Chiều về, hồn lắng dịu bởi t́nh người thôn dă... Đă măn nhăn trước vẻ mộc mạc của bao bức tường đá ong vây thành cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), nhưng chợt muốn có một thức quà đem về cho người yêu dấu. Ừ! bánh tẻ Đông Sàng...
Hơn một tiếng đồng hồ vu vi xe máy từ Hà Nội, chúng tôi đă có mặt tại Đường Lâm cổ ấp, vùng trung tâm xứ Đoài xưa, ai cũng biết vốn là cái nôi của người Việt cổ. Tập quán canh tác lúa nước, ở vùng phong thổ trung du bán sơn địa đă sản sinh nhiều giống lúa dẻo thơm.
Món ăn mang đậm hồn quê
Bánh tẻ, tên gọi nôm na cũng biểu hiện chất liệu làm nên, đó là gạo tẻ. Mà người xưa có câu “Cơm tẻ là mẹ ruột”, hẳn đă nói về tập quán ẩm thực của người Việt ḿnh. V́ thế, người khó tính về ăn uống nhất, cũng có thể “ăn một lèo” một bữa toàn bánh tẻ.
![](http://media1.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/ctxhngoai/20120626/mam%20banh%20cho%202%20nguoi%281%29.JPG) |
Người vùng Sơn Tây có thú ăn bánh tẻ và đăi khách quư bằng loại bánh này. |
Người vùng Sơn Tây có thú ăn bánh tẻ, đăi khách bằng loại bánh này một lần, những dịp sau khi thăm nhau, chẳng cần mời, khách cũng sẽ hỏi tới mùi vị của bánh. Bánh tẻ ở đây ăn nhiều lần không chán. Ngày tết, các ông ham vui bè bạn, uống nhiều rượu nên sót ruột, nhưng chỉ cần vài lát bánh tẻ thay cơm, sẽ thấy như ai thổi gió mát vào bao tử, hết mọi cồn cào. Nói chung là rẻ, ngon, tiện, nên bánh tẻ có tuổi ngang ngửa cuộc đời của gạo.
Sơn Tây có nhiều làng quê biết làm bánh tẻ. Cách đây hơn một năm, làng Phú Nhi (làm bánh và làm bún nức tiếng) đă giành từ tay nhiều làng quà quê ở đất này cái “Thương hiệu bánh tẻ”.
Nhưng có một sự thật là người về thăm Chùa Mía (ngôi chùa nổi tiếng miền Bắc đă được Chính phủ xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt của Quốc gia), th́ cuối cùng, người người đa số vẫn ăn bánh tẻ trên đất Đông Sàng và vẫn ấn tượng về bánh tẻ Đông Sàng, dù trong những thúng bánh tẻ bày trên chợ không ít bánh của làng Phú Nhi. Cả hai loại bánh này bởi hai nơi làm ra, đều ngon không thua kém ǵ nhau, kiểu nôm na “một chín một mười”, nhưng không hiểu sao bánh tẻ Đông Sàng lại lôi cuốn đến vậy.
![](http://media1.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/ctxhngoai/20120626/goi%20banh.JPG) |
Hương vị bánh tẻ mỗi nơi có hương vị khác nhau |
Cùng cảm giác lúc thưởng thức hai loại bánh tẻ này, người thích bánh tẻ Phú Nhi ít “áo” nhiều nhân bánh, người th́ tán thưởng chất thơm bùi của gạo, thăng hoa lên nhờ thịt nhờ hành của bánh tẻ kẻ Mía Đông Sàng.
Nhưng hăy tạm dừng tranh luận về cái sự hơn thua của hai làng làm bánh tẻ, để t́m về cái thôn làng làm ra bánh tẻ - Kẻ Mía Đông Sàng và thưởng thức hương vị của loại bánh dân dă này trước đă.
Tinh túy từ hạt gạo
Cửa hàng bánh tẻ nằm dọc con đường từ giữa làng tới cổng chùa Mía, bánh được được ủ bằng bao tải gai, giữ trong thúng tre, ủ bằng khăn vải để giữ nhiệt.
