Hôm nay đọc được tin người dân bức xúc tấn công, đập phá trụ sở xă ở Can Lộc (Hà Tĩnh) v́ nghi công an ở đây đánh chết anh
Lê Đ́nh Trọng (25 tuổi, xóm Hồng Tân, xă Thiên Lộc, huyện Can Lộc ngày 19/03 vừa qua, sau khi giam giữ anh từ chiều ngày 16/03 v́ nghi ngờ anh liên quan đến một vụ trộm không khiến tôi làm bất ngờ cho lắm.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự việc trên. Những ai quan tâm đến vấn nạn công an đánh chết dân chắc hẳn vẫn c̣n nhớ rơ vụ án anh
Nguyễn Văn Khương bị công an Bắc Giang đánh chết chỉ v́ không đội mũ bảo hiểm. Để đ̣i lại công lư cho anh Khương, khi cơ quan công an tuyên bố là anh đột tử trong trụ sở công an huyện Tân Yên trong hàng ngàn người dân Bắc Giang đă phẫn nộ đă khiêng quan tài của anh kéo đến Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.
Bạo động là một điều không ai mong muốn, nhưng nếu không có cuộc bạo động đó th́ có lẽ đến giờ cái chết của anh Khương vẫn c̣n là một trong số rất nhiều cái chết bí ẩn khác trong đồn công an Việt Nam.
Đổi lại cái công lư ít ỏi cho cái chết oan ức của anh Khương, mức án 7 năm tù dành cho tên giết người Thiếu úy
Nguyễn Thế Nghiệp, một bản án chà đạp lên công lư là 10 năm tù của những người dân lành phẫn nộ.
Và ngày hôm nay, sự việc của ngày hôm qua tiếp diễn như một quy luật của tự nhiên khi ánh sáng vẫn liên tiếp bị che khuất bởi sự dối trá và lấp liếm.
Hàng loạt nhưng cái chết bí ẩn trong đồn công an Việt Nam và sau đó nguyên nhân không do tự tử th́ cũng là đột tử. Những gia đ́nh như gia đ́nh tôi, gia đ́nh chị Tuyền, bác Phục miệt mài đi t́m công lư trên con đường chông gai với một niềm tin vào sự thật.
Đó là lư do mà tại sao những người dân kia lại phải t́m công lư bằng con đường trên. Nó không quá khó để giải thích cho những hành động bức xúc của họ.
Đọc tựa đề bài báo trên báo VietNamNet:
Bị kích động, đưa xe tang vào trụ sở xă, tôi thầm nghĩ, thế nào là bị kích động? Ai “kích động” họ, những người dân hiền lành chất phác quê nghèo? Tại sao những người dân quê Bắc Giang, Hà Tĩnh đó lại bị kích động mà không tin vào pháp luật, vào chính quyền? Nhưng tựa đề bài thật đúng đắn. Đúng là những người dân đó đang bị kích động. Chính những bản án bất công, sự tiếp diễn không ngừng nghỉ, sự che đậy, dung túng của tội ác đă kích động họ đấy. Nếu những sự việc công an đánh chết dân được giải quyết trọn vẹn, công lư được thực thi đúng nghĩa, sự thật được đưa ra ánh sáng th́ liệu rằng c̣n có điều ǵ có thể “kích động” nổi họ nữa không?
Tại sao người nhà anh Trọng lại cản trở việc khám nghiệm tử thi?
“Vụ việc kéo dài từ chiều 19/03 đến gần trưa 20/03, lực lượng khám nghiệm mới thực hiện được nhiệm vụ của ḿnh nhờ sự hỗ trợ của cảnh sát cơ động”. Điều này chứng tỏ niềm tin của người dân vào cơ quan công quyền đă sa sút đến mức nghiêm trọng.
(Theo Bee)
Hơn nữa gia đ́nh anh Trọng hoàn toàn có quyền cản trở việc khám nghiệm tử thi của cơ quan công an. Quyền khám nghiệm tử thi người chết là ở người thân của nạn nhân đó, chứ không phải phía công an. Không có một chuyện vô lư nào hơn việc cơ quan khám nghiệm cố t́nh khám nghiệm xác khi người nhà không cho phép cả.
Ngoài ra gia đ́nh anh Trọng c̣n có quyền lựa chọn cơ quan sẽ thực hiện việc khám nghiệm. Có 3 cơ quan khám nghiệm pháp y độc lập: cơ quan pháp y công an, cơ quan pháp y quân đội và cơ quan khám nghiệm pháp y trung ương. Tại sao bị chết một cách bí ẩn tại trụ sở công an rồi tất cả mọi thứ sau đó đều do cơ quan công an tiến hành tự theo ư ḿnh được? Sự cưỡng ép này là không thỏa đáng.
“Được biết, vào chiều ngày 20/3, đại diện gia đ́nh Trọng đă có yêu cầu chính quyền địa phương và công an đền bù 100 triệu đồng nhưng không được đáp ứng v́ không có cơ sở giải quyết, chính quyền chỉ giải quyết số tiền đủ làm mai táng cho nạn nhân.” (Theo Vietnamnet)
Tôi thực sự muốn biết rơ thông tin này được biết từ ai? Ai cung cấp thông tin này cho các phóng viên? Cái từ
“được biết” đó quá mơ hồ. Gia đ́nh nạn nhân hay chính quyền địa phương và công an nói gia đ́nh yêu cầu đền bù 100 triệu? Gia đ́nh nạn nhân có thực sự yêu cầu con số?
Nếu nạn nhân, tự nhiên vô cớ tự tử th́ tại sao lại vội vàng giải quyết số tiền mai táng phí cho gia đ́nh nạn nhân? Đó là những điều tôi thắc mắc.
“Khi công an đưa Trọng về pḥng tạm giữ th́ Ngân có đến đưa cơm được 4 lần cho em. Ngày 17 và 18/3 đều đưa 2 lần sáng, tối. Theo Ngân, trong những lần gặp đó, Trọng có kể bị công an đánh đập!?”
“Khi em chạy đến bệnh viện th́ thi thể Trọng đă được đưa vào nhà xác. Em thấy thi thể có dấu vết bầm tím ở dưới ḷng bàn chân, toạc ở đầu gối, trên cổ có dấu bầm tím. Nhưng lưỡi không thè ra ngoài, mắt vẫn nhắm” - anh Ngân nghẹn ngào kể.
Khi đưa áo quần của Trọng về giặt, người nhà c̣n thất có vết máu và phân dính trong quần.
(Theo Vietnamnet)
Sẽ chẳng ai giải thích cho em Ngân những điều này đâu. Đây không phải trường hợp duy nhất, nạn nhân có những vết tích “ḱ lạ” mà không được giải đáp thỏa đáng.
Sự bức xúc không được trả lời:
“Nếu như con tôi treo cổ tự tử trong pḥng tạm giữ của công an th́ tại sao ngay khi phát hiện họ không giữ nguyên hiện trường rồi gọi cho người nhà chúng tôi đến đó ngay mà đưa sang bệnh viện rồi mới báo tin. Khi chúng tôi đ̣i cho vô pḥng tạm giữ để xem dấu vết hiện trường treo cổ, họ lại không cho vào”- Ông Lê QuangLư ( bố Trọng- 60 tuổi)
Nhưng nó lại là câu trả lời rơ ràng nhất cho sự phẫn uất ngày hôm nay của người dân Hà Tĩnh.
Nếu như những sự việc như thế này cứ tiếp tục diễn ra mà không được giải quyết trọn vẹn, hợp pháp, th́ tôi e rằng không chỉ có một “bị kích động” này…
Trịnh Kim Tiến