(GDVN) - Có lẽ không ai có thể ngờ được giữa chốn Thăng Long sầm uất như vậy lại có cảnh sống của những phận người… không được đứng thẳng người trong ngôi nhà của ḿnh.
Nhà rộng 6 mét vuông, cao 1,1 mét
Nằm trên phố Hàng Buồm, căn nhà số 44 với lối đi vào rộng chừng 60cm, người đi ra gặp người đi vào phải xoay người để né nhau. Cái lối đi ấy tối tăm, sâu hun hút và nếu ai đó tới đây lần đầu th́ cũng sẽ cảm nhận được mùi ẩm mốc bốc lên khó chịu, và ai đó không để ư cũng cảm thấy khắp người như vừa bị chôn vùi trong đống đổ nát v́ rêu mốc trên tường bám vào.
Lối đi chỉ vừa cho 1 người, nếu hai người đi ngược chiều th́ một người phải nép ḿnh vào sát tường để tránh đường. (Ảnh NP)
Tại đây, 3 gia đ́nh sống tập trung trong diện tích vẻn vẹn 14m2, dùng chung nhà vệ sinh. Mùa mưa th́ ẩm thấp, hôi hám; c̣n khi trời nóng, nhiệt độ cao bất thường th́ đây là "nơi nhảy múa" của muỗi.
Có lẽ không ai có thể tưởng tượng được cảnh cả gia đ́nh 3, 4 người sinh sống trong diện tích chỉ vẻn vẹn chừng 6 mét vuông. “Căn hộ”, gọi là căn hộ cho “oách” chứ thực ra, nó chẳng khác ǵ… chiếc hầm trú ẩn thời chiến tranh.
Mọi sinh hoạt từ ăn, ngủ, tiếp khách đến.... thay đồ của gia đ́nh anh Xuân đều ở tại cái "nhà" rộng chừng 6m vuông này. (Ảnh NP)
“Căn hộ” của anh Hoàng Văn Xuân rộng chừng 6 mét vuông, chiều cao… 1,1m (trong khi anh Xuân cao khoảng 1m60 c̣n cậu con trai của anh th́ cao 1m40). Muốn vào được “nhà” của anh th́ phải trèo “cầu thang” được làm bằng những thanh sắt gắn chặt vào tường, chui qua khoảng không chỉ vừa đủ để người lớn chui qua. Chúng tôi thực sự sốc khi "mục sở thị" ngôi nhà của gia đinh anh Xuân mặc dù trước đó đă được nghe báo đài nói tới nhiều.
Có lẽ, không có nỗi khổ nào bằng khi phải sống trong nhà của ḿnh mà lại cứ phải khom khom người. Những người này không thể đứng thẳng người lên bởi chiều cao của nhà chỉ là 1,1m.
Ngay cạnh cái "lỗ" chui lên "nhà" của anh chị là bếp của gia đ́nh với chừng nửa mét vuông. (Ảnh NP)
Mọi sinh hoạt của vợ chồng anh Xuân và cậu con trai năm nay học lớp 9 đều diễn ra trong diện tích ấy. Trên góc tường sát trần nhà ẩm mốc có chiếc tivi là thứ tài sản quư giá nhất. Anh Xuân cho hay, mọi việc nấu nướng chỉ dựa vào 2 chiếc nồi cơm điện đă quá cũ kỹ. Khi tôi leo lên “căn hộ” của vợ chồng anh Xuân, ở dưới, chốc chốc anh lại nhắc tôi đừng có đứng lên mà cộc đầu vào trần th́ khốn.
Ngoài một chiếc ti vi kê liền trần nhà, 2 chiếc quạt, một vài chiếc quần áo trong chiếc tủ bé xíu và nồi niêu xoong chảo, gia đ́nh anh không dám sắm thêm đồ dùng ǵ khác v́ không có chỗ để. Diện tích nhà anh, chỉ dành để ngủ cũng đă quá chật.
Do không có diện tích nên vợ chồng anh Xuân - chị Xuyên phải tận dụng mọi chỗ để đựng quần áo và sách vở cho con. (Ảnh NP)
Chuyện thật như đùa, anh Xuân hài hước nhưng nghĩ mà thấy chua xót: “Nếu muốn thay quần áo chỉ có ngồi để mặc áo. C̣n nếu thay quần th́ phải… nằm, v́ chẳng thể nào đứng lên được. Nấu ăn xong, muốn lên nhà ăn th́ người đứng ở dưới phải đưa đồ ăn cho người đứng ở trên pḥng” – anh Xuân ngao ngán thở dài.