Cầm chiếc bánh nóng hôi hổi trên tay, ngồi trên chiếc chơng tre, gỡ bỏ lớp lá chuối bao bọc bên ngoài, một thân bánh thuôn dài bọc lá dong bánh tẻ.
![](http://media1.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/ctxhngoai/20120626/tra%20nhan%20banh.JPG) |
Làm bánh tẻ khá đơn giản, nhưng để bánh ngon th́ không phải ai cũng làm được. |
Lớp lá dong xanh đă hơi ngả sang vàng ra. Khúc bánh hiện ra trước mắt, màu trắng trong của bột gạo vương toả hơi nóng và mùi thơm dịu nhẹ bắt ngay vào khứu giác. Rất đậm đà. Bánh tẻ có thể ăn kèm với gị hoặc chả cũng mua tại chợ Mía. Gị chả nơi đây làm từ thịt lợn vùng đồi, không có hàn the nhưng vẫn có độ gịn, phảng phất hương thơm lá chuối bọc ngoài và ngọt béo vị thịt.
Nhưng theo chị chủ hàng, bánh tẻ ăn ngon nhất là vào cữ ăn buổi sáng sớm. Cứ việc cầm tay mà bẻ từng khúc nhỏ, chấm vào bát mắm vắt chanh, thêm chút ớt tươi.
Anh bạn người bản địa cười cho hay: “Nói chung thưởng thức bánh tẻ không ăn kèm với những thức giàu đạm v́ bánh tẻ có nhân là từ thịt ba chỉ nạc, mộc nhĩ đen và hành khô sao vàng. Ăn một chiếc buổi sáng sớm là đă đủ lượng ca-lo rồi”.
"Bánh ngon, dân dă như thế và có người đă lặn lội về tận đấy để học cách làm, nhưng ăn vào cứ thấy trơ trơ, thiếu cốt thiếu hồn”, anh bạn chia sẻ.
![](http://media1.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/ctxhngoai/20120626/quy%20trinh%20goi%20banh.JPG) |
Muốn bánh ngon, gạo phải thơm, dẻo, |
Làm bánh tẻ đơn giản, nhưng phải tỉ mỉ và đừng bỏ qua một công đoạn nào, dù là nhỏ nhất. Đầu tiên là kén gạo. Muốn bánh ngon th́ gạo phải thơm, dẻo. Ngày xưa vùng này nhiều gạo ngon. C̣n ngày nay, t́m gạo khó hơn, nhưng bét nhất cũng phải là giống gạo CR 203. Chị chủ hàng cười toét: “Mấy anh gạo cao sản giống mới đừng tơ tưởng sẽ được bánh ngon mà ăn. Làm ra sẽ trơ như gỗ, cứng như đất, tốn công tốn củi. Gạo ngâm hai ba ngày và đưa vào cối xay bột nước, ngâm xong th́ nhớ thay nước cho hết vị chua. Gạo xay máy bây giờ nhanh nhưng không thể ngon được như các cụ đă làm ngày xưa. Được bột cho vào nồi “sơ” quánh, người vùng này gọi là “ra bột”, rồi mới đem ra gói”.
C̣n nhân bánh cũng không có ǵ là quá cầu kỳ. Thịt lợn ba chỉ (c̣n gọi là thịt dọi) chọn phần nhiều nạc, mộc nhĩ đen thái chỉ, hành củ sao vàng. Tất cả trộn lẫn rang liu riu lửa cho tới vừa chín tới. Như thế nhân mới đủ độ gịn và dai.
Đấy là vật liệu, c̣n gói bánh th́ tuỳ theo cái khéo của mỗi người làm nên tṛn méo. Xong xuôi đem vào hông lớn hấp cách thuỷ, chín là có bánh ăn. Cũng đơn giản, nhưng nói là một chuyện, c̣n làm thế nào để cái bánh ngon mới là chuyện phải nghĩ.
“Đơn giản thế thôi, nhưng tôi cũng từng làm mà chưa mấy lần thành công, v́ chiếc bánh thiếu độ mềm dẻo”, anh bạn đi cùng phân bua.
Sa Hà - Lê Huy Lăo
Datviet