- Không chỉ dừng lại ở mức độ đe doạ, Nhật Bản đang lên kế hoạch chi tiết cho việc triển khai tên lửa Patriot PAC-3 để bắn hạ vệ tinh Triều Tiên. Một nguồn tin cấp cao Bộ Quốc pḥng Nhật Bản được Kyodo dẫn lời tiết lộ.
Theo đó, nhiều khả năng Nhật Bản sẽ đưa hệ thống Patriot PAC-3 ra các đảo Ishigaki và Okinawa thuộc tỉnh Okinawa ở phía Đông Nam. Đây là khu vực dự kiến tên lửa của Triều Tiên bay ngang qua. Patriot PAC-3 là hệ thống tên lửa đất đối không, được trang bị hệ thống dẫn đường mới GEM-T (Guidannce enhanced missile). Hệ thống này thậm chí được tích hợp những tính năng ưu việt mà Mỹ “học lỏm” từ hệ thống pḥng không S-300V của Nga.
Hệ thống tên lửa đất đối không Patriot PAC-3 của Nhật Bản
Nhờ có hệ thống radar AN/MPQ-53, Patriot PAC-3 có thể tiêu diệt các mục tiêu có diện tích phản xạ radar cực nhỏ như tên lửa hành tŕnh, cũng như có thể phát hiện mục tiêu bay ở khoảng cách lên đến 100 km trong điều kiện nhiễu mạnh và theo dơi trực tiếp 100 mục tiêu cùng lúc. Các tên lửa được đặt trên xe phóng M901 có khả năng cơ động cao. Mỗi xe mang tên lửa Patriot PAC-3.
Tàu khu trục Kirishima được trang bị hệ thống Aegis của Nhật Bản
Ngoài ra, Tokyo cũng xem xét việc triển khai một tàu khu trục trang bị hệ thống pḥng không Aegis trên biển Nhật Bản để thực hiện nhiệm vụ này. Hệ thống pḥng thủ Aegis được bố trí cả trên bộ và trên biển này nhằm bảo vệ Mỹ và các đồng minh trước mối đe doạ của tên lửa đạn đạo. Hệ thống sử dụng tên lửa SM-2 để tiêu diệt các tên lửa tầm ngắn và sử dụng tên lửa SM-3 để đánh chặn các tên lửa trung và tầm xa. SM-3 có tầm bắn trên 500 km, tầm với trên 250 km và tốc độ 9.600 km/h.
Tên lửa MS-3 của Patriot PAC-3 có khả năng tiêu diệt từ tầm xa trên 500 km
Một quan chức trong Bộ Quốc pḥng Nhật Bản cho biết nước này lo ngại tên lửa phóng vệ tinh của Triều Tiên có thể bay chệch quỹ đạo đă định. Trước đó, ngày 16/3, Triều Tiên thông báo kế hoạch sẽ phóng vệ tinh quan sát Kwangmyongsong-3 (Tinh tú) trong khoảng thời gian từ 12-16/4 tới. Phía Triều Tiên cho biết vụ phóng vệ tinh này là nhằm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.
Tỉnh Okinawa của Nhật Bản, nơi dự kiến tên lửa của Triều Tiên sẽ bay qua
Tuyên bố này ngay lập tức vấp phải sự phản ứng dữ dội từ phía Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các nước này cho rằng kế hoạch của Triều Tiên là vi phạm các nghị quyết của LHQ. Mỹ tuyên bố có thể cắt viện trợ lương thực cho Triều Tiên. Hàn Quốc cáo buộc đây là hành động khiêu khích của B́nh Nhưỡng và thực chất là vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo trá h́nh. C̣n Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản hôm 20/3 thẳng thừng tuyên bố sẽ bắn hạ vệ tinh của Triều Tiên nếu thấy cần thiết.
Tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis của Nhật Bản khai hoả
Vệ tinh Kwangmyongsong-3 sẽ được đưa lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Unha-3. Phía Nhật Bản cho rằng tên lửa này sẽ bay qua lănh thổ Nhật Bản, phía trên đảo Okinawa. Phương Tây cho rằng Unha-3 thực chất là một phiên bản của tên lửa đạn đạo Taepodong của Triều Tiên. Riêng Taepodong-2 được đánh giá có tầm bắn tối đa lên tới 9.000 km. Tên lửa này không chi đủ sức tiêu diệt các mục tiêu ở khu vực Thái B́nh Dương của Mỹ, mà thậm chí có thể vươn tới cả các thành phố Chicago, bang Illinois.
Hồi tháng 4/2009, Triều Tiên đă phóng vệ tinhh Kwangmyongsong-2 bằng tên lửa đẩy Unha-2. Triều Tiên khẳng định vụ phóng vệ tinh này đă thành công. Tuy nhiên, phương Tây cho rằng vệ tinh của Triều Tiên đă không lên tới quỹ đạo đă định.
Đông Triều
theo PNTD