, bởi ḿnh không bị lăng quên
Giống như các nhạc sĩ khác trong nhóm “ngũ hổ” của âm nhạc Việt Nam là Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Lê Uyên Phương, Từ Công Phụng cũng bắt đầu con đường âm nhạc của ḿnh từ khi c̣n rất trẻ. Hơn 50 năm gắn bó và theo đuổi đến tận cùng âm nhạc, Từ Công Phụng đă góp phần không nhỏ vào việc tạo nên trào lưu, con đường và sắc thái âm nhạc đặc trưng mang tên Từ Công Phụng. Vẻ đẹp của t́nh khúc Từ Công Phụng được cắt nghĩa theo một cách đặc biệt, độc đáo dù rằng người ta vẫn gọi, vẫn xếp nó vào danh sách t́nh ca tựa với những sáng tác của Ngô Thụy Miên hay Trịnh Công Sơn.
Nhạc sĩ Từ Công Phụng
Những người say mê âm nhạc Từ Công Phụng đều có chung một nhận định là cảm tưởng ông làm thơ trong nhạc và viết nhạc trong thơ. Dù trong gia tài đồ sộ gần hai trăm tác phẩm của ông, chiếm gần một nửa là những t́nh khúc được phổ thơ từ những tác phẩm của các thi sĩ lẫy lừng một thời đất Sài thành xưa. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tài năng của Từ Công Phụng trong việc kiến tạo ngôn ca đa tầng, đầy sắc thái và khi đứng riêng, tách lời ra khỏi nhịp điệu, tiết tấu người ta vẫn có thể gọi đó là bài thơ âm nhạc.
Thi sĩ Du Tử Lê tác giả bài thơ Trên ngọn t́nh sầu được Từ Công Phụng sau này phổ nhạc đă viết về sáng tác của Từ Công Phụng như thế này: Những t́nh khúc của họ Từ, h́nh như đă không chỉ như những t́nh khúc hiểu theo nghĩa một sáng tác nói về t́nh yêu đôi lứa. Ẩn giữa những ḍng nhạc, giấu trong những lời ca, mỗi t́nh khúc của Từ Công Phụng c̣n là một thánh thoát êm đềm, dù cho nhạc phẩm nói về một t́nh yêu đổ vỡ. Ở đâu đó trong những ḍng nhạc, giữa những từ ngữ vẫn thấp thoáng một nhân sinh quan đầy cam chịu và độ lượng
Với Từ Công Phụng, t́nh yêu là một sự cần thiết hơn bất cứ điều ǵ, đắt giá hơn mọi giá trị trong đời sống. Và sự trân trọng của ông đối với t́nh yêu trong các t́nh khúc là một thái độ rất lịch sự đầy kiêu hănh của một người hiểu đến chân tơ kẽ tóc hai tiếng yêu thương. Cũng có lẽ bởi t́nh yêu như ngọn lửa luôn âm ỉ cháy sẵn trong ḷng và thiên khiếu bẩm sinh về âm nhạc mà dẫu không kinh qua bất cứ trường lớp, sách vở nào nhưng Từ Công Phụng vẫn biết chơi piano, đánh guitar một cách thành thạo và rất tài hoa.
Trần Tiến hát sáng tác của ḿnh như một cách để giăi bày, trải ḷng, v́ thú du ca c̣n Từ Công Phụng lại là người hát nhạc của ḿnh hay và tuyệt nhất. Nghe chính ông cất giọng, người ta hiểu nguồn mạch của những ca từ ấy, giai điệu ấy được cất lên từ chính trái tim và nhờ giọng hát ngân nga mà ấm nồng đầy bản năng, quyền lực đàn ông ấy mà thấu chạm vào tận tâm can, khối óc người khác. Từ Công Phụng chính là ca sĩ hát nhạc ḿnh một cách tuyệt trác nhất. Cái khoan thai, man mác mà đau đáu t́nh đời, không kỹ thuật nào có thể xử lư hay bè phối. Thứ âm nhạc không son phấn, không cần lên gân hay làm màu bởi đao to búa lớn triết lư xa vời. Âm nhạc của ông đơn sơ nhưng không dễ hát.
Nhạc sĩ Từ Công Phụng ( người thứ ba, từ trái qua) cùng phu nhân( người thứ năm, từ trái qua) và các bạn hữu. Aănh chụp tại Montreal, Canada, vào tháng 6/2005.
Vẫn c̣n xuân trên đỉnh b́nh yên
Ngoài những tác phẩm t́nh ca đi sâu vào ḷng người, nhạc sĩ Từ Công Phụng c̣n nổi tiếng là người đàn ông yêu vợ hết mực. Với ông, bà Janine Ái là người vợ, người phụ nữ không ǵ có thể so sánh. Mỗi bước đường, hành tŕnh của ông từ âm nhạc đến đời sống đều có bóng dáng của người vợ, người t́nh, người tri kỷ trong đó.