Thực sự, những điều trên ở nơi nào đó dù ở bất cứ đâu cũng đă là khó tưởng tượng. Nhưng điều này lại tồn tại ngay giữa ḷng Thủ đô – trái tim của cả nước – nơi phố phường sầm uất văn minh.
Mơ ước giản dị!
Anh Xuân cho biết, lắm khi đang ngồi ăn cơm, những mảng vôi trần bong tróc rơi xuống mâm cơm là chuyện b́nh thường. (Ảnh NP)
Ngao ngán, anh Xuân nói với chúng tôi: “Bây giờ mà được chuyển đi đâu, tôi cũng ủng hộ 2 tay lẫn 2 chân luôn. Chứ các chú bảo sống ở cái nơi này có ǵ sung sướng đâu? Có nhà mà như không có nhà, khổ nhục thế đấy, đến chuyện đi lại trong nhà cũng phải khúm núm như kẻ thất thế đang đi van nài sự bố thí không bằng.
Nghe nói Nhà nước và thành phố Hà Nội có chủ trương giăn dân phố cổ. Nhưng chúng tôi đợi măi vẫn không thấy động thái ǵ cả”, anh Xuân than văn.
Hàng chục nhân khẩu sống tại số nhà 44 chỉ có vẻn vẹn chừng 10 mét vuông cho 2 nhà vệ sinh, bể nước, cầu thang và nơi để nấu nướng... (Ảnh NP)
Những người dân sống tại các khu phố cổ hầu hết đều rất khó khăn về kinh tế, không có đủ điều kiện kinh tế để có thể đi mua một căn chung cư chứ chưa nói tới chuyện mua đất. “Nếu có tiền, vợ chồng tôi cũng sẽ ra ngoài thuê nhà để ở, không cần rộng răi. Nhưng điều kiện kinh tế khó khăn lắm".
Không biết cho đến khi nào cái mơ ước giản dị ấy của vợ chồng anh chị mới có thể thực hiện được?.
Vợ chồng anh Xuân chị Xuyên và cậu con trai đă sinh sống trong cái “căn nhà” này đă được 14 năm nên mọi thứ với mọi người dường như quá đỗi quen thuộc.
Vợ anh Xuân là chị Đào Thị Xuyên, hiện đang đi làm tạp vụ ở Cầu Giấy, lương chưa đầy 3 triệu đồng/tháng, c̣n bản thân anh Xuân th́ chẳng có nghề nghiệp ǵ. Cả nhà chỉ biết chờ vào chiếc xe máy của anh Xuân hằng ngày vẫn dựng ở đầu ngơ làm xe ôm kiếm đồng ra đồng vào. Tổng thu nhập của cả hai vợ chồng anh chị cũng chỉ đủ phục vụ chi tiêu sinh hoạt và nuôi cậu con trai đi học chứ cũng không để ra được đồng nào. Vợ chồng anh chị cũng chẳng dám nghĩ tới chuyện đi thuê nhà để ở.
Nếu anh Xuân cũng làm thang sắt để lên nhà như cậu em trai của anh th́ khi lên nhà, lối đi cũng chẳng c̣n chỗ cho ai đi vào nhà cả. (Ảnh NP)
Có lẽ, điều dễ nhận thấy nhất bởi sự ảnh hưởng của điều kiện sống này sẽ là cậu con trai duy nhất của anh chị. Cháu Đào Xuân Thủy năm nay đang là học sinh cuối cấp 2, cái tuổi đang lớn như cháu nhưng suốt ngày phải khom khom cái lưng th́ chẳng sớm muộn ǵ rồi cháu cũng bị gù lưng. Đó là chưa nói tới chuyện học tập của cháu bởi trong chừng ấy diện tích, cháu Thủy không thể có một góc học tập tử tế được.
Hỏi ra mới biết, xung quanh khu nhà anh Xuân đang sinh sống c̣n rất nhiều khu nhà cũng trong t́nh cảnh chật chội như vậy. Nhưng nói tới vợ chồng anh Xuân chị Xuyên th́ không ai là không biết bởi nỗi khổ th́ ai cũng có nhưng với gia đ́nh anh Xuân th́ nó được coi vào trường hợp… đặc biệt có một không hai.
Nam Phong