Có lần Từ Công Phụng không giấu nổi xúc động nói về t́nh cảm ḿnh dành cho vợ, bà Janine Ái: “Ca khúc gây cho tôi ảnh hưởng nhiều nhất là bài Ơn em (Giữ cho đời nhau) phổ từ thơ của Du Tử Lê. Nhờ chỗ tôi ca ngợi người t́nh và tôi biết trân quư người đàn bà cho nên bài đó cũng gây cho tôi nhiều rắc rối lắm, nhất là các ông cứ phiền trách tôi hoài, bởi các bà nghe cái bài ấy thích quá nên các ông đâm ra không được vui lắm nhưng mà đó là lối mà các ông phải hiểu, phải trân quư người đàn bà, bởi v́ trong đời sống của các ông mà không có các bà th́ các ông chẳng làm nên sự nghiệp ǵ, phải không? Họ như cái bóng bên cạnh chăm sóc ḿnh, giúp đỡ ḿnh này kia. Hồi xưa là “chồng chúa vợ tôi” nhưng từ khi bài này ra th́ “chồng” không c̣n là “chúa” nữa, và “vợ” không phải là “tôi” nữa. Đại khái ḿnh làm một cuộc thay đổi dựa trên bài thơ của Du Tử Lê để làm một cuộc giải phóng phụ nữ”.
Lời tâm sự tưởng chừng rất đơn giản của Từ Công Phụng hóa ra lại là lời cảm ơn của một người chồng đến người vợ thân yêu, lời sám hối của một người đàn ông đôi khi v́ sự vô tâm, vô tư quá đỗi của ḿnh mà trở nên tạm quên vai tṛ của người phụ nữ đồng hành bên cạnh cuộc đời.
Trước những lời ca như mật ngọt của chồng, bà Janine Ái cũng không ngần ngại trao gửi những suy tư sâu nặng nhất của nghĩa vợ chồng với tất cả những người yêu nhạc Từ Công Phụng: Trong đời sống vợ chồng th́ có một cái giao ước với nhau, cái giao ước là yêu thương nhau lúc thời trẻ, rồi chung sống với nhau, rồi có những vui buồn trong đời sống, và để đi tới mảnh đời c̣n lại trong tuổi già bóng xế. Và đă giao ước với nhau như thế nào? Giao ước với nhau là sẽ yêu nhau trọn đời, và khi buồn vui cũng như khi đau ốm cũng cùng chia sẻ với nhau. Th́ khi mà nghe những bài như “Ơn em” mà nhà tôi đă cho, không phải cho riêng tôi mà cho những người vợ đang sống trong một đời sống của người vợ thương yêu chồng và giúp đỡ chồng, không phải chỉ khi c̣n trẻ mà trong những lúc tuổi già
T́nh cảm vợ chồng nghĩa nặng t́nh sâu được coi như động lực chính để Từ Công Phụng vượt qua cơn bạo bệnh của đời ḿnh và cũng để ông luôn cảm thấy nguồn cảm hứng âm nhạc thăng hoa, dồi dào để viết nên những t́nh khúc cháy măi, sáng măi như t́nh yêu bền lâu, tươi đẹp trong kiếp đời nhân sinh.
Xin khép lại bài viết này bằng những ḍng thương nhớ, luyến lưu của Từ Công Phụng: “Cuộc sống của ḿnh trôi theo ḍng đời giống như ḍng sông từ nguồn chảy ra biển cả vậy. Nó có những khúc quanh trong đời sống mà ḿnh gặp phải và bắt ḿnh suy nghĩ về đời sống, th́ những bài hát về sau này có một chủ đề duy nhất là viết về t́nh yêu; nhưng t́nh yêu ở đây nó trải rộng ở chỗ thân phận làm người cũng giống như định mệnh đưa đẩy ḿnh tới hoàn cảnh nào đó mà ḿnh phải cố gắng ǵn giữ t́nh yêu trong suốt cuộc đời của ḿnh”.
Phạm nhân may mắn ở xứ sở thiêng liêng
“Nếu không viết nhạc th́ tôi chắc là sẽ sống vô nghĩa lắm. Âm nhạc nó tự ăn vào máu tôi, trời đày tôi với gông cùm âm nhạc. Nhưng là một h́nh phạt êm ái, tuyệt diệu mà tôi măi măi chỉ mong ḿnh là phạm nhân may mắn được lưu đày trong xứ sở thiêng liêng ấy”. (Nhạc sĩ Từ Công Phụng)
Hương Giang